Từ chùng chình là từ tượng hình hay tượng thanh vì sao

1. Từ “chùng chình” gợi nhiều liên tưởng. Tác giả nhân hoá làn sương nhằm diễn tả sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động. Nó bay qua ngõ, giăng mắc vào giậu rào, hàng cây khô trước ngõ xóm đầu thôn. Nó có cái vẻ duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng thiếu nữ hay của một người con gái nào đấy. Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay lòng người đang tư lự hay tâm trạng tác giả cũng “chùng chình”?

 Từ chùng chình vốn là  từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

2. Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa, thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi.Trước đây,Nguyễn Khuyến nổi tiếng với 3 bài thơ thu: Thu điếu,Thu vịnh,Thu ẩm.Sau này,Xuân Diệu có Đây mùa thu tới.Nhỏ nhẹ,khiêm nhường,Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương Sang thu:

Chỉ với bốn câu thơ ngắn mở đầu, Hữu Thỉnh đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên. Những tín hiệu của mùa thu với những nét phác họa tài hoa: hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm.Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ :

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”

Từ “bỗng” được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Từ bao giờ nhỉ, thu về? Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà không hề báo trước. Để rồi trong giây phút ngỡ ngàng ấy, nhà thơ mới chợt nhận ra hương ổi. Vì sao lại là hương ổi mà không phải là các hương vị khác? Người ta có thể đưa vào bài thơ về mùa thu các hương vị ngọt ngào của ngô đồng, cốm xanh, hoa ngâu,… nhưng Hữu Thỉnh thì không.

Giữa tiết trời cuối hạ đầu thu, ông nhận ra hương vị chua chua, ngòn ngọt của những quả ổi chín vàng ươm. Hương ổi, thứ hương thơm quê mùa, dân dã. Hương ổi không nồng nàn. Đó là thứ hương dìu dịu, nhè nhẹ.Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng nội, rất quen thuộc của quê hương. Thế mà ít ai nhận ra sự hấp dẫn của nó. Bằng cảm nhận tinh tế, bằng khứu giác, thị giác, nhà thơ đã chợt nhận ra dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại về. Chúng ta thật sự rung động trước cái “bỗng nhận ra” ấy của tác giả. Chắc hẳn nhà thơ phải gắn bó với thiên nhiên, với quê hương lắm nên mới có được sự cảm nhận tinh tế và nhạy cảm như thế!

Dấu hiệu của sự chuyển mùa còn được thể hiện qua ngọn gió se mang theo hương ổi chín.Gió se là một làn gió nhẹ, mang chút hơi lạnh, còn được gọi là gió heo mây. Ngọn gió se se lạnh, se se thổi, thổi vào cảnh vật. thổi vào lòng người một cảm giác mơn man, xao xuyến. Từ “phả” được dùng trong câu thơ mới độc đáo làm sao! “Phả” là một động tác mạnh gợi một cái gì đó đột ngột.Nó diễn tả được tốc độ của gió, vừa góp phần thể hiện sự bất chợt trong cảm nhận: hương ổi có sẵn mà chẳng ai nhận ra, thế mà Hữu Thỉnh đã bất chợt nhận ra và xao xuyến trước cái hương đồng gió nội ấy.

Câu thơ ngắn mà có cả gió cả hương. Hương là hương ổi, gió là gió se. Đây là những nét riêng của mùa thu vùng đồi trung du miền Bắc. Gợi được như vậy hẳn cái tình quê của Hữu Thỉnh phải đậm đà lắm. Câu thơ: “ Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” còn có cái cảm giác ngỡ ngàng bối rối: bỗng nhận ra. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. chính vì sự phát hiệ ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy.

Không chỉ có “hương ổi’ trong “gió se” mà tiết trời sang thu còn có hình ảnh: “Sương chùng chình qua ngõ”. Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động – một sự vận động chậm rãi. Từ chùng chình gợi lên nhiều liên tưởng. Tác giả nhân hóa làn sương nhằm diễn ta sự cố ý đi chậm chạp của nó khi chuyển động. Nó bay qua ngõ, giăng giắc và giậu rào, vào hàng cây khô trước ngõ đầu thôn,làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. Nó có cái vẻ duyên dáng, yểu điệu của một làn sương, một hình bóng của thiếu nữ hay của một người con gái nào đấy. Đâu chỉ có thế, cái hay của từ láy “chùng chình” còn là gợi tâm trạng. Sương dềnh dàng hay lòng người đang tư lự, hay tâm trạng của tác giả cũng “chùng chình”?.

