Trồng chuối tây bao lâu thì thu hoạch

Chuối tây được trồng ở nhiều vùng nhưng phần lớn là tự phát, quy mô nhỏ lẻ, ít được chăm sóc, cho thu hoạch kém, năng suất thấp. Trong khi đó, chuối tây giàu dinh dưỡng đang trở thành mặt hàng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Ưu điểm của chuối tây Thái Lan

  • Giống chuối tây Thái Lan là giống có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh, chịu ngập và chịu hạn tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. 
  • Đây là giống chuối có năng suất cao. Mỗi buồng chuối cho 10 - 12 nải và nặng đến 40 - 45 kg/buồng. Một năm, chuối tây Thái Lan cho năng suất 50 - 60 tấn/ha, cao gần gấp đôi so với các giống chuối truyền thống.
  • Giống chuối tây Thái Lan cho quả to, đều, không có cạnh, núm quả ngắn, mùi thơm đặc trưng, bảo quản được lâu nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
  • Không chỉ cho thu hoạch quả. Chuối tây Thái Lan còn cho thu hoạch lá để phục vụ các cơ sở chế biến giò, gói bánh.  Hoa chuối khi đã trổ đủ lượng quả trên cây còn được cắt bán cho thương lái thu mua để cung cấp cho các nhà hàng. 


Điều kiện sinh trưởng thích hợp cho cây chuối 

Đất đai: Chuối tây dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, Tuy nhiên để cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt nhất, sai quả ngon, bà con nên lựa chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa màu mỡ, đất ven sông,  đất thoáng có cấu tượng tương đối tốt và độ xốp cao. Yêu cầu độ pH từ 4,5 - 8, phù hợp nhất nên duy trì từ 6 - 7,5. Nếu đất quá chua hoặc quá kiềm đều sẽ làm hạn chế sự phát triển của cây, năng suất quả thấp, trái dị dạng, không ngọt và thơm. 

Khí hậu, nhiệt độ: Chuối tây cũng là cây nhiệt đới nên ưa sống ở khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ sinh trưởng thuận lợi từ 25 - 30 độ C. Nếu quá lạnh, dưới 10 độ C, quả chuối sẽ nhỏ, méo mó, thân cây sinh trưởng chậm. Các tác động của thời tiết như sương muối, rét đậm rét hại đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, có thể khiến lá bị xám và khô héo. Cây chuối có thể chịu được nhiệt độ cao tới 40 độ C nhưng nếu kéo dài thì quả chuối sẽ không chín vàng, vỏ dày, ruột nhão, vị hơi chua. 

Ánh sáng: Chuối tây thích ứng và phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Bà con nên lựa chọn nơi trồng thoáng mát, có ánh sáng chiếu hàng ngày.

Nguồn nước: Rễ, thân, lá, quả chuối đều chứa hàm lượng nước rất cao. Do đó lượng nước cần phải duy trì từ 15 - 20 lít/ngày/cây, có thể thay đổi theo thời tiết mưa nắng. 

Chuẩn bị trước khi trồng chuối

1. Tiêu chuẩn chọn giống


Hiện nay ở nước ta trồng rất nhiều giống chuối khác nhau như: chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối đỏ, chuối cẩm thạch. Trong đó cây chuối tây có hai loại là chuối tây Việt Nam và chuối tây Thái Lan. Bà con có thể chọn mua một trong hai giống chuối tây này về trồng đều cho năng suất cao.

Cây chuối tây được nhân giống và nuôi cấy bằng mô. Bạn nên chọn mua giống tại những cơ sở nhân giống uy tín.

Cây khỏe, chiều cao trên 60cm, đã có khoảng 3 - 6 lá, lá không bị dập, xoăn, không bị bệnh.

2. Thời vụ và mật độ trồng


Thời vụ
tốt nhất là vụ Xuân: Tháng 3, 4; vụ Hè Thu vào tháng 8, 9.

Mật độ nên duy trì khoảng cách giữa các cây chuối tây là 3x3m [tương đương 1.100 cây/ha] hoặc 3x2,5m [tương đương 1.300 cây/ha]. Nếu trồng quá dày sẽ khó chăm sóc, tưới tiêu. 

Kỹ thuật trồng chuối

Đất trồng phải được dọn cỏ sạch sẽ, nên tiến hành trước 1 tháng để có thời gian phơi ải, hạn chế mầm bệnh.

Làm luống trồng có chiều rộng 3 - 3,5m, cao 30 - 40cm. Ở giữa đào từng hố với mật độ khuyến cáo như ở trên để trồng chuối.

Đào hố trồng cây chuối tây với kích thước: 40x40x40 [cm]. Nơi đất cằn, đất xấu cần đào hố sâu hơn. Lấy một phần đất mặt để trộn với 20kg phân chuồng ủ hoai mục + 2 - 3kg vôi bột + 1kg phân super + 1,5kg phân kali lân sau đó bón vào hố đất trước 15 ngày. 

Chuối phải đươc trồng lúc trời râm mát, buổi sáng hoặc chiều tối là tốt nhất. Với cây giống nuôi cấy mô trước khi trồng phải dỡ bỏ bầu nilon một cách cẩn thận không được làm vỡ bầu. 

Đặt cây chuối con vào giữa hố, đặt thẳng đứng tránh để cây mọc nghiêng. Khi đặt cây con, thì cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu cách mặt đất 10cm. Lấy đặt thịt trên mặt lấp kín gốc, giậm chặt phần đất xung quanh tránh làm đổ cây, bị đứt rễ non, đồng thời giúp cho cây được tiếp xúc với đất để nhanh bén rễ. 

Sau khi trồng thì tưới đẫm nước. Bà con có thể cắm cọc, phù bạt nhựa để hạn chế cỏ dại mọc xung quanh và giảm sự thoát nước của bộ rễ trong thời gian đầu. 

Lưu ý: Cây chuổi trổ buồng về phía đối diện với sẹo củ [nơi tách ra từ củ cây mẹ]. Do đó khi trồng cần đặt các sẹo củ của cây quay về một hướng để khi trổ buồng tất cả đều ở một bên, dễ dang hơn cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Kỹ thuật chăm sóc cây chuối tây

1. Chăm sóc định kỳ

Vườn trồng chuối tây cần được làm sạch cỏ dại. Nên làm bằng phương pháp thủ công, hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ. 

Giai đoạn cây con thì làm bằng tay tránh gây tổn hại cho rễ. 

Khi bắt đầu bón thúc, trước mỗi lần bón phân, dùng cuốc để xới đất và cỏ xung quanh, chỉ xới lớp cỏ mặt. 

Sau khi làm cỏ cần vệ sinh tổng thể cả cỏ dại, lá già đã cắt tỉa hạn chế mầm bệnh phát sinh.

Khi cây lớn, bà con có thể trồng xen canh một số cây họ đậu để sau khi thu hoạch, phần thân của cây họ đậu sẽ dùng để ủ làm phân hữu cơ bón lại cho cây trồng. Phương pháp này vừa giúp hạn chế cỏ dại, vừa tăng thêm thu nhập lại có một lượng phân sạch cải tạo đất trồng.

2. Bón phân

Cây chuối tây đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng cao. Lượng phân trung bình cho 1ha chuối dao động từ:

200kg N[Đạm] - 80kg  P2O5[Lân] - 200kg K2O[Kali].alert-info

Nếu đất quá chua, cần bón thêm vôi để cải tạo đất.

Đặc biệt, chuối tây đòi hỏi lượng kali lớn để kích thích phát triển, ra trái. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng này lại tập trung nhiều ở cuống buồng và vỏ quả, do đó sau khi thu hoạch cần cung cấp lại cho bộ rễ. 

Ngoài ra, chuối tây cũng cần được bổ sung kẽm, liều lượng từ 5 - 10kg/ha, phun từ 1 - 3 lần trong 1 mùa vụ. 

Chia lượng phân bón thành các đợt để bón cho cây chuối

LƯỢNG PHÂN BÓN TỪNG ĐỢT CHO CÂY CHUỐI TÂY
Thời Gian Liều Lượng Cách Bón
Đợt 1 1,5 - 2 tháng sau khi trồng 500g phân tổng hợp NPK [12 - 8 - 12]/cây Rắc xung quanh gốc, sau đó dùng rơm khô, cỏ dại để phủ quanh gốc tránh bốc hơi. Có thể rắc thêm vôi bột nếu đất quá chua.
Đợt 2 5 tháng sau khi trồng [1 tháng trước khi ra buồng] 100g đạm ure + 200g kali dùng cho 1 gốc chuối Rắc xung quanh gốc chuối sau đó tưới nước để phân tan
Đợt 3 1 tháng sau khi cây ra buồng 100g đạm ure + 200g kali dùng cho 1 gốc chuối Rắc xung quanh gốc chuối sau đó tưới nước để phân tan


3. Tưới nước

Bộ rễ của chuối tây không ăn sâu nên yêu cầu một lượng nước cao vào mùa khô nóng. Tuy nhiên, chúng cũng không chịu được ngập úng, nếu ngập quá 10 ngày, chuối sẽ bị thối rễ và chết. 

