Vì sao chủ tịch nước chết

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Triệu, sau khi tình hình sức khỏe của Chủ tịch nước có dấu hiệu không ổn, Chủ tịch nước đã đi Nhật Bản để chữa trị.

[VIDEO] Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Các chuyên gia Nhật đã chữa trị và củng cố sức khỏe cho Chủ tịch nước cho đến năm nay. Được biết đây là căn bệnh thế giới chưa có thuốc chữa trị.

Chủ tịch nước sang Nhật cũng chỉ để chặn lại, duy trì khống chế bệnh, chưa thể chữa trị triệt để. Tuy nhiên, thời điểm này vào chu kỳ, nên bệnh của Chủ tịch nước trở nặng.

“Tối hôm qua [20.9], có 2 chuyên gia Nhật vào hội chẩn cùng với các chuyên gia Việt Nam”, ông Triệu cho biết thêm.

Theo thông tin trước đó được đưa ra, Chủ tịch nước phải nhập viện T.Ư Quân đội 108 vào chiều 20.9, sau đó ông rơi vào hôn mê sâu vào chiều tối cùng ngày, và qua đời vào 10 giờ 5 phút sáng nay, 21.9.

Được sự ủy quyền của các lãnh đạo có thẩm quyền, Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe T.Ư đã ra thông báo viết tay về sự ra đi của Chủ tịch nước trong buổi trưa.

Trao đổi với Thanh Niên, GS - TS Phạm Gia Khải, cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư, cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo và đã từng đi nước ngoài điều trị. Tuy nhiên, do thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên chỉ có thể điều trị duy trì khống chế bệnh.

Một bác sĩ là thành viên Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư cũng cho biết, sau khi phát hiện mắc bệnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được chữa bệnh tại nước ngoài, cũng như chăm sóc theo dõi bởi các chuyên gia đầu ngành về ung bướu trong nước, nhưng các nỗ lực chỉ có thể giữ bệnh ổn định.

Thời gian gần đây, tình trạng bệnh của Chủ tịch nước có dấu hiệu tái lại nặng hơn và đã được các chuyên gia trong nước và nước ngoài hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị. 

Theo chuyên gia về ung bướu, nguyên nhân đích thực của bệnh chưa được biết chính xác. 

Chủ tịch nước "là một người rất khiêm tốn"

Ngay khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, ông Phạm Xuân Cần, một người thầy cũ của Chủ tịch nước tại trường Đại học An ninh, đã chia sẻ một số kỷ niệm.

Trong trí nhớ của ông Phạm Xuân Cần, Chủ tịch nước là một người “học giỏi, viết lách hay, chăm chỉ và rất khiêm tốn”. “Thời đó có một chuyện vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của trường, là anh [Chủ tịch nước Trần Đại Quang - phóng viên], một sinh viên đang học tại chức được mời làm phản biện luận văn tốt nghiệp của sinh viên đào tạo chính quy. Lãnh đạo trường khi đó quyết định việc này vì biết chắc chắn đề tài đó thì phải mời anh phản biện là đích đáng nhất”, ông Cần cho biết.

Cũng theo ông Cần, Chủ tịch nước Trần Đại Quang “là một nhà chính trị từ trong máu”, “thông minh, khôn ngoan hết mực", "hết sức khiêm tốn và biết lắng nghe”.

Tin liên quan

  • Infographic Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mắc bệnh hiểm nghèo, đã được các giáo sư bác sĩ trong và ngoài nước cứu chữa, lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện nhưng không qua khỏi.

Chủ tịch nước phát hiện bệnh vào năm 2017 và đã điều trị nhiều lần ở Nhật Bản. Ngày 20/9, bệnh tiến triển nặng bất ngờ khiến ông phải nhập viện. Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 10h05 ngày 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Ít ngày trước khi qua đời, Chủ tịch nước vẫn có nhiều hoạt động như gửi thư chúc Tết Trung thu đến thiếu nhi cả nước, tham gia một cuộc họp của Bộ Chính trị hôm 19/9, tiếp Tổng thống Indonesia thăm Việt Nam ngày 11/9, đánh trống khai giảng năm học mới 2018-2019...

