Thức ăn của trâu là gì

Chăn nuôi trâu là một nghề tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam, trước kia trâu được nuôi để lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp và lấy thịt. Những năm gần đây kinh tế của đất nước ngày càng được nâng lên, khoa học công nghệ cũng phát triển nên người dân đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, nghề nuôi trâu hiện nay chủ yếu là để lấy thịt phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân.

Theo thống kê năm 2012 số lượng đàn trâu toàn tỉnh vào khoảng 18.000 con tập chung nhiều nhất ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Di Linh, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Nghề nuôi trâu ở tỉnh Lâm Đồng được hình thành từ lâu đời, tuy nhiên hiện nay phương thức chăn nuôi trâu của người dân còn mang nặng tính truyền thống, chăn nuôi thả rông, chưa  quan tâm đến việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, công tác vệ sinh phòng bệnh cũng chưa được chú trọng. Trong tình hình hiện nay dịch bệnh thường xuyên xảy ra hết sức phức tạp và khó lường, vì vậy việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh là rất cần thiết.

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại

Yêu cầu vị trí xây dựng: Chuồng nuôi phải đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, xây dựng nơi cao ráo, khung chuồng và nền phải chắc chắn, mái lợp đảm bảo. Chuồng nuôi phải cách xa nhà ở và khu dân cư, cách xa nguồn nước sinh hoạt có nơi thu gom phân chuồng, có hố chứa nước thải.

Nền chuồng: Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài 20-30cm, có thể sử dụng nền láng xi măng hoặc nền đất nện. Với nền chuồng bằng xi măng cần phải đảm bảo chắc chắn và có độ nhám thích hợp, tránh làm quá trơn trâu sẽ khó đi lại và dễ bị té ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý khoảng 2 - 3% hướng về rãnh thoát nước.

Mái lợp: Mái lợp có thể dùng tôn lạnh hoặc tôn fibro xi măng. Nóc chuồng cao so mặt đất khoảng 3m, đuôi mái cách mặt đất khoảng 1,8 - 2m. Có thể làm kiểu chuồng 2 mái hoặc 4 mái, mái lợp phải rộng hơn khung chuồng để tránh mưa tạt.

Kỹ thuật nuôi trâu cái sinh sản

Giai đoạn trâu cái chửa: Thời gian mang thai của trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thời kỳ bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng, nuôi trâu chủ yếu là thức ăn thô xanh. Trước khi đẻ 2-3 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn thức ăn tinh [cám, bắp, lúa nghiền ...] từ 0,5 - 1,5 kg/con/ngày.

Ở tháng tháng thứ nhất và tháng cuối của thai kỳ, không sử dụng trâu để làm những việc nặng nhọc như cày, kéo, không xua đuổi nhiều... tránh ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn gần đẻ, nên chăn thả gần và nuôi riêng trâu mang thai để tiện chăm sóc.

Trước khi trâu đẻ 1-2 ngày, nhốt trâu tại chuồng, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị dụng cụ và trực trâu đẻ. Nghé vừa sinh phải được móc sạch nhớt ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, cắt rốn để dài khoảng 10cm và dùng cồn I-ốt sát trùng vết cắt, xong cho bú ngay. Sau khi trâu đẻ, cho trâu uống nước ấm có pha ít muối, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.

Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu cái ăn nhiều để phục hồi cơ thể và  sản xuất sữa để nuôi con. Ngoài chăn thả phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng.  Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Mùa mưa cần chú ý việc che chắn để chuồng nuôi không bị mưa tạt gió lùa, giữ cho nghé khỏi bị lạnh. Hàng ngày dọn chuồng sạch sẽ, khô ráo; đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng.

