Tiêu chí xuất xứ cc là gì

Yếu tố xác định có xin được C/0 xuất khẩu hay check C/0 nhập doanh nghiệp tuyêt đối không được bỏ qua tiêu thức về các tiêu chí xuất xứ trên C/0. Rất nhiều người làm xuất nhập khẩu kiểm tra nhiều bộ C/0 nhưng thực sự là không hiểu rõ về các tiêu chí này. Các bạn cùng trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu thực tế VinaTrain tìm hiểu thêm tại đây.

Có nhiều bạn thắc mắc về các tiêu chí xuất xứ C/O, hay làm thế nào để được cấp C/O? Đây là câu hỏi khá phổ biến khi chúng ta mới làm C/O hoặc kiểm tra C/O nhập khẩu, bạn có thể tham khảo những tài liệu chính thống như sau:

Tiêu chí xuất xứ cc là gì
Hình ảnh sản phẩm được cấp C/O đạt tiêu chí CTC

Tài liệu tham khảo về tiêu chí xuất xứ trên C/0 

  • Hệ thống luật pháp quốc tế và quy tắc xuất xứ hàng hoá. 

– Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO.

– Công ước KYOTO (phụ lục chuyên đề K).

– Quy tắc xuất xứ áp dụng trong các FTA . 

  • Hệ thống văn bản pháp luật của Việt nam về Quy tắc xuất xứ hàng hoá.
  • Luật Dân sự: điều 786,797.
  • Luật Hải quan 2014: 
  • Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015
  • Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá.
  • Thông tư số 38/2018/TT-BTC 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ( Điều 1 khoản 3 – Hồ sơ XĐTXX; khoản 16 – Kiểm tra xuất xứ)

Nếu chưa kịp tìm hiểu về các văn bản, thông tư và nghị định hướng dẫn trên bạn có thể đoc chi tiết về những tiêu chí xuất xứ trên C0  như sau.

  • Tiêu Chí Xuất xứ thuần túy  (W.O)

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (WO) là những sản phẩm có: nguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm được gia công hay chế biển không có sự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ bạn có thể hiểu là sản phẩm này được sản xuất và chế biến hoàn toàn tại nước xuất khẩu 

Ví dụ: Lúa gạo được trồng tại đồng bằng Sông Cửu Long, được thu mua nguyên liệu sản xuất tại Viêt Nam tại nhà máy ở  Bến Tre sau khi thành gạo thành phẩm sẽ xuất khẩu vậy sản phẩm này sẽ được coi là có tiêu chí W.O 

  • Tiêu chí xuất xứ không thuần túy

Bạn có thể hiểu hàng không có xuất xứ thuần túy được hiểu là sản phẩm được sản xuất, gia công hoặc chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này. 

Những sản phẩm này được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng nếu những nguyên liệu, bộ phận, thành phần của sản phẩm được chế biến hoặc gia công đầy đủ tại nước đó.

Tiêu chí được đánh giá là xác định gia công hoặc chế biến đầy đủ: tức là trong quá trình sản xuất nguyên, vật liệu sản phẩm làm thay đổi cơ bản sản phẩm đó trong đó sẽ có một số những tiêu thức sau:

Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC): Là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ về tiêu chí chuyển đổi chương sẽ có những  đặc điểm bao gồm ( CC>CTH>CTSH). Trong đó tiêu chí CC là cao nhất, đến CTH và cuối cùng là CTSH

  • Chuyển đổi chương (CC): Là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 chương đến 1 chương, 1 nhóm hoặc 1 phân nhóm khác của biểu thuế. 

Có nghĩa là: tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ 2 số

ví dụ nguyên liệu đầu vào là có mã HS 76204010, và 39199099 . thành phẩm xuất khẩu có mã HS 85389099  thì ở đây đã có sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ chương từ 76 và 39 sang chương 85. =>>đạt tiêu chí xuất xứ  CC

  • Chuyển đổi nhóm (CTH): là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 nhóm đến 1 chương, 1 nhóm hoặc 1 phân nhóm khác của biểu thuế. 

