Vaccine vero cell có hiệu quả không

Vaccine Covid-19 đến nay vẫn là chìa khóa giúp chúng ta sống chung với đại dịch. Các vaccine hiện có đều chứng minh được khả năng bảo vệ, giảm lây nhiễm nCoV, trở nặng khi mắc Covid-19.

Mỗi loại vaccine Covid-19 cũng có hiệu lực bảo vệ khác nhau. Tuy nhiên, không phải vì thế chúng ta dựa vào những con số tỷ lệ này để so sánh và lựa chọn vaccine.

Vaccine có hiệu lực 80% có nghĩa 20% người được tiêm sẽ mắc Covid-19?

Sai.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], hiệu lực của vaccine được đo lường trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và dựa trên số người đã tiêm phát triển “kết quả quan tâm” [thường là tỷ lệ mắc bệnh] so với nhóm dùng giả dược. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, số tình nguyện viên mắc bệnh trong mỗi nhóm sẽ được so sánh, tính toán nguy cơ khi họ tiêm hoặc không tiêm vaccine.

Kết quả này được gọi là hiệu lực của vaccine - thước đo mức độ giảm nguy cơ mắc bệnh. Vaccine có hiệu lực càng cao, số lượng người trong nhóm được tiêm bị bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều so với nhóm dùng giả dược.

Ví dụ, vaccine Covid-19 được chứng minh hiệu lực 80% đồng nghĩa những người được tiêm ở thử nghiệm lâm sàng có nguy cơ phát triển/mắc bệnh thấp hơn 80% so với nhóm dùng giả dược. Con số 20% không có nghĩa 20% nhóm được tiêm vaccine sẽ mắc Covid-19.

WHO phân biệt hiệu lực và hiệu quả của vaccine. Việt hóa: Thiên Nhan.

Yêu cầu về số lượng người đánh giá hiệu lực cũng cần đủ lớn. Như trong quy định của WHO, đánh giá bước này ở pha 3 giai đoạn 2, số mẫu lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn người.

Tất cả vaccine Covid-19 được WHO phê duyệt trong danh sách sử dụng khẩn cấp đều phải được thông qua các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Đây là khâu để chuyên gia WHO kiểm tra chất lượng, độ an toàn, hiệu lực vaccine.

Để được phê duyệt, vaccine bắt buộc phải có tỷ lệ hiệu lực cao, tối thiểu 50% trở lên. Sau khi được phê duyệt, chúng vẫn tiếp tục được theo dõi để đảm bảo tính an toàn, hiệu lực liên tục.

Trong khi đó, hiệu quả của vaccine là thuật ngữ dùng để đo ở thế giới thực. Các thử nghiệm lâm sàng có nhiều nhóm người, độ tuổi rộng, giới tính, dân tộc khác nhau và tình trạng sức khỏe đều được theo dõi. Nhưng nó không thể đại diện cho toàn bộ dân số.

WHO nhấn mạnh hiệu quả trong thế giới thực có thể khác với những gì được đo lường tại các cuộc thử nghiệm. Bởi không ai có thể dự đoán chính xác mức độ sinh kháng thể với một nhóm dân số lớn, thay đổi ra sao trước tình hình dịch bệnh.

Người tiêm vaccine Covid-19 không bao giờ mắc bệnh?

Sai.

Theo WHO, không có vaccine nào hiệu quả 100%. Vaccine Covid-19 cũng vậy. Tỷ lệ nhỏ người không được bảo vệ sau khi tiêm vaccine, kháng thể mất dần theo thời gian cũng là điều chúng ta không thể lường trước. Chưa kể, hiệu quả của vaccine còn phụ thuộc khả năng miễn dịch của từng người.

Những người đã tiêm vaccine Covid-19 mà vẫn mắc bệnh được gọi là hiện tượng nCoV xuyên qua hàng rào miễn dịch [breakthrough infection]. CDC cũng khuyến cáo: "Vaccine được phê duyệt có hiệu quả cao, nhưng vẫn có những trường hợp mắc Covid-19 do virus xuyên qua hàng rào miễn dịch, đặc biệt trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm".

Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của vaccine Covid-19 trong ở nhóm người có hệ miễn dịch bị suy giảm, cụ thể là trường hợp ghép tạng, mắc bệnh ung thư, khiếm khuyết về sự phát triển của tế bào miễn dịch..., không cao như trường hợp có sức khỏe bình thường ngay từ những mũi đầu. Những trường hợp này thường có mức độ bảo vệ từ vaccine thấp hơn hoặc suy yếu nhanh hơn.

Thông thường, một người đã tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo ra kháng thể, khi đo nồng độ, họ sẽ biết được mức độ đáp ứng vaccine. Song, một số người bị suy giảm miễn dịch sau khi tiêm chủng, cơ thể không tạo ra đủ kháng thể trong các xét nghiệm. ABC News dẫn một nghiên cứu cho thấy chỉ hơn 50% bệnh nhân ung thư máu, tủy xương, hạch bạch huyết có kháng thể chống nCoV sau khi tiêm vaccine.

Không có vaccine nào hiệu quả 100% và nó có thể suy yếu dần theo thời gian hoặc không đạt được miễn dịch như kỳ vọng ở một số người. Ảnh: Reuters.

Tiêm muộn mũi 2 sẽ làm mất hiệu quả của vaccine?

Sai.

Theo WHO, hầu hết vaccine Covid-19 hiện nay đều cần tiêm đủ hai liều. Ít nhất 12-14 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, cơ thể mới bước đầu sinh kháng thể. Sau tiêm mũi thứ 2, vaccine đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu từ một tháng trở lên. Hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60-90% tùy theo từng loại vaccine.

Dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccine đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất. Tuy nhiên, liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ bạn mạnh hơn, kéo dài hơn.

Hiện tại, AstraZeneca khuyến cáo các liều tiêm cách nhau 8-12 tuần, với Pfizer, Moderna là 4 tuần, Vero Cell là 3-4 tuần. Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất mà nhà sản xuất đưa ra trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine.

Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm, nhiều người dân đến hạn tiêm mũi 2 nhưng chưa có đủ nguồn vaccine. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 [TP.HCM], khẳng định việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi.

Điều quan trọng nhất đó là chúng ta được tiêm đủ hai liều. Nếu vaccine mũi 1 không có sẵn để tiêm liều 2, người dân có thể tiêm trộn các loại. Hiện nay, Bộ Y tế cho phép tiêm mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 Pfizer; mũi 1 Pfizer, mũi 2 Moderna hoặc ngược lại.

Ngoài ra, dù đã tiêm 1 hay 2 mũi vaccine, tất cả người dân đều phải tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K và biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế.

//zingnews.vn/ba-lam-tuong-ve-hieu-qua-cua-vaccine-covid-19-post1267930.html

Bích Thủy [Nguồn: zingnews.vn]

Nguyễn Bích Thủy

Thanh Hóa: 4 ca tử vong sau tiêm vaccine Vero Cell - Nguyên nhân vì đâu?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Việc 4 ca tử vong liên tiếp xảy ra tại Thanh Hoá sau khi tiêm vaccine Vero Cell của Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam.

2 trường hợp đầu đã tử vong vào lúc 0h45 và 08h45 ngày 24/11/2021.

Đến tối 24.11, thêm một công nhân tử vong.

Chiều 25/11, đã có thêm 1 công nhân tử vong.

Quảng cáo

Tất cả đều được tiêm mũi hai Vero Cell tại Trung tâm Y tế huyện Nông Cống, Thanh Hóa hôm 23/11.

Vaccine Vero Cell, của hãng nhà nước Trung Quốc Sinopharm, do Beijing Institute of Biological Products sản xuất tại Trung Quốc, là một trong tám loại vaccine mà Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

'Cần ngừng tiêm Vero Cell lập tức'

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 26/11, TS Nguyễn Hồng Vũ từ Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ kiêm cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, cho rằng việc đã có 4 ca tử vong ở cùng một nơi "có thể khiến ông nghĩ tới lý do 'chất lượng vaccine'".