Kỹ thuật nuôi trâu thịt

Tuổi xuất bán thịt hợp lý của trâu là khoảng 2-3 năm tuổi. Trước khi giết thịt cần một thời gian ngắn [2-3 tháng] vỗ béo nhằm tăng số lượng và chất lượng thịt. Tháng thứ nhất: Tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu và cho ăn đủ thức ăn thô xanh. Tháng thứ hai: Chăn thả gần, cho ăn cỏ tự do, bổ sung thức ăn tinh 1-2,5 kg/con/ngày, bảo đảm đủ nước uống. Tháng thứ ba: Cung cấp cho trâu nhiều thức ăn tinh [3-4kg/con/ngày], chăn thả gần hoặc nuôi nhốt tại chuồng.

Kỹ thuật nuôi trâu đực giống

Đối với trâu đực giống phải được nuôi ở một ngăn riêng trong chuồng, không nhốt chung với các loại trâu khác. Tháng không phối giống hoặc ít phối giống cho ăn mức vừa để trâu phát triển tốt và có độ béo nhất định. Trong mùa phối giống không để đực giống cày, kéo, đồng thời tăng lượng thức ăn xanh và bổ sung thức ăn tinh từ 0,5-1,5 kg/con/ngày. Thức ăn tinh cho ăn 2 - 3 lần/ngày. Luôn có nước mát, sạch tại chuồng; thường xuyên tắm chải cho trâu vào những ngày nắng nóng. Bổ sung chất khoáng [dùng đá liếm treo cố định tại chuồng] cho trâu đực giống.

Thực hiện tốt khâu vệ sinh, thú y trong chăn nuôi trâu đực giống; đồng thời quản lý tốt trâu khi chăn thả. Cho phối giống khi trâu đực giống đạt ≥ 36 tháng tuổi, thời gian sử dụng không quá 6 năm, với phương thức chăn thả sau 3 năm phải chu chuyển khỏi vùng. Bố trí mỗi trâu đực giống phụ trách 40-50 trâu cái sinh sản, phối giống đạt 20 trâu cái có chửa/năm. Tổ chức các điểm chăn thả tập trung để trâu đực giống có điều kiện tiếp xúc và phối giống cho đàn trâu cái. Thực hiện biện pháp nuôi cách ly hoặc thiến đối với những trâu đực không sử dụng làm giống, không chăn thả chúng chung đàn với trâu đực giống. Số lần phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. Những trâu đực giống phối giống có tỉ lệ thụ thai thấp cần phải loại thải.

Vệ sinh, phòng bệnh

Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ. Sử dụng thức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.

Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.

Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần [cần chủ động tẩy sán trước khi phối giống]. Định kỳ tiêm phòng các loại vaccin Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng... theo lịch của thú y.

Xuân Duy - TTKN Lâm Đồng

Thức ăn xanh bao gồm các loại: cỏ tươi, thân lá cây tươi, thân lá ngô non tươi, ngọn lá mía tươi, các loại rau tươi và thức ăn ủ xanh... Thức ăn xanh đóng vai trò hết sức quan trọng và là thức ăn chủ yếu của trâu bò.

Thức ăn xanh có đặc điểm là chứa nhiều nước [60 - 85%], ngon miệng, được trâu bò rất thích ăn và ăn với số lượng lớn. Thức ăn xanh đáp ứng 70 -100% nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò. Nó có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và chất lượng của sản phẩm.

1. Ngọn, lá mía: Đây là sản phẩm phụ của cây mía. Ở nước ta có diện tích mía khá lớn. Khi thu hoạch thân cây mía để làm đường, phần còn lại thải ra là ngọn, lá mía với số lượng rất lớn, có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò thay thế một phần cỏ rất tốt.

Ngọn, lá mía có hàm lượng đường cao, nhưng nhiều xơ và nghèo các chất dinh dưỡng khác hơn cỏ xanh. Do vậy, chỉ nên sử dụng ngọn lá mía để thay thế một phần cỏ xanh, chứ không nên thay thế hoàn toàn. Đặc biệt không nên cho trâu, bò chửa ở giai đoạn sắp đẻ ăn lá mía dễ gây sát nhau sau khi đẻ. Khi sử dụng nhiều ngọn, lá mía phải chú ý cho trâu bò ăn thêm thức ăn bột [như cám, bột sắn, bột ngô ] và thức ăn giàu đạm [như bột cá, khô dầu hoặc cây, cỏ họ đậu ...] để cân đối dinh dưỡng.