Khổ thơ thứ nhất khép lại bằng câu thơ “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” không có nghĩa là không chắc chắn, mà là thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên và có chút bâng khuâng. Từ ngọn gió se mang theo hương ổi thơm chín, vàng ươm đến cái duyên dáng, yểu điệu của một làn sương cứ chùng chình không vội vàng trước ngõ, tác giả đã nhận dần nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng khá rõ rệt của tiết trời và thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa bằng đôi mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.

Khổ thơ ngắn mà đã để lại cho ta biết bao rung động. Ta như cảm thấy một hồn quê, một tình quê đi về trong câu chữ làm lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương như càng thêm gần gũi, yêu mến. Mùa thu lặng lẽ và nhẹ nhàng. Những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn. có một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ đoạn thơ ấy. Quả thực ta thấy lòng thanh thản vô cùng mà lại vô cùng nôn nao nhớ đến những miền quê xa vắng trong nắng thu khi đọc mấy câu thơ của Hữu Thỉnh.

Dẫu biết rằng thời gian bốn mùa luôn luân chuyển hết xuân đến hạ, thu sang rồi đông tới, thế nhưng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi để cảm nhận thời khắc đặc biệt bước chuyển mùa của thiên nhiên. Khổ thơ 1 bài thơ Sang thu giúp ta chiêm ngưỡng lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu nay ta hững hờ. Đó là lúc hồn ta run lên những cảm nhận dung dị.

3. * Giá trị nội dung:Bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ đầu thu đc tác giả phác họa bằng những nét vẽ hết sức sinh động có hồn…

– Qua bài thơ,tác giả đã thể hiện một tâm hồn phong phú với những rung cảm say đắm,tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên..

* Giá trị nghệ thuật: -Bài thơ bộc lộ khả năng quan sát, tinh tế nhạy cảm của tác giả.

– Hình ảnh thơ đẹp.

– Ngôn ngữ gợi cảm

– Sử dụng nhiều bptt,các từ ngữ diễn tả cảm giác,trạng thái đặc sắc

HỌC TỐT NHÉ BẠN!!UwU



Hoidap247 xin chào các em!

Trước tiên Hoidap247 xin cảm ơn các em đã đồng hành, tin tưởng hoidap247 trong suốt thời gian qua.

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, Hoidap247 sẽ thực hiện nâng cấp hệ thống trong thời gian dự kiến từ 01:00 AM ngày 24/07/2022 đến 05:00 AM ngày 24/07/2022

Các em vui lòng quay lại sau thời gian này để trải nghiệm dịch vụ tốt hơn nhé.



Hoidap247 xin chào các em!

Trước tiên Hoidap247 xin cảm ơn các em đã đồng hành, tin tưởng hoidap247 trong suốt thời gian qua.

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, Hoidap247 sẽ thực hiện nâng cấp hệ thống trong thời gian dự kiến từ 01:00 AM ngày 24/07/2022 đến 05:00 AM ngày 24/07/2022

Các em vui lòng quay lại sau thời gian này để trải nghiệm dịch vụ tốt hơn nhé.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Bài 30:
a] Xác định từ đơn, từ phức trong hai câu thơ sau:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

[Sang thu – Hữu Thỉnh]

b] Từ chùng chình là từ tượng hình hay tượng thanh? Vì sao?

Các câu hỏi tương tự

Bài 1: Chép nguyên văn khổ cuối của bài “Viếng lăng Bác”? 1. Hãy giải nghĩa từ “trung hiếu” trong bài thơ? Theo em, từ “trung hiếu” theo quan niệm đạo đức ngày nay có đặc điểm gì mới so với quan niệm về trung hiếu thời phong kiến? 2. Cả hai khổ thơ đều có hình ảnh hàng tre, cây tre. Theo em đâu là hình ảnh thực, đâu là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng? Hãy giải thích rõ? 3. Tại sao ở khổ thơ đầu tác giả dùng hình ảnh hàng tre nhưng khổ cuối lại là cây tre? Việc lặp lại hình ảnh tre ở khổ cuối có ý nghĩa gì? 4. Viết đoạn văn quy nạp phân tích khổ cuối của bài thơ? Trong đoạn có dùng câu phủ định mang ý khẳng định? 5. Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa. Kết thúc bài “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương có viết : Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây... Từ những ước nguyện chân thành của hai tác giả Thanh Hải và Viễn Phương, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 đến 15 câu nói lên những suy nghĩ của em về quan niệm sống và cống hiến cho cuộc đời của thế hệ trẻ ngày nay? ---------------------------------------------------------- Bài 2: Hoàn thành hệ thống câu hỏi chuẩn bị sau: VĂN BẢN “Sang thu” – Hữu Thỉnh TT Nội dung 1 Thuộc thơ 2 Nêu hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ của văn bản "Sang thu". 3 Giải nghĩa từ theo chú thích trong SGK tập 2, trang 71: chùng chình, dềnh dàng 4 Ý nghĩa nhan đề "Sang thu" 5 Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ "Sang thu" 6 Lập dàn ý chi tiết cho chủ đề: Tín hiệu sang thu trong không gian gần và hẹp [Khổ 1] 7 - Câu thơ Sương chùng chình qua ngõ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng phép nghệ thuật đó? - Thay từ “Phả” trong câu thơ “Phả vào trong gió se” bằng từ “toả”, “pha”, “thoảng” có được không? Vì sao? - “Gió se” là gió như thế nào? - Ý nghĩa của từ láy “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”? - Tìm nêu ý nghĩa của một thành phần biệt lập trong khổ thơ thứ nhất. - Tìm nêu ý nghĩa của một thành phần biệt lập trong khổ thơ thứ nhất.? - Ý nghĩa của từ “bỗng” -Ý nghĩa của hình ảnh “hương ổi” -Ý nghĩa của “ngõ” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”? - Từ “hình như” trong câu “Hình như thu đã về”? 8 Lập dàn ý chi tiết cho chủ đề: Tín hiệu sang thu trong không gian cao rộng [Khổ 2] 9 - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ hai. - Hiệu quả của việc sử dụng cấu trúc đăng đối trong trong hai câu thơ đầu khổ thơ thứ hai. Nhận xét về trạng thái vận động của dòng sông và cánh chim. - Vì sao nói hình ảnh “đám mây” kết tinh sự sáng tạo độc đáo của Hữu Thỉnh? - “Chùng chình” và “dềnh dàng” vốn là từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người. Vậy vì sao tác giả lại viết “Sương chùng chình qua ngõ” và “Sông được lúc dềnh dàng”? - Câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng” gợi tả điều gì? - Câu thơ “Chim bắt đầu vội vã” gợi tả điều gì? - So sánh từ “được lúc” và “bắt đầu”? - Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” gợi tả điều gì? - Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” gợi tả điều gì? 10 Lập dàn ý chi tiết cho đề bài: 1. Dựa vào hai khổ thơ đầu bài "Sang thu", hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và những cảm xúc sâu lắng của nhân vật trữ tình khi đất trời sang thu. 2. Dựa vào hai khổ thơ đầu bài "Sang thu", hãy làm rõ nhận định sau: “Sang thu” là khoảnh khắc giao mùa, cũng là khoảnh khắc giao cảm diệu kì với nhiều rung cảm nhẹ nhàng và tinh tế. 11 Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ ba của bài “Sang thu”. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thành phần cảm thán. 12 - Nêu ý nghĩa [hàm ý] của hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” trong khổ thơ thứ ba. - Vì sao có thể nói: hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” kết thúc bài thơ là chìa khóa quan trọng dẫn người đọc đến những ý nghĩa sâu sắc của bài thơ? - Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng một loạt các từ ngữ thường hướng về một cái gì cân đo, đong đếm được để diễn tả sự vô định của thiên nhiên, đó là những từ ngữ nào? Nêu ý nghĩa của các từ đó? 14.

Toàn bộ bài thơ “Sang thu” chỉ có một dấu chấm duy nhất là dấu chấm ở cuối câu kết. Dụng ý của tác giả trong cách đặt dấu câu như vậy là gì?

Video liên quan

Chủ Đề