Thế nào là doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản

Tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, cả lớn và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì hoạt động, đứng trước bờ vực phá sản. Vậy phá sản doanh nghiệp là gì? Trường hợp nào bị coi là phá sản? Tất cả sẽ được ACC giải đáp qua bài viết sau đây:

Kinh doanh phá sản là thuật ngữ thường dùng không xuất hiện trong các văn bản pháp lý, ám chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp, tình trạng này là không thể cứu vãn được. Vậy phá sản doanh nghiệp là gì? Luật quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 2 Luật phá sản 2014 thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án tuyên bố phá sản. 

Như vậy, để xem xét một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không phải căn cứ vào 2 điều kiện:

  • Mất khả năng thanh toán: không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Tòa án tuyên bố phá sản, doanh nghiệp không được tự tuyên bố phá sản.

Phân loại phá sản căn cứ vào tính chất của sự phá sản như sau:

  • Phá sản trung thực: Là sự phá sản do những nguyên nhân có thực gây ra
  • Phá sản không trung thực: Là sự phá sản do người kinh doanh sắp đặt trước bằng những thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ nợ.

Căn cứ vào đối tượng nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản:

  • Phá sản từ yêu cầu của người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản
  • Phá sản từ yêu cầu của người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản

Hy vọng phần tư vấn trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: phá sản doanh nghiệp là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng tôi.

Doanh nghiệp tuyên bố phá sản là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án ra quyết định phá sản. Không phải cứ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ mở thủ tục phá sản, không phải mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn theo Điều 105 Luật phá sản 2014,

Thứ hai, khi Hội nghị chủ nợ tổ chức không thành,

Thứ ba, khi Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết có nội dung đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản,

Thứ tư, Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Hy vọng phần tư vấn trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi:doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản doanh nghiệp là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng tôi.

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp là cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phá sản của doanh nghiệp. Phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp, chịu sự điều chỉnh của Luật phá sản. Và Luật phá sản hiện hành là Luật phá sản 2014.

Về phạm vi điều chỉnh của luật phá sản doanh nghiệp: trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Về đối tượng áp dụng của luật phá sản doanh nghiệp: áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, cụ thể:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Hy vọng phần tư vấn trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: pháp luật về phá sản doanh nghiệp là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC chúng tôi.

Giải quyết phá sản doanh nghiệp là quá trình phải được thực hiện để đi đến tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Cụ thể, quy trình này gồm 6 bước sau:

Bước 1: Người có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án có thẩm quyền

Bước 2: Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Bước 4: Họp hội nghị chủ nợ

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Bước 6: Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Lưu ý rằng không phải lúc nào việc giải quyết phá sản doanh nghiệp cũng trải qua đầy đủ 6 bước trên. Thủ tục rút gọn giải quyết phá sản doanh nghiệp được Tòa án thực hiện trong trường hợp:

  • Người có nghĩa vụ yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
  • Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản

Phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và không phải trường hợp mở thủ tục phá sản nào cũng dẫn đến việc doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ dẫn tới việc mở thủ tục phá sản; ngay cả khi yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp còn tới thời gian 3 tháng có thể thương lượng với chủ nợ. 

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi công ty yêu cầu mở thủ tục phá sản thì lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,500,000 đồng 

Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
  • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
  • Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.

Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tuy nhiên thẩm quyền này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh; văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã trả lời được câu hỏi: “Thế nào là phá sản công ty?” hay “phá sản doanh nghiệp là gì?”Nếu có các vướng mắc pháp lý liên quan đến phá sản doanh nghiệp, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ phá sản doanh nghiệp của ACC chúng tôi.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự đông đảo, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình các vấn đề liên quan đến phá sản doanh nghiệp.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Mail: 

Do diễn biến rất phức tạp của dịch Covid 19 mà không ít những doanh nghiệp buộc phải thực hiện việc thu hẹp sản xuất, hay cá biệt hơn còn có doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh và buộc phải phá sản. Dẫu biết, việc phá sản là không ai mong muốn, song chúng ta vẫn cần có những lưu ý nhất định khi thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp. Sau đây Luật Minh Gia xin trình bày rõ hơn qua bài viết sau:

1. Một doanh nghiệp được xác định là phá sản khi nào?

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014: “2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

- Vậy để xem xét một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không phải căn cứ vào 2 điều kiện: Doanh nghiệp đó rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không còn là hiện tượng nhất thời mà rất trầm trọng thuộc về bản chất và không còn có thể áp dụng một biện pháp nào để thực hiện những nghĩa vụ tài chính của mình nữa.

2. Điều kiện để doanh nghiệp tuyên bố phá sản

Để một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện.

- Thứ nhất, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ. Doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đã không thể thực hiện khả năng thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

- Thứ hai, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Để doanh nghiệp được Tòa án tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục yêu cầu mở thủ tục phá sản.

3. Trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp

Trình tự thực hiện mở thủ tục phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo những bước sau:

Thứ nhất, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014, các đối tượng được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh [nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh] mở thủ tục phá sản để xem xét và giải quyết việc phá sản doanh nghiệp gồm:

+ Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

+ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

+ Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Thứ hai, Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải quyết phá sản

Toà án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, vào sổ thụ lý để giải quyết vụ việc phá sản. Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp đơn yêu cầu, Tòa án cần xem xét các nội dung của đơn như: yêu cầu mở thủ tục phá sản có hợp lệ không, trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chưa đầy đủ, Thẩm phán sẽ thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung,…Tòa án sẽ chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có yêu cầu giải quyết phá sản hợp pháp của đương sự và sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Thứ ba, mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản

Trong giai đoạn này, nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp để xem xét và kiểm tra lại những chứng cứ chứng minh. Nếu không có vấn đề mới phát sinh thì Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Thứ tư, mở hội nghị chủ nợ

Đây không phải là một thủ tục bắt buộc trong việc giải quyết yêu cầu phá sản. Song việc mở hội nghị chủ nợ mang ý nghĩa quyết định trong việc doanh nghiệp mắc nợ có được áp dụng thủ tục phục hồi hay không. Ngoài ra, đây cũng là hình thức pháp lý nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.

Thứ năm, tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Sau khi thực hiện thủ tục mở hội nghị chủ nợ và doanh nghiệp không được áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Thứ sáu, thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi!

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề