Tiêu chuẩn hóa lý của nước chạy thận nhân tạo năm 2024

Quy trình chạy thận nhân tạo bao gồm nhiều khâu kỹ thuật và cần theo dõi lâu dài. Nếu không thực hiện đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Để chuẩn hóa những bước thực hiện, tránh các biến chứng trong buổi lọc, quy trình chạy thận nhân tạo cần được đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Bộ y tế và do Bác sĩ chỉ định.

Tổng quan về chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo [hay lọc máu] là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng máy. Phương pháp này thường được chỉ định điều trị cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp [thường do ngộ độc] diễn tiến nhanh hoặc bị dư nước, tăng kali máu, toan máu nhưng không đáp ứng với thuốc điều trị. [1]

Khi chạy thận nhân tạo, điều dưỡng sẽ tiến hành chích 2 cây kim vào cánh tay có cầu nối mạch máu của người bệnh hoặc catheter. Mỗi cây kim sẽ được gắn vào một ống mềm kết nối với máy lọc máu. Máy lọc máu sẽ bơm máu qua bộ lọc rồi đưa máu trở lại cơ thể của người bệnh. Trong quá trình này, máy lọc máu sẽ kiểm tra huyết áp và kiểm soát tốc độ bơm máu chảy qua màng lọc cùng lượng chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể.

Màng lọc có hai phần gồm một phần cho máu, một phần cho dịch lọc. Hai phần này được ngăn cách bởi một lớp màng mỏng. Lớp màng sẽ giữ lại những tế bào máu, protein và các chất quan trọng khác, đồng thời loại bỏ những chất thải như urê, creatinine, kali và chất lỏng thừa ra khỏi máu.

Quy trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?

1. Chuẩn bị, khởi động máy

  • Khởi động và quan sát toàn bộ hệ thống nước, tháo bỏ phần nước ứ đọng, kiểm tra lưu lượng cùng độ dẫn điện của hệ thống nước. []
  • Kiểm tra máy thận, độ dẫn điện của dịch lọc, những báo động an toàn của máy, đảm bảo máy thận đạt lưu lượng 500ml/phút, không còn chất sát trùng.

2. Kiểm tra người bệnh trước khi lọc máu

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng lâm sàng của người bệnh trong 24 giờ trước khi lọc máu, cụ thể:

  • Đo điện tim, kiểm tra tình trạng tim mạch hiện tại và chụp X-quang tim phổi.
  • Các thuốc và điều trị gần nhất: Các chỉ định và thay đổi liều lượng thuốc.
  • Những chỉ số sinh hóa thông thường và những xét nghiệm gần nhất như điện giải đồ, photpho, canxi, pH, axit uric, CO2, hemoglobin, hematocrit, protein máu, tình trạng đông máu, men tim, tiền sử dị ứng, nhóm máu Rh, sự ngưng kết bất thường.

Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cho buổi lọc bao gồm những xét nghiệm trước và sau lọc, thời gian lọc, lưu lượng máu, siêu lọc, thuốc chống đông, quả lọc. Ngoài ra, người bệnh cũng được theo dõi kỹ lưỡng trong suốt buổi lọc và khi kết thúc buổi lọc.

3. Chuẩn bị người bệnh

Trước khi tiến hành chạy thận nhân tạo, điều dưỡng cần tiến hành:

  • Cân người bệnh: Điều dưỡng lấy đúng số cân nặng của người bệnh, lưu ý cần trừ giày dép, quần áo… Nếu có nghi ngờ, điều dưỡng có thể cân lại người bệnh nhiều lần để đảm bảo lấy được số cân nặng chính xác.
  • Đo huyết áp và mạch của người bệnh trong tư thế đứng và nằm. Điều dưỡng ghi chép cẩn thận những thông số này vào sổ theo dõi của người bệnh.
  • Trải ga giường rồi yêu cầu người bệnh nằm lên để chuẩn bị lọc máu.
  • Tiến hành sát trùng cẩn thận tay FAV của bệnh nhân.

4. Nối vòng tuần hoàn ngoài cơ thể

4.1 Hướng dẫn người bệnh tư thế chuẩn bị chọc tay:

  • Người bệnh cần nằm đúng tư thế [tư thế nằm hoặc nửa nằm]. Giường được điều chỉnh với mức cao vừa phải.
  • Máy lọc thận đã sẵn sàng và không có bất kỳ báo động nào.

4.2 Những bước chuẩn bị dụng cụ gồm:

  • Mở hộp vô trùng chứa những dụng cụ lọc máu. Nhân viên y tế đặc biệt cẩn thận mọi thao tác nhằm tránh nhiễm trùng.
  • Lắp quả lọc: Cần tiến hành kiểm tra đối chiếu thông tin của người bệnh, tránh nhầm lẫn. Tiến hành đuổi khí thật kỹ, tốc độ bơm 90 – 120 ml/phút, đồng thời cần vỗ nhẹ vào quả lọc. Thao tác này sẽ đảm bảo không khí trong quả lọc được thoát hết ra ngoài. Khi còn khoảng 300ml dịch, tiến hành quay vòng dịch trong quả lọc với Heparin. Các râu của đường dây cần được xả rửa sạch.
  • Đuổi khí: Đầu xanh [đầu tĩnh mạch] quả lọc cần quay lên trên.
  • Điều dưỡng và bệnh nhân cần đeo khẩu trang.
  • Điều dưỡng chuẩn bị ống lấy máu, kim và găng, gạc đã thấm chất sát trùng.
  • Điều dưỡng đeo găng vô trùng rồi lấy săng vô trùng, trải săng dưới cánh tay của người bệnh. Tiến hành sát trùng lại tay của người bệnh bằng miếng gạc thấm chất sát trùng, garo.

4.3 Các bước tiến hành chọc FAV:

  • Cần xác định đường đi của mạch máu [FAV] bằng đầu ngón tay.
  • Tiến hành chọc FAV: Kim “động mạch” cần hướng về phía miệng nối. Trong khi, kim “tĩnh mạch” cần hướng lên cao [ngược với kim động mạch].
  • Sử dụng băng dính vô trùng để cố định kim bằng.
  • Thông kim bằng cách mở nút và nhanh chóng siết chặt lại, đóng khóa kim rồi thực hiện lấy bệnh phẩm.

Tiến hành đặt chương trình lọc máu trên máy chạy thận nhân tạo kết hợp theo dõi người bệnh. Cần đặt chương trình lọc máu trước khi nối vòng tuần hoàn cho người bệnh.

Tiến hành nối vòng tuần hoàn và chạy thận. Khi các chức năng của máy chạy thận nhân tạo sẵn sàng, tiến hành lọc máu, lưu ý liều tấn công và liều duy trì heparin. Trong quá trình lọc, cần tăng tốc độ máu lên từ từ, kiểm tra áp lực động mạch, tĩnh mạch trên màn hình và kiểm tra các đèn báo an toàn của máy. Tiếp theo, kiểm tra đường dây trên ga, cố định đường dây vào ga, tránh để dây quệt trên đất, tránh vướng phải.

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, người bệnh được theo dõi toàn trạng, theo dõi chặt chẽ từng giờ những thông số huyết áp, mạch và nồng độ dịch lọc [thành phần Na+ và Bicarbonat]. Người bệnh đái tháo đường còn được theo dõi chỉ số đường huyết. Tất cả những dấu hiệu của người bệnh được ghi chép đầy đủ.

Tiến hành trả máu lại cho người bệnh. Trong quá trình này, người bệnh được đưa toàn bộ máu ở vòng tuần hoàn vào cơ thể và kết thúc buổi lọc. Khi thời gian cài đặt buổi chạy thận đã hết, thời gian trên màn hình máy chạy thận là 0.00, tiến hành trả máu cho người bệnh, kết thúc buổi lọc. Sau đó, đấu những đầu dây và đặt quả lọc vào túi để bảo quản, rút kim FAV ra khỏi tay của người bệnh và ép vào điểm chọc kim 15 – 20 phút.