Nggoài ra, một số loại thức ăn khác như rơm tươi, các loại rau xanh [lá cải bắp, lá xu hào, cải xanh ...], dây khoai lang, rau muống và các loại phế, phụ phẩm khác [ngọn, vỏ dứa thải ra từ nhà máy chế biến dứa ...] cũng có thể được sử dụng thay thế một phần cỏ tươi trong những lúc khan hiếm.

* Thức ăn ủ xanh

Nếu có điều kiện có thể tổ chức ủ xanh [ủ chua] cỏ voi, thân lá ngô non hoặc cỏ tự nhiên ... làm thức ăn dự trữ cho trâu bò vào mùa thiếu cỏ xanh.

Thức ăn ủ xanh chất lượng tốt có màu vàng sáng, mùi thơm, vị chua vừa phải được trâu bò rất thích ăn. Mỗi ngày một con trâu bò có thể ăn 10 - 15 kg thức ăn ủ xanh để thay thế cỏ tươi. Nếu cỏ ủ quá chua có thể hạ độ chua bằng cách trộn thêm bột đá vôi vào. Khi cho trâu bò ăn thức ăn ủ xanh nên cho ăn thêm các loại thức ăn củ quả như: khoai lang, sắn tươi bóc vỏ, bầu bí, củ cải, cà rốt ....

2. Các loại cỏ :

a. Cỏ tươi

+ Cỏ tự nhiên trên bờ ruộng, ven đê, gò bãi là hỗn hợp nhiều cỏ hòa thảo: cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ lá tre, cỏ mật, cũng có ít cỏ họ đậu. Cỏ bờ ruộng thư­ờng đ­ược cắt về cho bò ăn, các nơi khác thả chăn hoặc cắt.

+ Cỏ dầy: gồm cỏ dầy tía và cỏ dầy trắng thuộc giống cỏ hòa thảo mọc khắp các vùng, phát triển tốt ở đồng bằng đất màu mỡ, độ ẩm cao, có năng suất cao, ngon, bò thích ăn. Vùng trũng, đất cát không thích hợp cho giống cỏ này. Tỷ lệ nước trên 71%, protein 2%, lipit 0,8%, chất xơ cỏ t­ơi 1,59%. Cho trâu, bò ăn tư­ơi, ủ xanh hoặc phơi khô dự trữ.

+ Cỏ Pangola là loại cỏ thân bò thuộc loài hòa thảo, trồng bằng hom thân, lá dài 14-15cm, đốt dài 5-6cm, nhiều rễ phụ ở các mắt lá nơi đâm nhánh mầm. Cỏ mọc tốt ở đất mầu mỡ, ư­a ẩm như­ng phải thoát nước. Có thể trồng trên bờ đê, bờ thửa . Cỏ mọc rất nhanh, có thể lên 4-5cm sau một đêm mư­a ẩm. Mỗi năm cắt 5-6 lứa cho 40-50 tấn/ha. Tỷ lệ nước trong cỏ t­ươi 72,5%, protein 1,8%, lipit 2,3%, gluxit 5,1%, chất xơ cao 33-36%/chất thô.

+ Cỏ voi là một giống cỏ trồng chủ yếu cho gia súc, phát triển nhanh. Cỏ thân đứng, thuộc loài hòa thảo, rễ chùm, trồng hom cây 7-9 tấn/ha, mọc cao nh­ư mía đến 1,2-1,8m, cắt 6-9 lứa trong năm, năng suất 200-250 tấn/ha/năm. Cỏ voi có thành phần dinh dư­ỡng cao hơn nhiều loại cỏ hòa thảo khác. Trong 1kg cỏ t­ươi có 168g chất khô, protein thô 95-110g/kg chất khô, gluxit 1,3g, xơ 45g, canxi 0,6g, photpho 0,7g, năng lượng trao đổi 320KCalo. Cỏ voi có các loại: napier, kingrass, selecsion I, cho ăn t­ươi và ủ xanh dự trữ cho mùa đông.

+ Cỏ bấc gồm có loại tía và loại trắng. Bò thích ăn loại cỏ bấc trắng có thân mềm, ngọt; loại tía hơi chát. Thân cỏ bấc dài, tròn, rỗng, chia nhiều đốt, lá dài. Cỏ mọc tốt ở vùng đồng chiêm trũng có nhiều bùn hầu, năng suất đến 60-70 tấn/ha. Th­ường cho bò ăn cỏ bấc kèm ít rơm rạ hoặc cỏ đã phơi tái để giảm lượng nước quá nhiều trong cỏ tư­ơi đến 85,4% tỷ lệ protein 2,3%, lipit 0,3%.

+ Cỏ Stylo: thuộc họ đậu, mọc bò, thân bụi, không chịu đ­ược úng và sư­ơng muối. Cỏ trồng bằng hạt 6-8kg/ha, bằng cành 3-4 tấn/ha. Năng suất 30-40 tấn/ha, thu cắt 4-6 lứa/năm. Hàm lượng protein thô 158-169g/kg chất khô.

+ Cỏ Ruzi: Là loại cỏ hòa thảo, thân bò, chịu khô hạn tốt, chủ yếu thu hoạch vào mùa m­ưa. Trồng cỏ Ruzi bằng hạt 6-10kg/ha hoặc trồng bằng thân 6-7 tấn/ha. Thu cắt 5-7 lứa/năm, năng suất 70-80 tấn/ha. Tỷ lệ sử dụng trên 90%. Hàm lượng protein thô 90-120g/kg chất thô.

+ Cỏ lông para: thuộc loại cỏ hòa thảo thân bò, chịu úng ngập, không chịu hạn. Cỏ trồng bằng hom cây 4-4,5 tấn/ha. Thu cắt 4-5 lứa/năm, hàm lượng protein thô 80-90g/kg chất khô.

+ Cỏ Ghinê còn gọi là cỏ Tây Nghệ An, cỏ sữa, cỏ sả, chịu đ­ược hạn, không ­ưa đất ẩm cao, mùa đông vẫn xanh tư­ơi, là giống cỏ hòa thảo, trồng bằng nhánh gốc 4-6 tấn/ha, mọc bụi, rễ chùm, cao 60-120cm, năng suất đạt 60-80 tấn/ha/năm, hàm lượng protein thô 97,111g/kg chất khô. Có thể trồng hai bên bờ đường, lối xóm, vư­ờn nhà thành từng dãy các bụi cỏ tây này. Cho bò ăn t­ươi hoặc phơi khô dự trữ.

b. Cỏ khô

Cỏ khô là lọai thức ăn dự trữ cho trâu bò về mùa đông rất tốt. Nếu có điều kiện nên tổ chức cắt, phơi cỏ để làm cỏ khô đảm bảo cung cấp thức ăn cho trâu bò về mùa đông khi thiếu cỏ tươi.

Có thể cho ăn 1 - 1,5 kg cỏ khô tính trên 100 kg khối lượng trâu bò [ví dụ: một con trâu, bò nặng 200kg có thể ăn 2 – 3 kg cỏ khô].

3. Rơm khô

Rơm khô là nguồn thức ăn dự quanh năm, rất quan trọng cho trâu bò nhất là về mùa khô. Rơm nghèo dinh dưỡng, nhiều sơ khó tiêu hóa, trâu bò không ăn được nhiều. Nên ủ rơm với ure và bổ sung rỉ mật đường để làm tăng giá trị dinh dưỡng và nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, giúp trâu bò ăn được nhiều hơn. Mỗi ngày một con trâu, bò có thể ăn 8 - 10 kg rơm ủ.

Video liên quan

Chủ Đề