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định, trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Phó chủ tịch nước hiện nay là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại lễ đón Tổng thống Hàn Quốc tại Hà Nội tháng 3/2018. Ảnh: Giang Huy.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Ông là Giáo sư, Tiến sĩ Luật học, từng học Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương, Cao đẳng Ngoại ngữ [Bộ Công an] và Đại học An ninh nhân dân.

Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.

Trước khi làm Thứ trưởng Công an từ năm 2006 đến tháng 8/2011, ông có nhiều năm làm cán bộ Cục Bảo vệ chính trị, rồi Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh.

Tháng 8/2011 đến tháng 3/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Công an; Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó trưởng tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Tháng 4/2016, ông được bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Xem thêm:

Quá trình công tác của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong những sự kiện nổi bật

Vũ Viết Tuân

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một trong ba lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 62 vì mắc “virus hiếm và độc hại”, truyền thông nhà nước dẫn lời người chuyên trách về sức khỏe của cán bộ Trung ương cho biết hôm 21/9.

“Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian”, VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Quốc Thiệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết.

Vẫn theo nguồn tin trên, ông Trần Đại Quang đã được phát hiện “mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại” từ tháng 7 năm ngoái và đã đi Nhật 6 lần để chữa trị.

Ông Trần Đại Quang nhập viện Trung ương Quân đội 108 vào chiều 20/9 và qua đời khoảng 10:05 sáng 21/9 sau khi rơi vào tình trạng hôn mê hoàn toàn, theo VnExpress.

Ông Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào năm 2016. Kể từ đó, ông thường xuyên có mặt trong tất cả các sự kiện quan trọng bên cạnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, khoảng thời gian ông đột nhiên vắng mặt trên các bản tin ngay vào thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng 5 đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông có liên quan đến cuộc chiến giành quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản. Một số nguồn tin nói ông đã bị thay thế “vì lý do sức khỏe”.

“Các chuyên gia tin rằng ông nắm giữ phần lớn quyền lực trong cuộc chiến lãnh đạo đất nước”, theo NPR.

Ông Trần Đại Quang đã không xuất hiện trước công chúng vài tuần trước khi cái chết của ông được công bố.

Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trước khi lên làm chủ tịch nước, ông Quang từng có nhiều năm là cán bộ Cục bảo vệ chính trị, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, sau đó làm Thứ trưởng Công an là trở thành người đứng đầu Bộ Công an, cơ quan thường xuyên bị các nhà phê bình quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam [theo NPR] vào tháng 8/2011.

Nhiều đại diện ngoại giao của các nước đã gửi lời chia buồn với Việt Nam.

“Thay mặt Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm thông tới gia đình ông và nhân dân Việt Nam vào thời khắc đau buồn này”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viết trên trang Facebook.

“Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Sự tiếp đón của ông trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald J. Trump tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017 đã giúp đưa mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lên tầm cao mới trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, có lợi ích chung và mong muốn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, người đại diện chính phủ Mỹ nói về Chủ tịch Trần Đại Quang trong thư chia buồn.

Đại sứ quán Nga cũng bày tỏ chia buồn với Việt Nam.

“Chúng tôi xin bày tỏ những lời chia buồn sâu sắc nhất về việc Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đồng chí Trần Đại Quang từ trần”, theo thông cáo đăng trên trang Twitter của cơ quan đại diện ngoại giao Nga.

Theo luật Việt Nam, sau khi ông Quang qua đời, Phó Chủ tịch nước là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ lên nắm giữ quyền Chủ tịch nước cho tới khi Quốc hội bầu ra chủ tịch mới.

Trần Đại Quang là biến cố chủ tịch nước đầu tiên chết khi đang đương chức trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ biến cố ‘Quang chết’…

‘Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước’ là biến động chính trị xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, khi người chết còn chưa đủ thời gian ‘mở cửa mả’ thì ghế trống đã được lấp đầy bởi người sống tổng bí thư.

Hai biến cố chính trị trên lại tiếp liền nhau, gắn bó với nhau như một thể hữu cơ và như được một bàn tay của tạo hóa sắp đặt, tạo nên một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện tượng trên lại xảy ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Việt Nam bị nhiều dư luận cả trong lẫn ngoài nội bộ xem là ‘nát như tương’, yếu chưa từng thấy sau 73 năm nắm quyền kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945.

73 năm lại là tuổi thọ của đảng Cộng sản Liên Xô, tính từ Cách mạng tháng Mười năm 1917 cho đến khi Liên Xô chính thức tan rã vào năm 1990.

Trước khi tan rã, Liên Xô đã trải qua một thời kỳ bất ổn lớn về nhân sự lãnh đạo.

Lại chợt hồi tưởng về Yuri Andropov và Konstantin Chernenko - những nhà lãnh đạo đã quá cố trước khi Liên Xô tan rã… Sau cái chết của hai tổng bí thư này là thời kỳ của một Gorbachev với hai chính sách ‘Đổi Mới’ và ‘Cải Tổ’ mà đã dẫn đến sự chấm dứt của Nhà nước liên bang Xô viết.

Còn Việt Nam thì sao? Sau 73 năm tuổi thọ của đảng Cộng sản Việt Nam, cái chết của Trần Đại Quang và tiếp biến ‘Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước’ phải chăng là một tín hiệu, hoặc vượt trên mọi xác phàm vật lý là một điềm báo hoang dại và dữ dội, cho một thời kỳ mới đầy biến động và biến cố sẽ xảy đến chăng bao lâu nữa?

Ngẫm lại đêm đen Nguyễn Bá Thanh

Cái chết của Trần Đại Quang là sự ra đi vĩnh hằng thứ hai, hơn ba năm sau cái chết của Nguyễn Bá Thanh - khi đó đương chức Trưởng ban Nội chính trung ương.

Bi kịch của Trần Đại Quang bắt đầu vào mùa hè năm 2017 và kết thúc cũng vào mùa hè một năm sau đó.

Nguyễn Bá Thanh cũng bắt đầu bi kịch của ông ta vào một mùa hè - hè năm 2014. Sau khi từ bỏ cái ghế bí thư Đà Nẵng mà được xem là “vua không ngai” ở thủ phủ miền Trung, Nguyễn Bá Thanh đã được Tổng Bí Thư Trọng kỳ vọng sẽ bổ sung vào Bộ Chính Trị và đầy hứa hẹn trở thành một tay kiếm lạnh lùng và thiên vị trong cuộc chiến “chống tham nhũng.” Nhưng do cái chết đọng lại quá nhiều nghi vấn của ông Thanh, khi đó ông Trọng đã chưa thể tiến hành được kế hoạch “đốt lò” mà chỉ có thể hoạt náo từ giữa năm 2016 cho đến nay.

Cả Thanh và Quang đều có ‘độ trễ’ từ thời điểm phát bệnh đến lúc về với cát bụi là khoảng một năm.

Nếu cái chết của Nguyễn Bá Thanh bị xem là đầy “ma quái”, thì sự báo tử của Trần Đại Quang cũng bị phủ đầy áng nghi ngờ trong một thuyết âm mưu nhưng lại hàm chứa những chân đứng khoa học.

Một lần nữa hãy lùi một chút về dĩ vãng ba năm trước.