Mùa nóng nên tưới 2 lần/ngày khi cây còn nhỏ. Khi cây bắt đầu cho thu trái, tiến hành tưới định kỳ 2 lần/tuần vào mùa khô. 

Bà con có thể đưa nước vào rãnh giữa các luống đất để nước ngấm dần vào bộ rễ, duy trì độ ẩm thích hợp hoặc làm hệ thống ống tưới bên dưới gốc để tưới từ từ cho nước ngấm. Các phương pháp này giúp tiết kiệm nguồn nước và thời gian tưới tiêu.

Tuy nhiên, vào mùa mưa cần có biện pháp tiêu nước kịp thời để rễ không bị ngập úng.

4. Cắt tỉa, tạo hình

Bạn cần thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa bỏ những lá già để cây nhanh ra hoa và quả. 

Trồng một cây chuối có thể sản sinh thêm nhiều mầm, chồi. Sau khi trồng khoảng 3 tháng, bạn nên tỉa bỏ bớt chồi non, chỉ giữ lại từ 1 - 2 chồi nhỏ bên dưới để đáp đúng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây và quả.

Bà con có thể tỉa khéo léo để mang chồi đi trồng tiếp. Cách tiến hành: dùng mai hoặc thuổng để đào xung quanh phía ngoài của cây cho lộ phần củ, sau đó sắn vào giữa cây mẹ và cây con để tách lấy cây con giống. Sau khi lấy cây giống, nên để cây trong bóng râm, trên nền đất từ 5 - 7 ngày, tưới nước duy trì độ ẩm cho vết thương lành lại sau đó mới đem đi trồng.

Những tháng sau cũng tiến hành tỉa chồi, cắt tỉa lá già tương tự. 

Lưu ý: Nếu tỉa cây con đi trồng cần tiến hành nhẹ nhàng, tránh làm tổn lại cây mẹ. Nếu trong vườn có cây yếu, cây nằm sát nhau, gối lên nhau cũng nên tỉa bớt đi.

5. Tỉa buồng

Một nải chuối tây có từ 10 - 13 nảy/ buồng là đẹp. Do đó, bà con cần bẻ bắp tỉa quả để tạo hình, giúp quả chuối to, mập, đẹp và ngọt hơn. 

Tỉa bỏ những nải chuối ra ở phía dưới cùng. Nên tiến hành vào buổi chiều, khi thời tiết râm mát, tránh thời tiết mưa gió sẽ làm buồng chuối bị chảy nhựa ảnh hưởng đến chất lượng khi thu hoạch. 

sau khi cắt bỏ nải chuối ở dưới, dùng tro sạch để bôi vào vết cắt để vết thương mau khô, không bị chảy nhựa. 

6. Bao quày

Để giảm sâu bệnh gây hại, tác động của thời tiết, bà con có thể áp dụng phương thức bao quày. Sau khi cắt tỉa nải chuối trên buồng, dùng thuốc  Decis và Mancozeb 0,1% phun lên quày sau đó lấy túi nilon hoặc giấy dầu có đục nhiều lỗ để bao lại. Kích thước tối thiểu của bao nên từ 120 x 75 cm.

Bao từ dưới lên, phần trên dùng dây nilon màu buộc lại.

7. Làm cây chống buồng chống gió bão

Thân chuối có chứa nhiều nước, buồng chuối nặng, bộ rễ lại không ăn sâu do đó bà con nên làm cây chống cho buồng chuối để tránh gió bão.

Dùng tre hoặc gỗ chắc chắn xếp chéo lên nhau rồi dùng thép buộc lại làm cột chống. Chống cây đã buộc vào điểm tiếp xúc giữa thân và buồng sau đó đặt thêm một thanh gỗ nằm ngang giữa 2 cột chống, buộc cố định lại.


Ngoài ra, bà con cũng  nên đắp thêm 10cm đất vào gốc chuối để bảo vệ bộ rễ.

Tags Cây Ăn Trái Cây Chuối Chuối Tây Kiến Thức Kỹ Thuật Cây Trồng

Video liên quan

Chủ Đề