Tin tức mới nhất về ngân hàng Xây dựng

Nhiều khả năng Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc CB

Trong báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 ngày 10/5, Chính phủ cho biết thời gian qua đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á.

Cụ thể, đã tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng; sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ; rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới.

Đáng lưu ý, báo cáo cho biết đã có phương án xử lý đối với Ngân hàng Xây dựng [CB] và Ngân hàng Đại dương [OceanBank].

Trước đó, tại ĐHĐCĐ năm nay, Ngân hàng Quân Đội [MB] và cả Vietcombank đều đã thông qua phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém. Trong khi thông tin MB nhận chuyển giao bắt buộc OceanBank đã được hé lộ trước đó thì thông tin tổ chức tín dụng yếu mà Vietcombank nhận chuyển giao tại thời điểm đó vẫn là ẩn số.

Theo thông tin của Báo cáo Chính phủ vừa công bố, gần như chắc chắn khả năng Vietcombank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc CB.

Trước đó, năm 2015, khi Ngân hàng Xây dựng bị mua lại bắt buộc 0 đồng do thua lỗ, âm vốn, Vietcombank đã được chỉ định tham gia hỗ trợ ngân hàng này tái cơ cấu.

Trả lời cổ đông tại ĐHĐCĐ vừa qua, Chủ tịch HĐQT Vietcombank – ông Phạm Quang Dũng cho hay - hiện nay Vietcombank đang triển khai các thủ tục cần thiết trình lên các cơ quan có thẩm quyền về việc nhận chuyển giao bắt buộc. Thời gian xử lý tổ chức tín dụng yếu kém sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của đơn vị này.

Ngoài ra, quá trình này sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền. Thứ ba là diễn biến của thị trường.

''Vietcombank đánh giá, với sự hỗ trợ theo quy định mà ngân hàng nhận được, thời gian xử lý sẽ không quá 8 – 10 năm, để biến những tổ chức này thành các tổ chức tín dụng lành mạnh và hoạt động bình thường'', ông Dũng cho biết.

Mục tiêu của Vietcombank khi nhận việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng là: hỗ trợ tổ chức tín dụng từng bước khôi phục hoạt động bình thường, khắc phục các yếu kém, trở thành ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục.

Với Vietcombank, việc chuyển giao bắt buộc này sẽ giúp ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới… và có thể nhận sáp nhập, hoặc tiếp tục duy trì tổ chức tín dụng như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư mới.

Lãnh đạo Vietcombank khẳng định, nguyên tắc của việc chuyển giao bắt buộc là sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thông thường và danh tiếng của VCB; đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các cổ đông và cán  bộ công nhân viên Vietcombank. Vietcombank có quyền bán/chuyển nhượng, nhận sáp nhập, tiếp tục duy trì tổ chức tín dụng là ngân hàng con của Vietcombank trong và sau khi hoàn thành việc thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.

Chính sách về cổ tức, phân phối lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ của Vietcombank không phụ thuộc hoặc ảnh hưởng bởi việc nhận chuyển giao bắt buộc và độc lập với kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng trong thời gian thực hiện phương án nhận chuyển giao bắt buộc.

Không chịu trách nhiệm về thanh khoản, không góp vốn khi tổ chức tín dụng còn lỗ lũy kế

Tương tự trường hợp MB nhận chuyển giao bắt buộc OeanBank, Vietcombank cũng khẳng định, sau khi nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng sẽ duy trì tổ chức tín dụng này hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tái chính hợp nhất vào báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng.

Vietcombank không góp vốn vào tổ chức tín dụng trong thời gian tổ chức tín dụng còn lỗ lũy kế. Vietcombank không chịu trách nhiệm về thanh khoản và các nghĩa vụ tài chính của tổ chức tín dụng trong thời gian thực hiện phương án.

Lãnh đạo Vietcombank cho hay, ngân hàng tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại Phương án chuyển giao bắt buộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, Vietcombank sẽ được được ưu tiên chấp thuận cho vay vượt 15%/25% vốn tự có của Vietcombank đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan của Vietcombank; cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ đối với các dự án trọng điểm; tăng thị phần  phục vụ các dự án vốn tín dụng quốc tế cho Ngân hàng trong suốt thời gian tổ chức tín dụng chưa hết lỗ luỹ kế.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ không giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm của Vietcombank nếu Ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.

Vietcombank được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ngay sau khi nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, Vietcombank được trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận còn lại sau  trích lập các quỹ để tăng vốn tự có [trong các năm xử lý lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng].

Đồng thời, ngân hàng được mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch trên các địa bàn tỉnh thành phố với số lượng tối thiểu bằng ngân hàng thương mại có vốn nhà nước có số chi nhánh, phòng giao dịch thấp nhất trên địa bàn.

Vietcombank cũng không phải áp dụng các điều kiện hạn chế trong giao dịch với tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc với tư cách là một ngân hàng con của Vietcombank, các giao dịch liên quan đến tài sản có với tổ chức tín dụng được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

Các biện pháp hỗ trợ cụ thể và mức áp dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tại phương án chuyển giao bắt buộc.