Nửa năm sau cái chết của Nguyễn Bá Thanh, vào mùa hè năm 2015 khi chiến dịch chạy đua vào Bộ Chính trị đảng cầm quyền khóa 12 ở Việt Nam chính thức lao vào giai đoạn căng biến, chính trường quốc gia này thình lình phát hiện sự biến mất của một ủy viên Bộ Chính trị có khuynh hướng hướng “thân Trung”: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Trong suốt mùa hè đó, cái tên “tướng chữa bệnh” đã bắt chết với một Phùng Quang Thanh còn sống sờ sờ và gây ra một làn sóng hiếu kỳ, ngờ vực cùng dự cảm nguy biến về một âm mưu kinh khủng nào đó đã hình thành - một thứ “đảo chính cung đình” - ngay trước Đại hội 12 của đảng cầm quyền.

Kể từ vụ Phùng Quang Thanh từ một bệnh viện Pháp trở về Hà Nội vào mùa hè năm 2015 và sau đó bị xem là “cấm cố” ở một nơi nào đó trong “Thành”, “phe cánh chính trị” đã trở nên một thứ ma túy đê mê thấm vào đến tận tủy sống một số chính khách này nhưng cũng là nỗi run sợ đến mất ngủ mất ăn của một số chính khách khác.

Ngay sau vụ Phùng Quang Thanh là cuộc chiến của Tổng bí thư Trọng với ứng cử viên tổng bí thư ‘bất cứ ai trừ Dũng’. Một cuộc ‘xung sát’ thuộc loại ghê gớm nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.

Dường như mùa hè năm 2015, khi bầu không khí “toàn đảng, toàn quân, toàn dân lập thành tích chào mừng đại hội 12” đang có bề tái hiện vào mùa hè năm 2018. Những gì đã được khởi đi từ vụ Phùng Quang Thanh mang mùi vị “đảo chính” vào mùa hè năm 2015 có vẻ đang trở lại cái hương vị ngất người của nó vào một thời điểm nào đó của năm 2019.

Soi lại mùa hè 2018: họ là ai?

Trong ba năm, từ 2012 đến 2015, cứ nửa đầu năm chính trị tương đối bình lặng thì nửa cuối mỗi năm đó lại sôi trào đấu đá nội bộ trong đảng. Nhưng vào giai đoạn 2015-2018, tính chất căng thẳng của xung đột nội bộ đã không còn cho phép cái nửa đầu năm êm dịu nữa, mà thay vào đó là sự chuẩn bị âm thầm, và sắc máu hơn nữa là xảy ra một số sự biến chính trị ngay vào nửa đầu năm.

Tháng Sáu năm 2018, ở phía Nam Việt Nam đã bất thần nổ ra cuộc biểu tình cực lớn phản đối Luật Đặc Khu. Lòng dân phẫn uất là lý do quá dễ hiểu trong một chế độ đang lao thẳng vào bóng đêm. Nhưng vẫn còn một lý do khác: sau cuộc biểu tình trên và đặc biệt sau trận bạo loạn ở Phan Thiết, ngày càng nhiều dư luận cho rằng đã có một bàn tay bí ẩn nào đó, của một thế lực bí ẩn nào đó trong nội bộ đảng, hậu thuẫn cho cuộc biểu tình khổng lồ ở Sài Gòn và bảo kê cho những kẻ bịt mặt đốt phá ở Phan Thiết.

Khả năng lớn nhất đang ngày càng được xác nghiệm là thế lực đó phải liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến công an và do vậy công an mới không đàn áp dã man như trước đây. Và trên hết, thế lực chính trị giấu mặt đó muốn “mượn” người dân, hay chính xác là lợi dụng người dân, để kích động một chiến dịch biểu tình trên quy mô lớn và kéo dài như mô hình “áo đỏ - áo vàng” ở Thái Lan, nhằm gây áp lực mặc cả vị thế chính trị trong nội bộ đảng hay tạo áp lực đủ mạnh để yêu sách một chóp bu cao cấp nào đó của đảng phải từ chức…

Vào thời gian trên, Nguyễn Phú Trọng, chứ không phải chế độ của ông ta, đã bị thách thức quyền lực một cách công khai. Cũng khi đó, hình như vài lá bài tẩy đã được lật ngửa…

Sau đó ít tháng, Trần Đại Quang đột ngột chết. Nhiều người tham gia vào cuộc biểu tình tháng Sáu năm 2018 tại Bình Thuận đã bị đưa ra xét xử với mức án tù vừa phải. Tuy nhiên, người ta không nhận ra một gương mặt đấu tranh dân chủ nhân quyền nào trong số những người bị xét xử đó. Vậy họ là ai?