Có nghĩa là: tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ 4 số

Ví dụ: 1 nguyên liệu dầu vào có mã HS 59610000 và 59040000, mã HS của thành phẩm có mã HS 59601010. Thì ở đây đã có sự thay đổi mã số ở cấp độ nhóm, giũa nhóm 61 và nhóm 04 sang nhóm 60=>> đạt tiêu chí CTH
ví dụ 2. Nguyên liệu đầu vào mã HS 05080200. Thành phẩm xuất đi có mã HS 05084030. Thì ở dây là đang bị trùng cả chương cả nhóm=>> không đạt tiêu chí CTH

chú ýTrong trường hợp nguyên liệu đầu vào có mã HS 05084030 mã thành phẩm xuất đi có mã 07083040 , ở đây nhóm trùng nhau, nhưng đã có sự thay đổi cấp độ chương lên =>> đạt tiêu chí CTH( vì cấp độ chương, cao hơn cấp độ nhóm

Tiêu chí xuất xứ cc là gì
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Chuyển đổi phân nhóm (CTSH): là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 phân nhóm đến 1 chương, 1 nhóm hoặc 1 phân nhóm khác.

Có nghĩa là: tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ 6 số. 

Ví dụ: Nguyên liệu 39109099 thành phẩm xuất khảu mã 39192099. Thì ở đây đã có sự thay đổi cấp độ phân nhóm từ 90 sang 20 =>> đạt tiêu chí CTSH

  • Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị (RVC): Hàng hóa được xem là chuyển đối cơ bản khi nó được gia tăng giá trị tới một mức độ tối thiểu não đó so với giá trị các nguyên liệu đầu vào không xuất xử và được diễn đạt bằng tỷ lệ %. 

Có hai cách quy định cho tiêu chí này: 

  • Giới hạn tối đa giá trị nguyên liệu đầu vào không xuất xứ
  • Yêu cầu giá trị tối thiểu hàm lượng nội địa.

Giá trị hàm lượng khu vực là phần giá trị gia tăng có được sau khi quốc gia thành viên sản xuất các nguyên liệu không có xuất xứ so với tổng trị giá của hàng hóa được sản xuất ra. Hàm lượng khu vực phải đạt từ 35% – 40% 

RVC=( FOB-tổng trị giá nguyên vl ko có xx)/ FOB * 100%

Chú ý . với tiêu chí FOB thì ta phải quy đồi vầ giá FOB để tính

Hiệu Định Hàng lượng R.V.C
ASEAN (ATIGA) 40%
ASEAN – CHINA 40%
ASEAN – KOREA 40%
ASEAN – JAPAN 40%
VIETNAM – JAPAN 40%
ASEAN – AUSTRALIA – NEW ZEALAND 40%
ASEAN – INDIA 35%
  • Tiêu chí công đoạn gia công hoặc chế biến cụ thể hàng hoá (tiêu chí SP):

Công đoạn gia công hoặc chế biến hàng hoá là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hóa. 

Thể hiện qua việc nguyên vật liệu, bộ phận nhập khẩu được coi là sản xuất, gia công chế biến đủ khi trải qua quá trình gia công cụ thể để tạo nên một thành phẩm cuối cùng được công nhận xuất xứ. 

Tiêu chí này rõ ràng, minh bạch, tuy nhiên không thể có công đoạn gia công cụ thể phù hợp với sự thay đổi về công nghệ và đa dạng mặt hàng. 

Tiêu chí này thường được kết hợp với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa để xây dựng danh mục công đoạn gia công hoặc chế biến hàng hoá khi xác định xuất xứ.

Tiêu chí sản phẩm gia công đơn giản, thường dùng cho các hàng may mặc

Tiêu chí xuất xứ DMI (chỉ xử dụng trong trường hợp. có 1 mã nguyên liệu bất kỳ bị trùng mã HS với sản phẩm xuất đi ở cả 3 cấp độ CC,CTH,CTSH)

DMI= (trị giá nguyên liệu bị trùng/ tổng trị giá FOB)*100%

Chú ý . theo từng hiệp định sẽ quy định DMI nhỏ hơn bao nhiêu %

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về các tiêu chí xuất xứ CO để tự tin áp dụng cho các lô hàng xuất nhập khẩu của công ty mình. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn nghiệp vụ về xuất xứ CO.

Nội dung giảng dạy về các tiêu chi xuất xứ trên C/ nằm trong bài giảng nghiệp vụ tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain tổ chức tại Hà Nội và Hồ Chí Minh các khóa học nghiệp vụ online và trực tiếp.

Trân trọng!

Nguồn: Hải Anh- VinaTrain