Tại sao phải thi thpt quốc gia

Hôm nay [9.11], Bộ GD-ĐT tổ chức buổi tọa đàm để đưa "Đề án tổng thể về đổi mới công tác thi, tuyển sinh, thực hiện các giải pháp đồng bộ ngăn chặn, xử lý các hiện tượng tiêu cực" ra lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội. Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục [CLGD] - Bộ GD-ĐT Nguyễn An Ninh đã dành riêng cho Thanh Niên bài viết dưới đây.


Một trong những nét mới trọng tâm của Đề án tổng thể đổi mới công tác thi, tuyển sinh là tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia, xuất phát từ 2 lý do.

Thứ nhất, hằng năm cả nước tổ chức nhiều kỳ thi với những đặc điểm: các kỳ thi giống nhau [cùng nội dung chủ yếu là kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong chương trình lớp 12 THPT], cho cùng một đối tượng dự thi [HS học xong chương trình THPT]; Các kỳ thi diễn ra liên tục về thời gian, diễn ra đồng loạt, có quy mô lớn, khó kiểm soát chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều khâu trong quy trình thi không đảm bảo khách quan, chính xác, do đó dễ xảy ra không công bằng dẫn đến đánh giá không đúng năng lực của HS.

Đề thi theo hình thức tự luận dùng cho hàng triệu học sinh bộc lộ nhiều hạn chế như dễ lộ đề thi; không bao quát hết nội dung chương trình; thí sinh dễ "trúng tủ" hoặc "trật tủ"; Kết quả thi thường thiếu khách quan, thiếu đồng đều vì người chấm phải chấm quá nhiều bài; dễ gian lận khi in sao đề, làm bài và chấm bài; có trường hợp tùy tiện thay đổi điểm hàng loạt bài thi...

Thứ hai, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đã nghiên cứu và thử nghiệm cách tổ chức một kỳ thi. Liên bang Nga là một ví dụ. Là một trong số [chưa đến 10%] nước vẫn giữ kỳ thi tốt nghiệp PT và kỳ thi tuyển sinh ĐH riêng, nhưng gần đây Nga đã chính thức quyết định từ năm 2008 sẽ tổ chức kỳ thi quốc gia hợp nhất để đánh giá tốt nghiệp bậc giáo dục phổ thông, và sử dụng kết quả thi này để tuyển sinh vào các trường ĐH công lập, THCN. Bộ trưởng GD Nga cho biết: "Ưu điểm của kỳ thi hợp nhất là vừa giảm tốn kém cho HS, đồng thời tạo ra sự bình đẳng và tiện ích đối với nhu cầu dự tuyển vào ĐH của thí sinh các địa phương, nhất là HS các vùng xa xôi. Trong đề thi phải đồng thời phân loại các mức trình độ khác nhau của học sinh: mức thấp chỉ kiểm tra kiến thức theo yêu cầu cơ bản trong chương trình khung chuẩn giáo dục phổ thông, nhằm đánh giá thí sinh chỉ muốn [hay chỉ đạt mức] tốt nghiệp PT; Câu hỏi khó hơn để phân loại, tuyển HS vào các trường ĐH diện rộng; Loại câu hỏi khó nhất nhằm chọn HS có năng lực chuyên sâu tuyển cho các trường ĐH hàng đầu hoặc các chuyên khoa đặc biệt...". Theo tôi, với những ưu điểm trên, kỳ thi THPT quốc gia đã đạt được những yêu cầu cơ bản để cải thiện tình hình thi cử ở nước ta hiện nay.

Có dư luận cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007 đã có chuyển biến tốt, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong công tác coi thi, vậy kết quả của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia mà Bộ đang có dự kiến thực hiện sắp tới đây có đủ độ tin cậy?

Bộ cũng đã có 7 giải pháp trong kỳ thi THPT quốc gia.

1. Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức việc ra đề, những khâu còn lại địa phương chịu trách nhiệm.

2. Tổ chức thi tại địa phương với sự phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa Bộ GD-ĐT với các địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh/thành phố với các trường ĐH, CĐ, THCN trong việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức kỳ thi.

3. Tăng cường lực lượng giám sát từ các trường ĐH, CĐ [dự kiến khoảng 8 nghìn cán bộ, giảng viên] làm công tác thanh tra, giám sát khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Dự kiến tăng số thanh tra viên coi thi, đảm bảo khoảng 7 phòng thi có 1 thanh tra viên.

4. Cơ bản chuyển hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm đối với các môn thi, trừ môn Ngữ văn kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

5. Thực hiện chấm thi trắc nghiệm bằng máy và công cụ tin học.

6. Sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong quy trình tổ chức thi để bảo đảm sự minh bạch về thông tin, dữ liệu của kỳ thi.