Và cái chết Trần Đại Quang có dẫn đến ‘3 năm khủng hoảng một lần’ như một quy luật riêng có trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam?

Có thể lắm, và như một thứ điềm báo.

Quy luật 3 năm?

Vào đầu năm 2015, ngay sau cái chết của Nguyễn Bá Thanh là dấu ấn Hội nghị trung ương 10 diễn ra chậm bất thường đến một tháng rưỡi so với kế hoạch, đánh dấu vị trí số một của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc ‘thăm dò uy tín tổng bí thư cho đại hội 12’, trong khi Tổng bí thư đương nhiệm là Nguyễn Phú Trọng chỉ xếp thứ 8 - theo nhiều nguồn tin không chính thức.

Tháng Mười năm 2018, ngay cái chết của Trần Đại Quang cùng lúc là sự thăng hoa và được báo đảng tung hứng là ‘thời điểm chín muồi’ của Nguyễn Phú Trọng: không chỉ trở thành nguyên thủ quốc gia mà còn được xem là người tập trung quyền lực cao độ nhất kể từ thời Lê Duẩn những năm 60 của thế kỷ XX.

Một năm sau khi bất ngờ đứng đầu bảng tổng sắp ‘thăm dò uy tín tổng bí thư’, Nguyễn Tấn Dũng đột ngột rớt đài trong tâm trạng đau đớn đến mức chỉ còn muốn ‘trở về làm người tử tế’.

Còn Nguyễn Phú Trọng?

Ông Trọng đã quyết định sẽ tổ chức hội nghị trung ương 9 vào tháng Mười Hai năm 2018 để ‘bỏ phiếu về uy tín Bộ Chính trị và Ban Bí thư’. Trong tình thế ‘độc cô cầu bại’ vào lúc này, hầu như chắc chắn chắn cái tên Nguyễn Phú Trọng sẽ nhảy lên vị trí số một về ‘uy tín tổng bí thư và chủ tịch nước’.

Nhưng hai bàn tay như thể bắt ấn trừ tà của Nguyễn Phú Trọng vào cái ngày ông ta đi dọc theo quan tài của Trần Đại Quang phải chăng cho thấy Trọng, xét cho cùng, cũng chỉ là một nhà chính trị không thoát khỏi nỗi ám ảnh của thói mê tín dị đoan - tư tưởng hoàn toàn trái ngược với triết lý vô thần trong chủ nghĩa Mác - Lê mà Trọng vẫn rao giảng?

Hẳn phải có những vi diệu hay kinh động nào đó trong thế giới tâm linh mà chẳng một chóp bu vô thần nào dám bỏ qua.

Chẳng phải tự nhiên từ tháng Tám năm 2017 khi Trần Đại Quang bị phát hiện ‘biến mất’ lần đầu tiên cho đến khi ông ta thực sự biến mất vĩnh viễn, dân gian đương đại đã xôn xao truyền khẩu một lời sấm được cho là của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm 500 năm về trước: “Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt; trọng ngân bạc phúc, sản tất vong” - như một cái gì đó đang ứng nghiệm với thời nay, dù có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Vế đầu lời sấm của Trạng Trình, thật kỳ lạ và kinh hãi, đã ứng nghiệm với Trần Đại Quang.

Chỉ còn vế sau. Và người dân đang nhân cách hóa cho vế sau đó theo đúng tôn ti trật tự trong thế ‘tam trụ’ mới của đảng Cộng sản Việt Nam:

‘Trọng Ngân bạc Phúc, Sản tất vong’.

Video liên quan

Chủ Đề