Tổng biên tập:

TS. Chử Văn Lâm

Tổng thư ký tòa soạn:

Đào Quang Bính


Giấy phép Tạp chí điện tử số:

272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020

Phát triển bởi Hemera Media

Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam


Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.


Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: [84-24] 62603760

Điện thoại: 02437552050

Trang TTĐTTH của Công ty TNHH Đầu tư Đổi mới Công nghệ INTECH

Giấy phép số 2326/GP-TTĐT do Sở TTTT Thành phố Hà Nội cấp ngày 16/6/2021

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa A7-D21, Số 9, Ngõ 11, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email:

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Thanh Hải

Ghi rõ nguồn nguoiquansat.vn khi phát hành lại thông tin từ website này

Thỏa thuận chia sẻ và trách nhiệm về thông tin

Đứng trước vành móng ngựa, cả "phù thủy ngân hàng" Trầm Bê, đại gia Trần Phương Bình hay Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm cũng phải nghẹn ngào, đôi lần rơi lệ, xin được"cứu vớt linh hồn". Trước khi xộ khám, họ đều từng nắm giữ vị trí quan trọng tại các tập đoàn, ngân hàng với khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng.

Đại gia tài chính Nhật Bản sẽ góp vốn, hỗ trợ công nghệ và nghiệp vụ tài chính cho Ngân hàng Xây dựng [CB] 

TP - Hôm 12/12, TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Công Danh [nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng -VNCB, nay là CB], cùng đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Năm 2018, tròn 3 năm Ngân hàng Xây dựng [CB] chính thức thuộc sở hữu vốn 100% Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện của Vietcombank. 3 năm trở lại thị trường là cả một chặng đường ghi dấu những bước chuyển mình quan trọng, đánh dấu sự đổi mới toàn diện trên các mặt hoạt động của CB.

TPO - Sau khi công tố viên đề nghị Tòa tuyên bị cáo Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank từ 5-6 năm tù, "đại gia" này tha thiết: Cho tui ở tù ít hơn, ra ngoài cũng không làm hại gì cho xã hội. 

TPO - Luật sư các bị cáo “xoay” CBBank [tiền thân của Ngân hàng Xây dựng - VNCB] câu hỏi khoản tiền 4.700 tỷ đồng này bây giờ ở đâu, ban đầu đại diện CBBank nói rằng Ngân hàng Nhà nước mua lại VNCB với gia 0 đồng, tức là chẳng có khoản tiền nào vì vốn điều lệ VNCB ghi lúc đó là 3.000 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ là trên giấy phép.

TPO - Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận bà Hứa Thị Phấn đã lợi dụng ảnh hưởng của mình chỉ đạo một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn, Lam Giang thực hiện thu - chi khống để hoàn thiện thủ tục thu khống, sử dụng bất hợp pháp hơn 5.200 tỷ đồng.

TPO - Trong lúc chủ tọa phiên tòa đang thẩm tra tư pháp, ông Trầm Bê được cảnh sát tư pháp dẫn giải rời phòng xử

TP - Để có tiền sử dụng, Phạm Công Danh lập các hồ sơ khống từ các Cty không hoạt động để vay tiền 3 ngân hàng, cho Ngân hàng Xây dựng bảo lãnh. Đến nay, các Cty của ông Danh không trả được nợ, gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng cho Ngân hàng Xây dựng.

TPO - Vợ chồng Phạm Công Danh tính toán, sau khi khắc phục toàn bộ thiệt hại trong vụ án vẫn dư ra hơn 2.000 tỷ đồng nên xin được nộp số này cho ngân hàng Xây Dựng nhằm lấy lại các khu đất tại sân vận động Chi Lăng [Đà Nẵng].  

TPO - Sacombank vừa lên tiếng về vụ bắt giữ hai cựu lãnh đạo là ông Trầm Bê và Phan Huy Khang.

TPO - Chiều ngày 12/1, phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Phạm Công Danh [nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng – VNCB] và các đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB 9.000 tỷ đồng tiếp tục với phần tranh luận công khai tại tòa.

TPO - Gần 16h chiều nay [27/12], phiên tòa của TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm xét xử ‘đại án’ ông Phạm Công Danh [nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng – VNCB] và các đồng phạm gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng, HĐXX tạm nghỉ để hội ý liên quan tới các ý kiến của luật sư và các bị cáo.

TPO - Sáng nay [27/12], TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm xét xử ‘đại án’ Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng [VNCB], và đồng phạm gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng.

TP - Ngày 30/8, phiên tòa xét xử “đại án” 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng [VNCB] đã kết thúc phần tranh luận. HĐXX cho 36 bị cáo nói lời sau cùng và Tòa nghị án. Dự kiến, ngày 9/9 phiên tòa trở lại với phần tuyên án.

TPO - Hôm nay 25/8, phiên tòa ‘đại án’ Ngân hàng Xây dựng [VNCB] tiếp tục xét xử. Tòa đã cho bà Hứa Thị Phấn [đại diện Nhóm Phú Mỹ] trình bày công khai tại phiên tòa.