"Việc cần làm ngay là ngưng tiêm vaccine Vero Cell và kiểm tra lại chất lượng, tạp chất, độc tố trong các lô vaccine này ngay lập tức," TS Vũ nói.

GS Nguyễn Văn Tuấn: ‘Tôi xếp hạng Sinopharm, Sinovac thấp hơn cả Sputnik.’

TS Nguyễn Hồng Vũ: 'Cần cẩn trọng hơn khi tiêm vaccine Sinopharm’

Covid-19: Chúng ta biết gì về các loại vaccine của Trung Quốc?

Trong khi đó, GS Nguyễn Văn Tuấn từ ĐH New South Wales, Australia nói với BBC rằng nếu chỉ quan sát vài ca tử vong sau khi tiêm vaccine thì chưa đủ chứng cứ để nói đến mối liên hệ nhân quả giữa tiêm vaccine và tử vong.

GS Tuấn lý giải: "Chúng ta cần ghi nhận rằng xác suất tử vong liên quan đến Covid ở người chưa tiêm vaccine cao gấp 10-20 lần so với người đã tiêm vaccine.

"Số người tử vong sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine chỉ chiếm dưới 1% tổng số tử vong, và trong số này đa số là người cao tuổi [trên 65] với 2 bệnh nền trở lên. Những bệnh nền phổ biến là tim mạch, tiểu đường, suy thận, và ung thư.

"Ở Việt Nam, số ca tử vong mới được ghi nhận đa số xảy ra ở người đã tiêm vaccine Sinopharm hay Vero Cell. Nhưng xin nhấn mạnh rằng sự thật đó vẫn chưa đủ để nói rằng tử vong là do vaccine Trung Quốc, bởi những người tử vong có thể có nhiều bệnh khác mà chúng ta chưa biết."

Dù vậy, GS Tuấn cũng có chung quan điểm rằng khi có hàng loạt ca tử vong như vậy thì "cần tạm ngưng tiêm vaccine Vero Cell và tiến hành điều tra."

Thanh Hóa: Thêm ca tử vong thứ 4 sau khi 'tiêm vaccine Trung Quốc'

Covid-19: Mất bao lâu để một người nhiễm virus hồi phục?

Covid-19: Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

GS Tuấn chỉ rõ: "Cần phải có điều tra độc lập về chất lượng vaccine, từ khâu bảo quản đến khâu pha chế trước khi tiêm. Điều tra qui trình tiêm vaccine có đúng với các tiêu chuẩn đề ra hay không. Dĩ nhiên, cần phải xem xét kĩ tiền sử bệnh lý của những người tử vong."

"Không có những thông tin đó, rất khó tiếp tục chương trình tiêm chủng đại trà," GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC từ Australia.

Các nguyên nhân có thể gây tử vong sau tiêm vaccine Covid-19?

Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, các vaccine Covid-19 nói chung có nguy cơ chung gây "sốc phản vệ" [anaphylaxis]. Phản ứng này xảy khi người được chích ngừa "dị ứng mạnh" với thành phần có trong vaccine.

"Tuy nhiên, chuyện này thường là rất hiếm vì các vaccine đã trải qua các giai đoạn nghiên cứu để giảm thiểu nguy cơ này. Nếu có xảy ra thì tối đa chỉ vài phần triệu," TS Vũ nói.

"Ngoài ra, mỗi loại vaccine Covid-19 thì lại có những nguy cơ riêng như chúng ta biết hiện nay," TS Vũ giải thích thêm.

"Chẳng hạn vaccine AstraZeneca, J&J với bản chất Adenovirus có nguy cơ rất nhỏ gây đông máu, vaccine Pfizer/BioNTech, Moderna với bản chất mRNA có nguy cơ nhỏ gây viêm cơ tim.

"Khó bàn về vaccine Vero Cell vì các nghiên cứu về vaccine này so với các vaccine phương Tây là quá ít mà các kết quả không đồng nhất," TS Nguyễn Hồng Vũ cho biết.

GS Nguyễn Văn Tuấn trong khi đó nhấn mạnh rằng loại vaccine của Trung Quốc 'hiệu quả thấp' hơn các vaccine khác của Anh, Mỹ.

"Dữ liệu nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng vaccine Sinopharm và CoronaVac có hiệu quả thấp hơn vaccine phương Tây như Pfizer, AstraZeneca và Moderna."

"Chẳng hạn như một nghiên cứu ở Thái Lan trên 185 người cho thấy chỉ có 60% người được tiêm có lượng kháng thể đáng kể sau 1 tháng tiêm liều 2 liều CoronaVac. Con số này đối với AstraZeneca vaccine là 86%.

Chụp lại video,

Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

"Điều đáng ngại hơn nữa là 3 tháng sau tiêm đủ 2 liều CoronaVac, chỉ có 12% là có lượng kháng thể đủ để chống lại nCov.

"Hiệu lực của vaccine Trung Quốc có vẻ tuỳ thuộc vào độ tuổi. Ở người trẻ tuổi [20 - 39] CoronaVac giảm tử vong lên đến 83%, nhưng vẫn thấp hơn so với AstraZeneca [98%] và Pfizer [90%].

"Tuy nhiên, ở những người 80+ tuổi trở lên, hiệu quả của CoronaVac chỉ 30% đối với những ca nhiễm nặng, và 45% giảm tử vong; con số này đối với AstraZeneca là 67% và 85%. Nghiên cứu này cho thấy rõ vaccine CoronaVac có hiệu lực kém hơn AstraZeneca.

Chụp lại video,

Mức độ hiệu quả và an toàn của vaccine Sinopharm [Trung Quốc]

Tử vong 'liên quan vaccine Covid-19' ở các nước khác

Nước láng giềng của Việt Nam, Thái Lan, hôm 4/11 công bố 3 ca tử vong "do tiêm vaccine Covid-19", theo Bangkok Post. Trong đó 2 người do hội chứng đông máu và 1 người do số lượng tiểu cầu thấp.

Ba ca này nằm trong tổng số 1269 ca tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 tại Thái Lan. Giới chức y tế sau đó đã cho điều tra 842 ca. Những ca tử vong khác trong số này được kết luận là do viêm phổi nặng [257 người], tim mạch [109], đột quỵ [37], nhiễm trùng máu [29], chảy máu bụng [8], ung thư phổi [6], thuyên tắc phổi [máu đông trong phổi - 4], ung thư vú [2] và suy gan [2] sau khi ăn phải nấm độc.

Hàng chục trường hợp tử vong sau tiêm không xác định được nguyên nhân do không đủ thông tin.

Trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 mới đây nhất tại Thái Lan xảy ra hôm 24/11, một nam giới chết sau khi tiêm liều hai vaccine Moderna. Liều một là vaccine Sinopharm hồi đầu tháng Chín.

Hồi tháng 10, một sinh viên Thái Lan 20 tuổi chết sau khi tiêm liều hai AstraZeneca, liều một là Sinopharm.

Các trường hợp tử vong đều xảy ra sau khi tiêm vaccine 'trộn', liều một là Sinopharm của Trung Quốc và liều hai vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca, theo Bangkok Post.

Về các trường hợp này, GS Nguyễn Văn Tuấn nói với BBC rằng "trước đây, một số giới chức y tế phương Tây không khuyến khích trộn vaccine. Nhưng sau này khi đã có kết quả nghiên cứu thì người ta đồng ý cho tiêm trộn vaccine như Pfizer và AstraZeneca. Còn trộn vaccine Vero Cell và AstraZeneca thì chỉ mới được triển khai ở Thái Lan."

"Tôi nghĩ trước những chứng cứ về hiệu quả tương đối thấp của vaccine Sinopharm hay Vero Cell thì việc tiêm thêm liều 3 vaccine AstraZeneca hay Pfizer cho những người đã tiêm 2 liều vaccine Vero Cell là hợp lý," GS Tuấn nói.

