Đánh giá mở đầu môn hóa học

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Vũ Khắc Ngọc [giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI] đi tìm hiểu về “Mở đầu về hoá học hữu cơ”.

1, Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.

  • Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon [trừ các oxit của cacbon, muối cacbonat, xianua và cacbua,…]
  • Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

2, Phân loại hợp chất hữu cơ.

a, Theo thành phần các nguyên tố.

Hợp chất hữu cơ gồm:

  • Hiđrocacbon: Hiđrocacbon no, Hiđrocacbon không no, Hiđrocacbon thơm.
  • Dẫn xuất của Hiđrocacbon: Dẫn xuất Halogen, ancol, phenol, ete, anđehit xeton,…

b, Theo mạch cacbon: Mạch vòng và mạch không vòng.

3, Đặc điểm chung của chất hợp chất hữu cơ.

  • Hợp chất hữu cơ bắt buộc có nguyên tố cacbon, thường gặp như H, O, N, S, P, Hal…
  • Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

a, Tính chất vật lí.

Hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, kém bền đối với nhiệt và dễ cháy, không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.

b, Tính chất hóa học.

Hợp chất hữu cơ kém bền với nhiệt, dễ bị phân hủy, các phản ứng thường chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định.

4, Sơ lược về phân tích nguyên tố.

a, Phân tích định tính:

  • Phân tích định tính xác định các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
  • Nguyên tắc: chuyển các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản, rồi nhận biết bằng phản ứng đặc trưng.

b, Phân tích định lượng:

  • Phân tích định lượng xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
  • Nguyên tắc: Chuyển nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O,N2,…sau đó xác đinh khối lượng và thể tích của các chất từ đó tính % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Hóa học lớp 11.

1.1. Hoá học là gì ?  

1.1.1. Thí nghiệm

*Thí nghiệm 1: Phản ứng giữa Đồng sunfat [màu xanh] và dung dịch natri hidroxit

  • Thao tác tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch Đồng sunfat [màu xanh] vào trong ống đong có chứa dung dịch natri hidroxit

Video 1: Phản ứng giữa Đồng sunfat [màu xanh] và dung dịch natri hidroxit

  • Hiện tượng: Thấy xuất hiện kết tủa màu xanh, không tan trong nước [Kết tủa là chất rắn xuất hiện trong chất lỏng và lắng xuống [không tan] khi làm thí nghiệm]
  • Kết luận: Từ các chất lỏng tạo thành chất rắn  ⇒ có sự biến đổi chất.
             

* Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa đinh Sắt và dung dịch Clohidric          

  • Thao tác tiến hành thí nghiệm: Cho đinh sắt nhỏ vào ống đựng dung dịch axit clohiđric

Video 2: Phản ứng giữa đinh Sắt và dung dịch Clohidric

  • Hiện tượng: Xuất hiện bọt khí không màu, thoát ra.
  • Kết luận: Từ chất lỏng và chất rắn tạo thành chất khí  ⇒ có sự biến đổi chất.

1.1.2. Kết luận  

Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất…

1.2. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

1.2.1. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Kể ra những vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em?

Trả lời:

Hình 1: Một vài vật dụng thiết yếu trong gia đình

Câu 2: Kể ra những sản phẩm hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp ở địa phương em.

Hình 2: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

Câu 3: Kể ra những sản phẩm hóa học phục vụ cho việc học tập của em và bảo vệ sức khỏe gia đình

Hình 3: Một số đồ dùng học tập và thuốc tây

1.2.2. Kết luận

  • Hóa học có vai trò rất lớn trong cuộc sống hàng ngày, sản xuất...

  • Cuộc sống hàng ngày: Quần áo, thuốc chữa bệnh, sách vở...

  • Trong nông nghiệp, công nghiệp: Phân bón, thuốc trừ sâu, các loại máy móc... vì vậy có hóa học, con người đã tạo ra nhiều chất theo ý muốn.

⇒  Môn hoá hoc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

1.3. Các em cần làm gì để học tốt môn Hóa?

1.3.1. Thu thập, tìm kiếm kiến thức

Hình 4: Thu thập, tìm kiếm kiến thức

1.3.2. Xử lí thông tin

  • Rút ra kết luận
  • Nhận xét
  • Trả lời câu hỏi

1.3.3. Vận dụng

Hình 5: Quá trình vận dụng

1.3.4. Ghi nhớ

1.4. Phương pháp học tập môn Hóa như thế nào là tốt?

Hình 6: Phương pháp học tốt môn Hóa

  • Biết làm thí nghiệm.                                                 

  • Có hứng thú say mê, chủ động, sáng tạo.                               

  • Nhớ kiến thức một cách chọn lọc thông minh.

  • Thường xuyên rèn luyện lòng ham thích đọc sách.

Chủ Đề