Thuốc trị thần kinh tọa hay nhất

Đau thần kinh tọa là bệnh lý chỉ tình trạng tổn thương dây thần kinh tọa, loại dây thần kinh dài nhất trong cơ thể kéo từ phần thắt lưng đến các ngón chân. Biểu hiện nổi bật của bệnh là đau nhức tại các bộ phận mà dây thần kinh chạy qua như thắt lưng, hông... Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 đến 50 và mắc nhiều ở nam giới.

Đau thần kinh tọa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại dẫn đến yếu cơ, thậm chí yếu liệt. Bệnh cần được chữa trị từ sớm để ngăn chặn các biến chứng và tăng khả năng hồi phục.

Các bài thuốc dân gian chữa đau thần kinh tọa hiện nay chủ yếu sử dụng cây thuốc Nam để bào chế. Các bài thuốc có công dụng tốt nhưng chỉ phù hợp với người bệnh bị đau nhức xương khớp hoặc thần kinh tọa ở tình trạng nhẹ hoặc vừa.

Ưu điểm của bài thuốc dân gian là không gây ra tác dụng phụ và tiết kiệm được chi phí điều trị. Song, nhược điểm của các bài thuốc dân gian cũng không ít, cụ thể:

  • Nguồn thảo dược sử dụng không đảm bảo an toàn
  • Cách bào chế thủ công, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị
  • Một số bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng khoa học có thể không đạt được hiệu quả hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Các cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa

Lá lốt chữa đau thần kinh tọa

Trong Đông y, lá lốt là thảo dược có vị ngọt, tính ấm. Lá lốt được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý về xương khớp. Cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá lốt, 1 củ gừng, 1 thìa muối hạt [30g], nước ấm
  • Rửa sạch lá lốt, gừng và để ráo nước
  • Giã nát lá lốt và gừng
  • Đổ hỗn hợp vừa giã ra chậu, hoà thêm với muối và nước ấm để ngâm chân
  • Thực hiện xoa bóp các huyệt ở chân trong quá trình ngâm để tăng hiệu quả điều trị
  • Ngâm chân khoảng 30 phút thì dừng lại, sau đó rửa sạch và lau khô chân.

Lưu ý trong quá trình ngâm có thể pha thêm nước nóng để giữ cho nước luôn ấm. Không nên để quá nóng vì có thể gây ra bỏng, quá nguội sẽ không đạt được hiệu quả.

Chữa đau thần kinh tọa bằng sữa tỏi

Thành phần của tỏi chứa rất nhiều hoạt chất chống viêm giúp tiêu sưng. Trong khi đó, lượng canxi trong sữa giúp người bệnh tăng cường sức khỏe hệ cơ xương khớp. Thực nghiệm khoa học đã chứng minh, kết hợp hai loại thực phẩm này có thể giảm được cơn đau nhức do thần kinh tọa gây ra. Thực hiện bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 300-400ml sữa tươi, 3 tép tỏi
  • Bóc sạch vỏ tỏi, sau đó đập nát hoặc xay nhuyễn [không nên băm nhỏ]
  • Cho tỏi đã đập nát vào sữa tươi và sử dụng
  • Để dễ uống hơn, người bệnh có thể đun nóng sữa trước khi dùng

Hoặc người bệnh có thể thực hiện bài thuốc sữa tỏi theo cách sau đây:

Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Sách Đông y ghi chép rằng, ngải cứu là loại thảo dược có vị đắng, tính ấm, có công dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bởi vậy, ngải cứu rất tốt cho người bệnh đau thần kinh tọa.

Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong thành phần của ngải cứu có chứa hàm lượng hoạt chất Thujone rất lớn. Đây là chất có tác dụng giảm đau nhờ vào quá trình ức chế hệ thần kinh trung ương. Thực hiện bài thuốc như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 300-500g ngải cứu, 50g muối hạt, khăn xô
  • Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước
  • Cho ngải cứu lên chảo nóng sao khô, cho thêm muối hạt vào đảo cùng
  • Đổ hỗn hợp đã sao vào khăn xô, chườm lên vị trí dây thần kinh đang bị đau nhức
  • Chườm nóng trong khoảng 30 phút. Thực hiện từ 2-3 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 3 tuần để có hiệu quả tốt
  • Lưu ý, duy trì nhiệt độ trong quá trình chườm. Nếu nguội có thể sao lại và tiếp tục chườm.

