Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở là gì năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh, thành phố (Bộ CHQS) trước kia còn được gọi tắt là Tỉnh Đội là một tổ chức thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tương đương cấp Sư đoàn, có chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ hoặc Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố tổ chức thực hiện công tác quân sự địa phương, quốc phòng toàn dân ở địa phương. Quản lý Nhà nước về mặt quốc phòng trên địa bàn tỉnh/thành phố. Tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao. Trực tiếp quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang nhân dân địa phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng; Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân khu, Tỉnh uỷ/Thành ủy, HĐND, UBND tỉnh/thành phố.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có quản lý toàn bộ lực lượng bộ đội địa phương và dân quân thuộc quyền. Trong thời bình, quân số Bộ Chỉ huy quân sự mỗi tỉnh dao động từ 600 đến 2.000 người, tùy theo tính chất đặc thù của địa bàn, mức phổ biến thường thấy trên dưới 1.000 người. Trong thời chiến, mỗi tỉnh có thể có từ 2-4 trung đoàn đủ quân, nhiều tiểu đoàn binh chủng, thậm chí có thể biên chế đến 1 sư đoàn bộ binh, trung đoàn cao xạ, trung đoàn công binh... Quân số thời chiến phổ biến từ 5.000-15.000 người.

Hiện nay Việt Nam có 61 Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh - Thành phố và 2 Bộ Tư lệnh Thành phố (TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội). Tổng quân số bộ đội địa phương thời bình ước tính khoảng 100.000 người.

Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổ chức xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng của địa phương, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương (Bao gồm bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên), xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ; quản lý, huy động nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của địa phương và cả nước trong mọi tình huống.
  • Triển khai thực hiện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự, hoạt động phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng vũ trang.
  • Xây dựng quyết tâm, kế hoạch phòng thủ, quyết tâm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang địa phương.
  • Tổ chức, chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an nhân dân và các lực lượng khác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; làm công tác vận động quần chúng và tổ chức huy động các lực lượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự ở địa phương.
  • Thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ các cấp và giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản quy định của địa phương về công tác quốc phòng, giải đáp chế độ, chính sách có liên quan đến lĩnh vực quân sự - Quốc phòng địa phương.
  • Thực hiện phối kết hợp phát triển quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại; gắn quốc phòng - an ninh với kinh tế; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng và các khu vực quân sự ở địa phương.
  • Xây dựng và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ, đề xuất bảo đảm ngân sách cho công tác quốc phòng địa phương. Thi hành mọi chủ trương, chính sách về củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, dự bị động viên theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quân sự, quốc phòng địa phương.

Tổ chức Đảng lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng ủy quân sự (ĐUQS)Tỉnh được thành lập trên quy định Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ủy quân sự tỉnh có nhiệm kỳ 5 năm, được bầu tại Đại hội Đảng bộ quân sự tỉnh. Các Đảng ủy quân sự Tỉnh hiện nay có nhiệm kỳ 2020-2025.

Đảng ủy quân sự tỉnh gồm 13-15 thành viên. Ban Thường vụ thường có năm người. Thành viên Đảng ủy quân sự Tỉnh bao gồm:

- Bí thư ĐUQS tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy đảm nhiệm, được chỉ định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Phó Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra ĐUQS tỉnh thường do Chính ủy Bộ CHQS đảm nhiệm:

- Ủy viên Thường vụ ĐUQS thường bao gồm: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

- Ủy viên ĐUQS tỉnh thường gồm: Chỉ huy Phó; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm chính trị, Tham mưu phó, Chủ nhiệm Hậu cần, Chủ nhiệm kỹ thuật Bộ CHQS tỉnh; Trung đoàn trưởng hoặc Chính ủy Trung đoàn Dự bị động viên, Chỉ huy trưởng hoặc Chính trị viên một số Ban CHQS huyện; Đoàn trưởng hoặc Chính ủy Đoàn kinh tế Quốc phòng, Giám đốc Xí nghiệp kinh tế quốc phòng thuộc quyền Chỉ huy của Bộ CHQS tỉnh

Tổ chức, biên chế[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Chỉ huy[sửa | sửa mã nguồn]

  • 01 Chỉ Huy Trưởng Bộ CHQS tỉnh: Đại tá - Ủy viên Ban Thường Vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh.
  • 01 Chính ủy Bộ CHQS tỉnh: Đại tá, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy quân sự tỉnh.
  • 01 Phó Chỉ Huy Trưởng kiêm Tham Mưu Trưởng Bộ CHQS tỉnh: Đại tá
  • 02 Phó Chỉ Huy trưởng Bộ CHQS tỉnh: Đại tá
  • 01 Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh: Đại tá

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn phòng Bộ Chỉ huy. Chánh Văn phòng: Thượng tá
  • Phòng Tham mưu. Tham mưu trưởng: Đại Tá; 2 Phó Tham mưu trưởng có quân hàm Thượng tá. Các Trưởng ban và các trợ lý có quân hàm cao nhất là Thượng tá, Trung tá.
    • Thanh tra Quốc phòng
    • Ban Tác huấn
    • Ban Quân báo - trinh sát
    • Ban Quân lực
    • Ban Dân quân tự vệ
    • Ban Pháo Binh
    • Ban Công binh
    • Ban Phòng không
    • Ban Thông tin
    • Ban Cơ Yếu
    • Ban Tài chính
    • Ban Khoa học Quân sự
  • Phòng Chính trị. Chủ nhiệm: Đại Tá; 2 Phó Chủ nhiệm có quân hàm Thượng Tá, 1 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy có quân hàm Thượng tá. Các Trưởng ban, các Ủy viên UBKT Đảng ủy và các trợ lý có quân hàm cao nhất là Thượng tá, Trung tá.
    • Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy
    • Ban Tổ chức
    • Ban Cán bộ
    • Ban Tuyên huấn
    • Ban Chính sách
    • Ban Dân vận
    • Ban Bảo vệ an ninh
    • Trợ lý Thanh niên
  • Phòng Hậu cần. Chủ nhiệm: Thượng Tá; 2 Phó Chủ nhiệm có quân hàm Trung tá. Các Trưởng ban, Bệnh xá trưởng và các trợ lý có quân hàm cao nhất là Trung tá. Mỗi ban thuộc Phòng Hậu cần có quân số từ 5-7 quân nhân.
    • Ban Kế hoạch
    • Ban Quân nhu
    • Ban Doanh trại
    • Ban Quân y
    • Ban Xăng dầu
    • Bệnh xá
  • Phòng Kỹ thuật. Chủ nhiệm: Thượng Tá; 2 Phó Chủ nhiệm có quân hàm Trung tá. Các Trưởng ban, Trạm trưởng và các trợ lý có quân hàm cao nhất là Trung tá.
    • Ban Quân khí
    • Ban Xe máy
    • Kho Vũ khí - Đạn
    • Trạm sửa chữa

Trong năm 2024, Quân đội đã tổ chức lại các Bộ Chỉ huy quân sự tại một số tỉnh, thành phố. Theo đó, giải thể Ban Khoa học quân sự; sáp nhập Phòng Hậu cần và Phòng Kỹ thuật thành Phòng Hậu cần - Kỹ thuật; sáp nhập Đại đội Trinh sát và Đại đội Thiết giáp thành Đại đội Trinh sát cơ giới; Trung đội Thông tin thành Đại đội Thông tin; Trung đội Công binh thành Đại đội Công binh.