7. Chuyển việc tuyển sinh theo khối thi A, B, C, D như hiện nay sang việc xét tuyển theo ngành đào tạo.

Kết quả kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là căn cứ quan trọng để xét tuyển vào ĐH, CĐ, THCN. Cụ thể: Về công nhận tốt nghiệp THPT: Sở GD-ĐT căn cứ quy chế công nhận tốt nghiệp, căn cứ kết quả thi 5 môn tốt nghiệp và kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, điểm ưu tiên, khuyến khích [nếu có] của người học đạt điểm tối thiểu trở lên để công nhận tốt nghiệp THPT [điểm tối thiểu do Bộ GD-ĐT quy định chung trên toàn quốc].

Về xét tuyển vào ĐH, CĐ, THCN: Hằng năm, Ban chỉ đạo thi của Bộ GD-ĐT sẽ xác định điểm sàn tuyển sinh vào trường ĐH, CĐ, THCN trước kỳ thi 1 năm, các trường ĐH, CĐ, THCN phải công bố chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành và các tiêu chí xét tuyển [gồm những môn thi và các điều kiện khác, nếu có] để xét tuyển theo từng ngành. Toàn bộ các quy trình xét tuyển, nhập học của các thí sinh sẽ được công bố công khai trên mạng.

TS Nguyễn An Ninh [Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD]

Theo TNO

Từng tham gia biên soạn đề thi tuyển sinh đại học những năm 1980, thầy giáo Nguyễn Phương chỉ ra lý do khiến đề thi dễ, thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học.

Đã có nhiều giải thích về hiện tượng thí sinh đạt điểm tuyệt đối hoặc gần tuyệt đối vẫn trượt đại học. Theo quan sát của riêng tôi, có hai nguyên nhân cơ bản. Một là đề thi quá dễ nên đánh mất khả năng phân loại trình độ thí sinh. Hai là sự mâu thuẫn nội sinh của kỳ thi "hai trong một" với mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển đại học.

Đề thi tốt nghiệp THPT 7 năm qua cho thấy xu hướng ngày một dễ hơn so với những năm trước, trong đó có đề thi tiếng Anh. Nếu nhìn vào phổ điểm kết quả bài thi môn tiếng Anh năm 2021 với hai đỉnh, người ta thấy sự bất bình thường, bài thi không có khả năng phân loại, nói nôm na là sàn sàn như nhau. Trước khi có kỳ thi "ba chung" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường tự chủ toàn bộ việc tuyển sinh, đề thi không có hiện tượng này.

Phổ điểm môn thi tiếng Anh năm 2021.

Câu hỏi đặt ra tại sao đề thi dễ? Mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đánh giá tốt nghiệp phổ thông và kiến thức đề thi chủ yếu ở lớp 12 nên tất nhiên dễ.

Trong khi đó một đề thi tốt là có khả năng phân loại thí sinh [giỏi được điểm cao, yếu điểm thấp, chứ không phải ngang ngang bằng nhau], phản ánh đúng trình độ thực tế của thí sinh, có khả năng bao quát và tổng hợp được kiến thức đã học [chứ không chỉ là nhớ những chi tiết cụ thể] và đáp ứng được mục tiêu kỳ thi, nhất là kỳ thi có tính tuyển - loại, chọn người có năng lực học đại học.

Để có đề thi đáp ứng được các yêu cầu như vậy, những người biên soạn cần đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, thời gian và đó không phải là việc dễ. Còn nếu chỉ vì sự an toàn, tức là lảng tránh những câu hỏi khó để khỏi sai sót thì khó có thể có một đề thi tốt. Một số ít người biên soạn đề thi chỉ sợ sai nên có xu hướng soạn thật dễ. Đề thi càng dễ thì người soạn càng nhàn và sai sót càng ít.

Ngoài ra, người trực tiếp tham gia biên soạn đề thi còn chịu thêm áp lực từ hội đồng ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những ai từng tham gia kỳ thi này, đặc biệt các trưởng môn thi, có lẽ thường xuyên được nhắc nhở về điểm thi thấp [nếu có] của những năm trước để tránh. Người ta quên mất chất lượng dạy và học thực tế tại trường phổ thông rất có vấn đề.

Tình trạng như hiện tại sẽ lặp lại những năm sau này, nếu mọi chuyện vẫn như cũ, nếu đề thi vẫn soạn theo hướng vì mục đích an toàn. Tôi biết đồng nghiệp sau tôi đều là thầy cô giỏi từ các trường phổ thông và đại học trên khắp cả nước, nhưng họ cũng chịu nhiều sức ép.

Thi tốt nghiệp THPT là để đánh giá mức độ hoàn thành chương trình phổ thông, còn thi đại học là tuyển chọn người có năng lực học đại học. Chúng khác nhau về mục đích và bản chất. Một bài thi đánh giá mức độ hoàn thành chương trình khó có thể dùng để tuyển sinh đại học. Và thực tế không phải bất cứ ai tốt nghiệp phổ thông đều có thể học được đại học một cách hiệu quả.