Những rủi ro có thể gặp khi chạy thận nhân tạo

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, một số vấn đề ở đường vào mạch máu có thể xảy ra. Đây là lý do thường gặp khiến người bệnh cần tới bệnh viện để thực hiện phương pháp này. Bất cứ loại tiếp cận mạch máu nào cũng có khả năng dẫn tới những biến chứng như: []

1. Tắc nghẽn mạch máu

Khi lưu lượng máu kém hoặc xảy ra tắc nghẽn do cục máu đông hoặc vết sẹo, có thể khiến những phương pháp điều trị không hoạt động. Khi đó, người bệnh có khả năng cần thực hiện thêm những thủ tục thay thế hay sửa chữa những phương pháp hiện tại nhằm hỗ trợ việc điều trị trở lại bình thường.

2. Hạ huyết áp

Trong quá trình điều trị, các thay đổi đột ngột trong cân bằng nước và hóa chất của cơ thể có thể dẫn tới tình trạng giảm huyết áp đột ngột [hạ huyết áp]. Hạ huyết áp có thể khiến người bệnh chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, đau bụng và yếu cơ. Bác sĩ sẽ cần thay đổi giải pháp lọc máu nhằm giúp người bệnh tránh khỏi những vấn đề này.

Người bệnh khi bị chóng mặt, hạ huyết áp cần gọi ngay cho bác sĩ

3. Mất máu

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, người bệnh có khả năng bị mất máu khi kim đâm ra khỏi chỗ tiếp cận hay một ống bị tuột khỏi bộ lọc máu. Để ngăn ngừa tình trạng mất máu, những máy lọc máu phải có báo động. Bác sĩ sẽ có mặt kịp thời để xử lý, khắc phục sự cố để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Xem thêm: 11 biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài bạn phải biết

Lợi ích của chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo giúp cơ thể kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng cùng những khoáng chất khác nhau như kali, natri trong cơ thể. Quá trình chạy thận nên được bắt đầu tốt nhất là trước khi thận ngừng hoạt động tới mức gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng.

Chạy thận nhân tạo diễn ra trong bao lâu?

Người bệnh sẽ cần chạy thận nhân tạo 3 lần một tuần. Thời gian mỗi lần điều trị là từ 3 – 4 giờ. Đối với trường hợp thận ngưng làm việc, việc lọc thận là vĩnh viễn.

Những điều cần lưu ý khi chạy thận nhân tạo để tăng hiệu quả điều trị

Người bệnh cần chú ý đến việc bảo vệ đường mạch máu trên cánh tay. Bên cạnh việc kiểm tra đường vào mỗi ngày, cần lưu ý những các vấn đề như: [4]

  • Kiểm tra lưu lượng máu: Người bệnh cần kiểm tra lưu lượng máu nhiều lần trong ngày bằng cách cảm nhận sự rung động [tương tự việc sờ vào cạnh tủ lạnh]. Nếu không cảm thấy điều này hoặc có sự thay đổi, cần gọi liên lạc ngay với bác sĩ.
  • Tránh mặc những kiểu quần áo bó sát hay đeo trang sức trên cánh tay có đường mạch máu chạy thận.
  • Không mang bất kỳ vật gì nặng hay làm bất kỳ điều gì gây áp lực cho tay có đường mạch máu chạy thận.
  • Không nằm gối đầu lên cánh tay có đường mạch máu chạy thận .
  • Không cho bất kỳ ai lấy máu bên cánh tay có đường mạch máu chạy thận.
  • Chỉ nên ấn nhẹ vào vị trí tiếp cận sau khi rút kim ra. Do quá nhiều áp lực có thể làm ngưng dòng chảy của máu qua đường vào.
  • Nếu bị chảy máu đột ngột sau khi lọc máu, bạn nên dùng khăn sạch hoặc băng gạc ấn nhẹ vào vị trí kim tiêm. Nếu máu không ngừng chảy trong 30 phút, người bệnh cần gọi ngay cho bác sĩ.
  • Nếu bị nhiễm trùng máu, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Nếu xuất hiện cục máu đông trong mạch máu chạy thận, người bệnh cần tới bệnh viện để điều trị.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu.

Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

Quy trình chạy thận nhân tạo cần đảm bảo đúng kỹ thuật nhằm ngăn ngừa rủi ro sức khỏe cho người bệnh. Vì thế, nếu áp dụng phương pháp điều trị này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín đề thực hiện, không tự ý thực hiện tại nhà. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn hạn chế mọi biến chứng có thể xảy ra trong suốt quá trình lọc máu nhân tạo.

Chủ Đề