TP - Tiếp tục phiên tòa xét xử sai phạm tại VNCB, buổi chiều ngày xét xử, Tòa đã cho đại diện Cty Quỹ Lộc Việt bảo vệ quyền lợi công khai tại tòa. Trước đó, đại diện VKS tại phiên tòa đã nêu quan điểm đề nghị HĐXX khởi tố tại tòa ông Nguyễn Việt Hà [Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt].

TPO - Ngày 19/8, tiếp tục phiên tòa xét xử ông Phạm Công Danh [nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng – VNCB] và 35 bị cáo gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng.

TPO - Được HĐXX cho phép tranh luận với cáo buộc của VKS, luật sư Phan Trung Hoài [Đoàn luật sư TP.HCM - bảo vệ cho bị cáo Phạm Công Danh] đã trình bày tranh luận công khai tại phiên tòa.

TPO - Sau gần 20 ngày xét xử, phiên tòa ‘đại án’ gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng [VNCB] 9.000 tỷ đồng do Phạm Công Danh [nguyên Chủ tịch VNCB] và 35 đồng phạm gây ra, nay kết thúc phần xét hỏi. Chủ tọa Phạm Lương Toản cũng quyết định cho phiên xử tạm ngưng từ hôm nay đến ngày 15/8.

TPO - “Tôi cảnh cáo ông lần thứ nhất, đây là phiên tòa, yêu cầu ông tôn trọng HĐXX…” Chủ tọa phiên tòa – Thẩm phán Phạm Lương Toản đã nói với ông Phạm Công Danh.

TPO - Ngày 9/8, Tòa dành phần lớn thời gian để luật sư tham gia xét hỏi các bị cáo nguyên là thuộc cấp của ông Phạm Công Danh.

TPO - Liên quan tới khoản tiền 5.190 tỷ đồng gửi ở Ngân hàng Xây dựng [VNCB], bà Trần Ngọc Bích nói rằng cho bà Phạm Thị Trang [Trang Phố Núi] vay chứ không phải ông Phạm Công Danh và khoản tiền gửi trên có hợp đồng, chứng từ [đã nộp cho Cơ quan điều tra].

TPO - Liên quan đến 'hợp đồng tiền gửi' 3.190 tỷ đồng của bà Trần Ngọc Bích đối với VNCB, bị cáo Hoàng Đình Quyết khai rằng hợp đồng tiền gửi này được lập không hề được hạch toán trong sổ sách ngân hàng mà chỉ là chứng từ lập ra cho có. 

Những người tham dự phiên tòa xét xử đại án ở Ngân hàng Xây dựng ngày 1 và 2/8 khá ngạc nhiên khi ông Phạm Công Danh xin lỗi bà Trần Ngọc Bích.

TP - Tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và 35 bị cáo gây thiệt hại 9 nghìn tỷ đồng hôm 26/7, các bị cáo liên quan tới tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” là các giám đốc “làm thuê” cho Phạm Công Danh đều thừa nhận “chỉ biết ký”.

TP - Ngày 25/7, tại phiên tòa xử vụ đại án Ngân hàng Xây dựng [VNCB], khi đại diện VKS đã xét hỏi bị cáo Phan Thành Mai [nguyên tổng giám đốc VNCB] về khoản tiền 3,2 tỷ đồng mà Phạm Công Danh “thưởng” cho Mai liên quan đề án “Corebanking”. Danh nói không nhớ lấy từ nguồn nào ra trả “thưởng” cho Mai.

TPO - Phiên tòa bắt đầu từ 9 giờ 30 sáng, Tòa nêu lý do xử trễ hơn dự kiến vì ‘lý do riêng’. Ba bị cáo bị xác định đồng phạm với Phạm Công Danh trả lời HĐXX về hành vi của họ trong vụ án.

TPO - Tất các người dự tòa điều phải đi qua máy soi thiết bị, trước khi vào phòng xử. Đông người tham gia phiên tòa nhưng an ninh trật tự rất tốt.

TP - Có một bản thỏa thuận giữa Ngân hàng Xây dựng [CB-tiền thân là Ngân hàng Đại Tín] và phía bị đòi nợ 3 nghìn tỷ đồng là Cty Cổ phần Đầu tư Phương Trang [không phải Cty CP Xe khách Phương Trang như văn bản thông báo nợ từ CB]. Dường như sau vụ nhiều lãnh đạo CB bị bắt, vẫn còn những uẩn khúc…

TPO - Sau những tai tiếng với việc bị mua với giá 0 đồng và lãnh đạo bị bắt; Ngân hàng Xây dựng [CB-tiền thân là Ngân hàng Đại Tín] vừa lên tiếng khởi kiện đòi nợ Cty CP Xe khách Phương Trang [một đơn vị có cả nghìn đầu xe khách, chiếm lĩnh thị phần vận tải miền Nam] hơn 3 nghìn tỷ đồng. Câu chuyện này thực hư ra sao?

Video liên quan

Chủ Đề