Với đề thi nhằm đánh giá mức độ hoàn thành chương trình phổ thông, nội dung nhất thiết phải bám sát chương trình, sách giáo khoa. Trong khi đó bài thi tuyển - loại phải ở mức cao hơn, đánh giá năng lực học đại học của thí sinh. "Nhốt" hai thứ đó vào cùng một bài thi, thêm quy định "không vượt ra ngoài chương trình phổ thông" thì chuyện 30/30 điểm vẫn trượt đại học là khó tránh.

Để khắc phục tình trạng này, tôi muốn bảo lưu ý kiến từng nêu ra. Một, xét tốt nghiệp phổ thông dựa trên thành tích và quá trình học tập, hoặc giao việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các tỉnh, thành. Hai là trả việc tuyển sinh về các đại học, cao đẳng hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học trong lúc các trường chưa sẵn sàng.

Có ý kiến cho rằng nên mở cửa đại học không cần thi. Ý kiến đó chắc từ những trường đang "đói" người học.

Nguyễn Phương

1. Kỳ thi thpt quốc gia 2016 là như thế nào, có phải là kỳ thi tốt nghiệp hay kỳ thi đại học như hằng năm không?

Trả lời: Kỳ thi thpt quốc gia 2016 là kỳ thi sát nhập của 2 kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học như các năm từ 2014 trở về trước, kỳ thi thpt quốc gia nhằm sử dụng kết quả nó cho 2 mục đích vừa xét công nhận tốt nghiệp và xét vào đại học. Ký thi thpt quôc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2015 cho các anh chị 97.

2. Kỳ thi thpt quốc gia có gì khác với kỳ thi tốt nghiệp và đại học như các năm trước.

Trả lời: Thứ 1 kỳ thi thpt quốc gia không phân biệt theo khối như kỳ thi đại học các năm trước, tức là mỗi môn chỉ có một lần thi và mỗi môn chỉ có một đề thay vì đề theo khối [Ví dụ các năm trước đề Toán khối A khác đề Toán khối B và cũng khác đề toán khối D còn năm 2016 đề Toán chỉ có một đề không phân biệt theo khối]

Thứ 2: Kỳ thi thpt quốc gia có điểm khác biệt các năm trước là thí sinh làm hồ sơ xét tuyển vào trường ĐH sau khi biết điểm thay vì làm hồ sơ ĐH,CĐ trước khi thi như các năm 2014 trở về trước. Vì thế kỳ thi thpt quốc gia 2016 tích cực sẽ giải quyết hạn chế các năm trước là thí sinh đã xảy ra là có nhiều thí sinh điểm cao vẫn có thể trượt.

Thứ 3: Kỳ thi thpt quốc gia 2016 không xếp hạng bằng tốt nghiệp mà chỉ công nhận tốt nghiệp. [Tức là không có bằng Khá, giỏi hay trung bình] mà chỉ cấp 1 bằng chứng nhận đã tốt nghiệp]

Thứ 4: Thí sinh có thể chọn nhiều môn thi xét cho các tổ hợp môn [Hay gọi là khối] khác nhau nhưng tất cả các tổ hợp bắt buộc phải có một trong 2 môn Văn, Toán.

Thứ 5: Đối với các môn năng khiếu [Dành các em thi những trường năng khiếu như thể dục thể thao, âm nhạc, kiến trúc..] các em học sinh đăng ký và xem lịch thi tại các trường ĐH, CĐ mà các em định ứng tuyển 

Thứ 5:  Cấu trúc Đề thi THPT quốc gia 2016 tăng cường độ phân hóa, nhiều câu hỏi mở

- Có cấu trúc tương tự như đề thi tuyển sinh tốt nghiệp THPT và đề thi thpt quốc gia năm 2015

- Bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 , không đánh đố, lắt léo. Trong đó các môn khoa học xã hội sẽ theo hướng mở, giảm chuyện học thuộc lòng mà yêu cầu học sinh phải biết phân tích sự kiện nhất sự kiện nóng trong xã hội. Đề các môn khoa học tự nhiên thì ngoài việc đánh giá kiến thức THPT, sẽ tập trung vào các câu hỏi vận dụng kiến thức, thực hành.

- Đề thi gồm 2 nhóm câu hỏi , nhóm 1 giống các câu hỏi đề thi tốt nghiệp năm 2014 đảm bảo học sinh trung bình có thể tốt nghiệp,nhóm 2 câu hỏi khó để phân loại thí sinh để tuyển vào Đại học, cao đẳng.

- Đề thi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống.

- Đề thi các môn khoa học xã hội và nhân văn được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài [chẳng hạn, trong một đề thi xã hội có cả kiến thức môn Lịch sử, Địa lí, Sử, Địa sẽ giảm học thuộc lòng và nhớ dữ liệu ...];

- Đề thi môn khoa học tự nhiên như sẽ tăng cường đánh giá việc vận dụng kiến thức của học sinh bao gồm kiến thức vật lý, hóa học, sinh học.

-Đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hầu hết thí sinh, và yêu cầu nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.

[Theo Tuyensinh247.com]

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Video liên quan

Chủ Đề