Chữa đau thần kinh tọa bằng các cây thuốc nam khác

Ngoài việc sử dụng các thảo dược kể trên, người bệnh có thể áp dụng các cây thuốc Nam sau trong điều trị đau thần kinh tọa:

  • Rau má
  • Cỏ xước
  • Quả dứa
  • Sâm Ngọc Linh

Việc điều trị đau thần kinh tọa bằng các cây thuốc Nam kể trên cần sự kiên trì từ phía người bệnh. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc Nam nào người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả nhờ An Cốt Nam

Do được thực hiện thủ công nên nhiều người còn nghi ngại khi sử dụng các bài thuốc Nam kể trên để chữa trị bệnh đau thần kinh tọa. Giải pháp điều trị toàn diện, hiệu quả, được nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay là bài thuốc Đông y An Cốt Nam.

Cũng được bào chế từ các cây thuốc Nam, tuy nhiên bài thuốc An Cốt Nam được các lương y của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược kết hợp thành phần của nhiều loại thảo dược quý hiếm hàng đầu trong sách Dược điển IV như Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,… để tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.

Tìm hiểu phác đồ điều trị đau thần kinh tọa bằng An Cốt Nam tại đây:

An Cốt Nam điều trị đau thần kinh tọa

Theo Đông y, đau thần kinh tọa thuộc các chứng: Yêu cước thống, yêu thoái thống, tọa cốt thống. Khả năng điều trị của các phương pháp y học cổ truyền tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng đau này. Nếu nguyên nhân do cơ năng thì phục hồi tốt còn với nguyên nhân thực thể như thoát vị đĩa đệm, lao cột sống thì cần được khám và điều trị chuyên khoa.

1. Bài thuốc trị đau thần kinh tọa do lạnh

Biểu hiện: Sau khi bị nhiễm lạnh, người bệnh bị đau từ thắt lưng hoặc từ mông lan xuống chân, đau tăng khi trời lạnh, chườm nóng thì dễ chịu, toàn thân sợ lạnh.

Có thể 1 trong 2 dùng bài thuốc sau:

Bài 1: Rễ lá lốt 12g, cẩu tích 16g, chỉ xác 8g, ngưu tất 12g, thiên niên kiện 12g, quế chi 8g, trần bì 8g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Can khương 4g, tế tân 4g, thương truật 10g, bạch chỉ 10g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, phụ tử chế 3g, xuyên khung 8g. Sắc uống ngày một thang, uống ấm sau ăn từ một đến hai giờ.

2. Bài thuốc trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống

Biểu hiện: Đau từ thắt lưng lan xuống chân, đi lại khó khăn, đau tăng khi trời lạnh và ẩm thấp, chân tay lạnh và ẩm, toàn thân sợ lạnh, nặng nề, chân có cảm giác tê bì hoặc kiến bò, thích uống ấm, ăn ấm.

Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài 1: Độc hoạt 12g, bạch thược 12g, phòng phong 8g, xuyên khung 8g, tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g, tần giao 8g, thục địa 8g, tế tân 4g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, đẳng sâm, cam thảo 4g, phục linh 12g, quế chi 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Khương hoạt 8g, ý dĩ 16g, độc hoạt 8g, đương quy 12g, phòng phong 8g, cam thảo 6g, đỗ trọng 12g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày một thang.

3. Phòng ngừa đau thần kinh toạ

Để phòng bệnh đau thần kinh toạ, cần duy trì tập thể dục kiên trì, đều đặn, phù hợp và giúp khí huyết lưu thông thuận lợi cho việc nuôi dưỡng các cơ quan và các khớp xương. Có thể áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khoẻ mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. 

Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất.

 Điều trị kịp thời các bệnh thoái hoá cột sống. 

Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như đánh golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.

 Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.

Trong lao động, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

Cuối cùng, người bị đau thần kinh toạ khi được chẩn đoán sớm cần điều trị tích cực theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa xương khớp.

Mời bạn xem thêm video:

Trưa 1/12: Lo ngại sức tàn phá của Omicron, hàng loạt nước áp dụng biện pháp hạn chế


Video liên quan

Chủ Đề