Tuổi thành niên là gì

Vị thành niên [hiểu là người sắp đến tuổi trưởng thành] là một khái niệm chưa được thống nhất về độ tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. 

Ở nhiều quốc gia, bao gồm Australia, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Croatia và Colombia, trẻ vị thành niên được xác định là một người dưới tuổi 18.

Trong khi  Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, trẻ vị thành niên là người dưới 20 tuổi. Pháp luật New Zealand  quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi.

Tại  Việt Nam, trẻ vị thành niên là trẻ ở lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Trẻ em  được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp trẻ vị thành niên là trẻ dưới 18 tuổi.

Lớp tuổi vị thành niên này được chia ra ba nhóm: Từ 10 đến 13 tuổi là nhóm vị thành niên sớm; Từ 14 đến 16 tuổi là nhóm vị thành niên giữa; Từ 17 đến 19 tuổi là nhóm vị thành niên muộn. Sự phân chia này dựa theo đặc điểm ít nhiều khác nhau về phát triển cơ thể và tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên, để việc chăm sóc sức khoẻ cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Tuy vậy cách phân chia này cũng chỉ có tính tương đối.

Theo các nhà nghiên cứu, có những lý do về mặt sinh học khiến họ tin rằng cần phải mở rộng khái niệm vị thành niên, trong đó thuyết phục nhất là việc sau tuổi 18, 19, cơ thể con người vẫn tiếp tục phát triển. Chẳng hạn não người vẫn tiếp tục hoàn thiện hơn sau tuổi 20 để hoạt động nhanh và hiệu quả hơn. Chưa kể với không ít người, răng khôn chỉ bắt đầu xuất hiện khi họ đã bước vào tuổi 25. Cùng với lý do sinh học, những xu hướng lựa chọn cuộc sống mới của người trẻ cũng là lý do để nhóm nghiên cứu đề xuất việc "xét lại" độ tuổi vị thành niên. Trên thực tế, người trẻ hiện nay đã và đang ngày càng kết hôn và có con muộn hơn. 

Những thay đổi về tâm lý của tuổi vị thành niên

Từ những thay đổi lớn về mặt sinh học, trẻ vị thành niên có những thay đổi nhiều về tâm lý. Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ muốn khẳng định mình nên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử được thể hiện như sau:

- Tính độc lập: Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại bố mẹ.

- Về nhân cách: Cố gắng khẳng định mình như một người lớn vì vậy có những hành vi bắt chước người lớn.

- Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương [xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt đâu là tình yêu, đâu là bạn bè, dễ mơ mộng, khi đổ vỡ niềm tin dễ chán nản], học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với người khác.

- Tính tích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, người trung gian, các hoạt động văn hóa là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân tạo niềm tự tin và cách ứng xử.

- Về trí tuệ: Vị thành niên thường thích lập luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của môi trường gia đình và xã hội đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng.  Tuổi vị thành niên ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và hoang mang về tâm lý mà như nhiều người đã nhận xét, các em đang muốn khám phá chính mình. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng vị thành niên chưa được hình thành nhân cách.

Vân Khánh biên soạn và tổng hợp [nguồn: sức khỏe và đời sống]

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Hay người thành niên là bao nhiêu tuổi? Đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ các độ tuổi được xác định theo pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khái niệm về các độ tuổi khác nhau.

1. Thanh niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh niên là lực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Họ chính là những người luôn xung kích, đi đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên hợp quốc xác định thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 – 24.

Các quốc gia, các tổ chức có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia và mục đích khi xác định khái niệm thanh niên mà quy định độ tuổi thanh niên cũng khác nhau. Tại Việt Nam, theo Điều 1 Luật Thanh niên 2005 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.

Quyền và nghĩa vụ của thanh niên

Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó, mọi thanh niên đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.


Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

➤ Xem thêm: Tìm hiểu về ngành học Trung cấp Y học cổ truyền của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

2. Thanh thiếu niên là bao nhiêu tuổi?

Thanh thiếu niên hay còn gọi là teen, xì-tin hay tuổi ô mai, đây là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất.

Tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen từ 13 – 19  và bắt đầu của sự phát triển tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, hiện nay, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì đã có một số thay đổi, đặc biệt là nữ có nhiều trường hợp dậy thì sớm. Hoặc tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen, đặc biệt ở nam. Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa chính xác về khung thời gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.

3. Người chưa thành niên là bao nhiêu tuổi?

Người vị thành niên là một khái niệm không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, người vị thành niên còn được hiểu là người chưa thành niên và khái niệm này được Nhà nước quy định rất rõ trong Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ 16 đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Thanh niên là bao nhiêu tuổi? Tìm hiểu các khái niệm về độ tuổi

Như vậy, có thể hiểu rằng người vị thành niên hay người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi vì, theo Điều 1 của Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Vì vậy, trẻ em và người chưa thành niệm là hai khái niệm khác nhau. Nếu như trẻ em là người dưới 16 tuổi thì người vị thành niên là người dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, người chưa thành niên còn được hiểu là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật. Việc xác định mình có phải là người vị thành niên rất quan trọng vì điều này sẽ là điều kiện để áp dụng pháp luật.

4. Ý nghĩa của việc xác định độ tuổi

Theo các quy định hiện hành ở nước ta có thể chia ra các độ tuổi như sau:

  • Trẻ em: Dưới 16 tuổi.
  • Vị thành niên: Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  • Thành niên: Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật và quan hệ dân sự.

– Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc xác định được thanh niên là bao nhiêu tuổi cũng như các khái niệm về độ tuổi ở nước ta hiện nay.

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề