Vì sao ở đới lạnh phương Bắc thực vật chỉ phát triển được trong mùa hạ cánh mũi

[trang 21 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Dựa vào những hình ảnh dưới đây, hãy cho biết hình ảnh nào phù hợp với môi trường đới lạnh. Những thông tin nào giúp em biết được điều đó?

Trả lời:

Các hình phù hợp với môi trường đới lạnh là hình 2, 5, 6 vì các hình này chụp các loài động vật [chim cánh cụt, gấu trắng, tuần lộc] sống ở những nơi lạnh giá có băng tuyết.

1. Xác định giới hạn đới lạnh

[trang 21 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Đọc thông tin, quan sát hình 7 và 8, hãy xác định giới hạn của môi trường đới lạnh.

Trả lời:

– Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

– Ranh giới để xác định giới hạn của đới lạnh ở vùng Bắc cực là đường đẳng nhiệt 10°C vào tháng 7 và đới lạnh ở vùng Nam cực là đường đẳng nhiệt 10°C vào tháng 1.

2. Tìm hiểu đặc điểm khí hậu

[trang 22 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Quan sát hình 9, đọc thông tin, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của khí hậu đới lạnh.

Trả lời:

– Khí hậu: Khắc nghiệt, lạnh lẽo.[ Nhưng khi tới mùa hạ thì sinh động hẳn lên. Nhưng nhiệt độ ko vượt 10 độ C ]

– Nhiệt độ: Luôn dưới -10 độ C, có khi -50 độ C

– Lượng mưa: Rất thấp, chỉ dưới 500 mm

– Thực vật: Vùng đài nguyên nằm ven biển gần Bắc cực. Thực vật đặc trưng là rêu, địa y…

– Động vật: Nhờ có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước giúp chúng thích nghi được với môi trường ở đới lạnh. Có loài thì di cư tránh rét, có loài ngủ suốt mùa đông hoặc ngủ theo bầy đàn.

3. Tìm hiểu một số đặc điểm khác của môi trường đới lạnh

a] Băng tuyết

[trang 23 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Quan sát hình 7, 8 và đọc thông tin, hãy:

– Xác định các khu vực đóng băng vào mùa đông ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.

– Cho biết biến đổi khí hậu đã có tác động như thế nào đối với môi trường đới lạnh.

Trả lời:

– Khu vực đóng băng vào mùa đông ở vùng Bắc Cực và Nam Cực:

    + Ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến 10m. Vào mùa hạ, biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi.

    + Ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ.

– Tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường đới lạnh:

Hiện nay, do biến đổi khí hậu, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại.

b] Sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh

[trang 23 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Quan sát các hình từ 10 đến 14 và đọc thông tin dưới đây, hãy:

– Kể tên các loài thực vật và động vật chính ở môi trường đới lạnh.

– Giải thích vì sao các loài động vật lại thích nghi được với môi trường đới lạnh.

– Cho biết vì sao cuộc sống của sinh vật đới lạnh lại sinh động hẳn lên vào mùa hạ.

Trả lời:

– Các loài thực vật và động vật chính ở môi trường đới lạnh:

    + Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y…

    + Các loài động vật đặc trưng nhất của môi trường đới lạnh là tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng,…

– Các loài động vật lại thích nghi được với môi trường đới lạnh vì:

    + Nhờ có lớp mỡ dày [hải cẩu, cá voi…], lớp lông dày [gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc…] hoặc bộ lông không thấm nước [chim cánh cụt…].

    + Thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau.

    + Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông.

– Cuộc sống của sinh vật đới lạnh lại sinh động hẳn lên vào mùa hạ vì:

Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ, rêu, địa y… nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá…

1. [trang 24 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Tìm từ chìa khóa ở hàng dọc [màu vàng] bằng cách trả lời các câu hỏi và điền từ vào ô trống theo hàng ngang:

a] Hàng ngang thứ nhất gồm 7 chữ cái. Đây là tên của một trong những loài động vật sống ở Bắc Cực. Chúng thường ăn cây cỏ, địa y, sống thành đàn và có bộ lông rất dày để chống lại sự lạnh giá của khí hậu.

b] Hàng ngang thứ hai gồm 5 chữ cái. Thực vật đới lạnh phát triển mạnh nhất vào thời gian nào trong năm?

c] Hàng ngang thứ ba gồm 7 chữ cái. Khối băng lớn được tách ra từ rìa của khiên băng trôi trên biển cả năm vẫn chưa tan hết gọi là gì?

d] Hàng ngang thứ tư gồm 7 chữ cái. Nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực là môi trường nào?

đ] Hàng ngang thứ năm gồm 9 chữ cái. Ở vùng đài nguyên phương Bắc, thực vật chỉ phát triển được ở khu vực nào vào mùa hạ?

e] Hàng nhanh thứ sáu gồm 12 chữ cái. Đây là một trong những hậu quả lớn nhất của việc băng ở hai cực tan nhanh.

g] Hàng ngang thứ bảy gồm 11 chữ cái. Tên của một loài động vật chỉ sống ở Nam Cực có bộ lông không thấm nước.

Hàng dọc: Gồm 7 chữ cái. Đây là đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh.