Tại NewZealand, một phụ nữ tử vong hồi tháng Tám sau khi tiêm Pfizer và được kết luận do 'viêm cơ tim' - một phản ứng hiếm gặp của loại vaccine này.

Tại Anh Quốc, từ 9/12/2020 đến 8/9/2021, có 1.645 ca tử vong ngay sau khi được tiêm một trong các loại vaccine Covid-19. Đây là số trường hợp tử vong được báo cáo "có thể liên quan đến vaccine", tuy nhiên chúng chưa được điều tra đầy đủ tại thời điểm báo cáo và một báo cáo không phải là bằng chứng về nguyên nhân, theo tổ chức Yellow Card Scheme.

Số liệu từ các tổ chức khác cho hay tới tháng 8/2021, có 9 ca tử vong ở Anh Quốc mà vaccine Covid-19 "đóng vai trò trong chuỗi các sự kiện dẫn đến cái chết".

WHO khuyến cáo gì về vaccine Vero Cell?

Theo tài liệu của WHO về Vero Cel công bố hôm 24/5/2021, SARS-CoV-2 [VeroCell] là vaccine bất hoạt chống lại Covid-19 thông qua kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể mà không gây bệnh. Sau khi virus bất hoạt được đưa vào hệ miễn dịch của cơ thể, chúng kích thích sản xuất các kháng thể và làm cho cơ thể sẵn sàng ứng phó với tình trạng nhiễm SARS-CoV-2 sống.

Một thử nghiệm giai đoạn 3 trên quy mô đa quốc gia đã chỉ ra rằng hai liều Vero Cell được sử dụng cách nhau 21 ngày có hiệu quả 79% chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng trong 14 ngày hoặc hơn sau khi tiêm liều thứ hai. Các thử nghiệm không được thiết kế để minh chứng cho hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.

Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa bệnh nhân phải nhập viện là 79%.

Dữ liệu được xem xét tại thời điểm này hỗ trợ kết luận rằng các lợi ích đã biết và tiềm năng của vaccine Sinopharm vượt trội hơn những rủi ro đã biết và rủi ro tiềm ẩn.

Tuổi khuyến cáo để tiêm vaccine Vero Cell: 18 trở lên.

Vaccine cần được sử dụng ngay, không được pha loãng.

Khi tiêm, cần kiểm tra lọ hoặc ống tiêm chứa vaccine để đảm bảo rằng chất lỏng là hỗn dịch màu trắng đục, màu trắng sữa.

Nếu thấy kết tủa phân tầng, cần lắc lọ đựng vaccine.

Cần rút vaccine ra khỏi lọ vào thời điểm tiêm. Tiêm ngay lập tức vì vaccine không chứa chất bảo quản.

Trong các buổi tiêm chủng, các lọ và / hoặc ống tiêm chứa thuốc tiêm nên được giữ trong khoảng từ +2 đến +8 ° C và tránh ánh sáng.

Chống chỉ định tiêm đối với người đã có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine; Những người đã có phản vệ sau liều đầu tiên không nên tiêm liều hai.

Tất cả mọi người nên được tiêm chủng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe có đội ngũ y tế sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp phản ứng dị ứng. Cần quan sát sau 15 phút tiêm phòng. Những người đang sốt nặng cấp tính [thân nhiệt độ trên 38,5 ° C] nên hoãn tiêm cho đến khi hết sốt hoàn toàn. Hoãn tiêm những người mắc Covid-19 cấp tính cho đến khi họ đã khỏi và đủ tiêu chuẩn để ngừng cách ly.

Các ca tử vong khác sau tiêm vaccine Covid-19 tại VN?

Hôm 28/9 xảy ra một ca tử vong ở TPHCM sau khi tiêm vaccine Pfizer.

Khi đó Sở Y tế TP.HCM nói kết luận ban đầu của các chuyên gia không ghi nhận bằng chứng tử vong liên quan đến chất lượng vaccine.

Hôm 5/11, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra để xác định nguyên nhân một người phụ nữ trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

Video liên quan

Chủ Đề