Ủy ban nhân dân có tư cách pháp nhân không

Nghị định số 59/2012/NĐ – CP ngày 27/3/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, quy định về nội dung hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân [UBND] các cấp trong triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

1. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Luật Tổ chức Chính quyền đại phương quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật. Đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trách nhiệm quản lý nhà nước được quy định tập trung tại Điều 17 Nghị định số 59/2012/NĐ –CP ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ, sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, theo đó Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương cụ thể là:

-Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, UBND cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;

- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND;

- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định 32/2020/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.Theo quy định thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp, hoặc của Bô, cơ quan ngang bộ trong phạm vi ngành lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. UBND cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.

- Đảm bảo các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật;

-Hàng năm UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình theo dõi thi hành pháp luật trước ngày 10/12. Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

- UBND câp huyện thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.

2. Trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện theo dõi thi hành pháp luật.

Trách nhiệm tham mưu thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho UBND các cấp quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2012/NĐ-CP; Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định:

-Sở Tư pháp,Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã  theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã  tham mưu, giúp UBND cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

-Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật .

Bên cạnh đó, Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện quy định Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Về nhiệm vụ quyền hạn của Sở Tư pháp trong công tác theo dõi thi hành pháp luật:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

-  Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp;

- Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị đinh 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và bộ máy của tổ chức pháp chế đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có nhiệm vụ quyền hạn như sau: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;  Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan chuyên môn gửi Sở Tư pháp.

Về nhiệm vụ quyền hạn của Phòng Tư pháp cấp huyện trong công tác theo dõi thi hành pháp luật:

Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Phòng Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Về nhiệm vụ quyền hạn của công chức Tư pháp – Hộ tịch  cấp xã trong công tác theo dõi thi hành pháp luật:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 27/3/2012 của Chính phủ đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công chức Tư pháp-Hộ tịch có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý của địa phương; Công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã.

Pháp nhân – một thuật ngữ được dùng để phân biệt tư cách của các chủ thể là tổ chức với cá nhân trong các quan hệ pháp lý. Thông thường đây sẽ là cách gọi được dùng cho những loại hình doanh nghiệp được hình thành và đáp ứng được các điều kiện để hình thành pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Điều này đồng nghĩa với việc không phải bất cứ doanh nghiệp hay loại hình tổ chức nào cũng có tư cách chủ thể này. Vì khi đã được xác lập là pháp nhân đồng nghĩa với việc tổ chức đó có một số quyền lợi nhất định mà những chủ thể khác không thể nào đạt được.

Pháp nhân là gì?

Là một tổ chức [một chủ thể pháp luật] có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân [cá nhân]. Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Ví dụ về pháp nhân: Các cơ quan nhà nước [như Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, các trường đại học,…] là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Theo điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện sau đây:

  1. Tổ chức đó được thành lập hợp pháp [theo quy định của pháp luật Việt Nam].
  2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
  3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó.
  4. Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập..

Sau đây chúng ta sẽ làm rõ 4 điều kiện này:

1. Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân không phải là một người [một cá nhân] mà phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.

Như vậy, một doanh nghiệp có thể được coi là có tư cách pháp nhân tại thời điểm doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là được pháp luật công nhận việc khai sinh ra doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng là pháp nhân [ví dụ doanh nghiệp tư nhân] vì nó chưa hội đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Mỗi một người khi sinh ra đều có tên gọi [do cha mẹ đặt] nên việc khai sinh ra pháp nhân thì cũng phải có tên gọi. Việc đặt tên cho cá nhân thì không có quy định [tùy theo sở thích của cha mẹ] nhưng việc đặt tên cho pháp nhân thì pháp luật đã có quy định: Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt thể hiện rõ loại hình tổ chức và có thể phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ cho nên pháp nhân bắt buộc phải sử dụng tên gọi đó trong các giao dịch dân sự. Đối với pháp nhân là doanh nghiệp thì việc đặt tên doanh nghiệp là rất quan trọng, vì vậy luật pháp các nước đều có quy định riêng về tên doanh nghiệp.

2. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Ngoài tên riêng được đăng ký để gọi và sử dụng trong các giao dịch, pháp nhân phải có điều lệ hoạt động rõ ràng, có cơ cấu tổ chức cụ thể, có người đại diện theo pháp luật để nhân danh [thay mặt, đại diện] cho pháp nhân thực hiện các giao dịch:

  • Điều lệ của pháp nhân do các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên xây dựng và thống nhất thông qua. Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều lệ do cơ quan nhà nước đã thành lập chuẩn y.
  • Pháp nhân phải có cơ quan điều hành bao gồm các bộ phận, phòng ban được phân chia cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.
  • Pháp nhân có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng.

3. Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó

Theo quy định của pháp luật thì pháp nhân phải sở hữu một lượng tài sản nhất định để sử dụng trong các giao dịch và hoàn toàn chịu trách nhiệm với các tài sản đó. Tài sản này được pháp luật công nhận thuộc quyền sở hữu của pháp nhân, tức là pháp nhân có toàn quyền sử dụng mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản đó phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của các cá nhân là thành viên nên các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào tổ chức. Đây là sự khác biệt rất lớn để phân biệt giữa pháp nhân với thể nhân [cá nhân].

Để làm rõ hơn cho sự khác biệt này chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Ba người A,B,C rủ nhau thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng [A góp một ngôi nhà trị giá 1 tỷ, B góp ô tô trị giá 500 triệu còn C góp tiền mặt 500 triệu] – lấy tên là công ty TNHH ABC.

Sau 3 năm hoạt động thì số vốn sở hữu đã tăng lên 6 tỷ đồng. Để tiếp tục phát triển kinh doanh thì công ty ABC vay ngân hàng 10 tỷ và nhập một lô sữa từ Nhật về Việt Nam nhưng do bảo quản không tốt nên toàn bộ số sữa đều hỏng. Công ty TNHH ABC bị tòa án tuyên bố phá sản.

Toàn bộ tài sản của công ty TNHH ABC bị đem ra thanh lý theo quy định của pháp luật được 8 tỷ đồng. Số tiền này được đem trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng bị mất 2 tỷ mà không thể đòi các ông A,B,C vì loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân nên các ông A,B,C chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Còn các tài sản riêng của mỗi người A,B,C không liên quan đến tài sản của công ty.

Công ty có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn [TNHH] một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh… nhưng nếu xét về trách nhiệm tài sản của người chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp thì chỉ có hai loại:

  • Hoặc là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp;
  • Hoặc là chủ doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, loại doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân.
Đảm bảo tư cách pháp luật doanh nghiệp

Do đó, loại hình doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp [chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình] Quý khách có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết: Tư vấn thành lập công ty

Tham khảo thêm về dịch vụ công bố sản phẩm Việt Tín cung cấp:

  • Công bố thực phẩm
  • Công bố mỹ phẩm

4. Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật

Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật. Người này là một cá nhân có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự phát sinh trong quá trình hoạt động. Tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước tòa án, trọng tài và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp cùng luật Việt Tín

Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động [có nghĩa là pháp nhân không bị phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào].

Video liên quan

Chủ Đề