Trả lời:

Hàng ngang:

a] Tuần lộc

b] Mùa hạ

c] Núi băng

d] Đới lạnh

đ] Thung lũng

e] Nước biển dâng

g] Chim cánh cụt

Hàng dọc: Lạnh giá.

2. [trang 25 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Hãy nối mỗi ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng với cách thích nghi của động, thực vật ở môi trường đới lạnh.

Trả lời:

[trang 25 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Với sự giúp đỡ của người thân, hãy sưu tầm các thông tin nói về sự thích nghi của con người ở môi trường đới lạnh.

Trả lời:

    +Xây nhà băng

    +Dùng đèn mỡ hải cẩu để sưởi ấm.

[trang 26 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN]. Tìm hiểu để biết thêm một số loài động vật đới lạnh có nguy cơ tuyệt chủng.

Trả lời:

Một số loài động vật đới lạnh có nguy cơ tuyệt chủng:Gấu trắng Bắc Cực, hải cẩu, cá voi…

Môi trường đới lạnh – Sự thích nghi của động vật, thực vật với môi trường. Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y…

Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y…


Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày [hải cẩu, cá voi…], lớp lông dày [gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc…] hoặc bộ lông không thấm nước [chim cánh cụt…]. Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y… nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá…

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Lý thuyết Bài 21: Môi trường đới lạnh [hay, chi tiết]

Câu: 1 Ở đới lạnh, khu vực có Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền là:

   A. Vòng cực Bắc [Nam].

   B. Cực Bắc [Nam].

   C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 800

   D. Từ vĩ tuyến 800 đến hai cực.

Hiển thị đáp án

Các địa điểm ở cực Bắc và cực Nam trong năm có hiện tượng ngày, đêm kéo dài suốt 6 tháng.

Chọn: B.

Câu: 2 Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là:

   A. ôn hòa.

   B. thất thường.

   C. vô cùng khắc nghiệt.

   D. thay đổi theo mùa.

Hiển thị đáp án

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình luôn dưới -100C, thậm chí xuống đến -500C.

Chọn: C.

Câu: 3 Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là:

   A. núi lửa.

   B. bão cát.

   C. bão tuyết.

   D. động đất.

Hiển thị đáp án

Loại thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là những trận bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da.

Chọn: C.

Câu: 4 Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

   A. Lông dày.

   B. Mỡ dày.

   C. Lông không thấm nước.

   D. Da thô cứng.

Hiển thị đáp án

Để thích nghi tốt với khí hậu lạnh giá, các loài động vật vùng ôn đới lạnh có đặc điểm là lớp mỡ dày [hải cẩu, cá voi…], lớp lông dày [gấu trắng, tuần lộc..], lông không thấm nước [chim cánh cụt].

Chọn: D.

Câu: 5 Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

   A. Voi.

   B. Tuần lộc.

   C. Hải cẩu.

   D. Chim cánh cụt.

Hiển thị đáp án

Voi là động vật của miền nhiệt đới, có kích thước rất lớn, phân bố nhiều ở châu Phi.

Chọn: A.

Câu: 6 Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là:

   A. rừng rậm nhiệt đới.

   B. xa van, cây bụi.

   C. Rêu, địa y.

   D. rừng lá kim.

Hiển thị đáp án

Thảm thực vật tiêu biểu ở miền đới lạnh là rêu, địa y.

Chọn: C.

Câu: 7 Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

   A. Do con người dùng tàu phá bang.

   B. Do Trái Đất đang nóng lên.

   C. Do nước biển dâng cao.

   D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Hiển thị đáp án

Hiện nay, do hoạt động kinh tế - đặc biệt là hoạt động công nghiệp của con người đã thải ra không khí nhiều chất khí nhà kính như CO2, khí này có tác động giữ nhiệt làm cho Trái Đất tỏa nhiệt chậm hơn và nhiệt độ bắt đầu tăng lên [gọi là hiệu ứng nhà kính], nhiệt độ tăng sẽ khiến băng 2 cực bắt đầu tan ra và diện tích băng ngày càng thu hẹp.

Chọn: B.

Câu: 8 Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?

   A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.

   B. Nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C

   C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp [dưới 500mm].

   D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.

Hiển thị đáp án

Đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh là mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C [có khi – 500C], lượng mưa trung bình năm rất thấp [dưới 500mm], mùa hạ thực sự chỉ kéo dài 2 -3 tháng và nhiệt độ tăng lên nhưng ít khi vượt quá 100C.

Chọn: D.

Câu: 9 Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là:

   A. băng tan ở hai cực.

   B. mưa axit.

   C. bão tuyết.

   D. khí hậu khắc nghiệt.

Hiển thị đáp án

Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tan chảy bớt, băng tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên Trái Đất nên có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực hoặc quốc gia có địa hình thấp trên thế giới, gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội các khu vực này.

Chọn: A.

Câu: 10 Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ?

   A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan.

   B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.

   C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan.

   D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn.

Hiển thị đáp án

Sông ngòi miền đới lạnh bị đóng băng suốt mùa đông, mùa hạ Mặt Trời chiếu sáng làm tăng nhiệt độ khiến băng tan gây ra hiện tượng lũ băng lớn vào thời kì này.

Chọn: A.

Xem thêm các phần Lý thuyết & Trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 7 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 7 | Để học tốt Địa Lí 7 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

moi-truong-doi-lanh.jsp

Video liên quan

Chủ Đề