Suy nghĩ tích cực về thất bại được hiểu là gì

Anh/chị hãy cho biết mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.

Xem lời giải

Đọc hiểu

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:
    “Suy nghĩ tích cực về thất bại” có thể hiểu là khi thất bại không nản lòng, từ trong thất bại rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Tác dụng:

- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc.

- Khẳng định không ai thành công phải không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại học đã vươn đến thành công.
4.

Phương pháp: phân tích,lí giải, tổng hợp

Cách giải: Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp. Gợi ý:
- Đồng ý.

- Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.
 

                                                                                           Làm văn
*Phương pháp
: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận [bàn luận, so sánh, tổng hợp,…]

*Cách giải:

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn : Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau.

b. Xác định vấn đề nghị luận

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích

- Thất bại: là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.

- Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu

=> Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng ta phải biết điều chỉnh từ chính những thất bại đó thì bản thân mới có thể thành công.

3. Bàn luận

- Thái độ trước thất bại:

+ Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại.

+ Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũngkhông  đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan.
- Đứng lên từ thất bại

+ Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.

+ Biết rút ra bài học từ những thất bại đãqua  để tiếp tục thực hiện công việcvà  ước mơ của mình.

4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.

- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.
- Khó tránh thất bại trong  mỗi đời ngườivà  cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công”.

- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống
*Phương pháp:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
*Cách giải:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học : có đủ các phẩn, trong đó phẩn Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm cũng như cách hiểu về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng, thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau.
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.

- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp [1946 – 1954]. Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống  Pháp xâm lược, phản  ánh những chặng đường  gian lao, anh dũng  và thắng lợi của dân tộc.

- Ý kiến “ “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”

• Phân tích hai đoạn trích

*Đoạn 1:

- Đoạn thơ là hình ảnh Việt Bắc thanh bình trong hồi tưởng của tác giả:

+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.

+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đe  p nên thơ rất riêng của miền rừng núi
*Đoạn 2:

- Đoạn thơ tái hiện khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn; những hình ảnh hào hùng mạnh mẽ, sôi động, rung chuyển của núi rừng trước chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - cả nước cùng ra trận chiến cuối cùng này.
- Tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện hiện diện rất đậm nét:

+Những đoàn quân chủ lực hành quân nối tiếp vô tận ra mặt trận với khí thế khẩn trương, đông đảo trùng trùng điệp điệp với ý chí quyết tâm cao độ của những người lính. Lý tưởng sống cao đẹp như thăng hoa, bay bổng giữa không gian rừng đêm Ánh sao đầu mũ bạn cùng mũ nan. +Những đoàn dân công tiếp lương tải đạn suốt ngày đêm, nối tiếp bước chân của những đội quân chủ lực vào mặt trận với khí thế hừng hực, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, không gì lay chuyển được Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

• Nhận xét nội dung thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu

- Thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề lớn, có ý nghĩa đối với cộng đồng, dân tộc - Tình cảm được đề cập đến trong những vần thơ này là tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng, tình yêu đất nước,…

- Giọng thơ mang tính tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành

• Tổng kết

Thành công và thất bại, hai khía cạnh tưởng chừng đối lập nhưng lại luôn song hành cùng với nhau. Biết vươn lên sau thất bại chính là một loại thành công, còn sau khi thành công mà dễ dàng buông bỏ thì đó chính là thất bại. Bởi thế, hãy luyện cho mình cách nghĩ về sự thất bại như những dấu mốc của thành công.

Đừng bao giờ nghĩ mình có thể thành công mà không phải trải qua thất bại. Hãy luyện cho mình cách nghĩ về sự thất bại như những dấu mốc của thành công.

Cứ mỗi lần vấp ngã, bạn sẽ lại tiến một bước dài trên con đường khai thác tiềm năng. Thất bại còn có một giá trị khác nữa, đó là khả năng làm bạn trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Bởi thế đừng bao giờ sợ thất bại. Bạn sẽ không bao giờ đến gần được chiến thắng nếu không trải qua một lần thất bại. Cứ mỗi lần vấp ngã hay gặp thất bại, hãy nhớ một điều, bạn đang tiến gần hơn tới nguồn tiềm năng và ước mơ của mình. Hãy học cách đứng lên từ những lần thất bại.

Hầu hết mọi người đều không biết cách đứng dậy sau những lần thất bại bởi họ đã mất niềm tin ở bản thân. Có sự khác biệt rất lớn nếu ai đó nói: “Tôi đã thất bại” thay vì “Tôi là kẻ thất bại”. Người gặp thất bại sẽ luôn biết cách rút ra những bài học từ sự thất bại của mình và luôn tiến lên phía trước. Thất bại không làm thay đổi ý chí của người đó. Ngược lại, nếu ai đó tự nhận “mình là kẻ thất bại” thì người đó sẽ không có hy vọng vào những điều tốt đẹp.

Nếu bạn hay nghi ngờ về năng lực của mình mỗi khi gặp thất bại thì đã đến lúc phải dừng ngay việc đó lại. Việc phạm sai lầm cũng như việc hít thở vậy, một khi bạn còn sống thì sẽ không bao giờ tránh khỏi sai lầm. Bởi vậy, hãy học cách sống chung với nó và luôn tiến lên phía trước.

Đôi khi sự thất bại sẽ báo hiệu cho bạn biết đã đến lúc cần phải thay đổi hướng đi. Nếu cứ tiếp tục đi tới, bạn sẽ đụng đầu vào tường. Vì vậy, có lẽ đã đến lúc quay trở lại và tìm cho mình một lối ra. Nếu đi theo những ngã rẽ thì đó có thể là con đường chính. Cho dù thất bại liên tiếp, nhưng chỉ cần bạn giữ được ước mơ và niềm khao khát cháy bỏng thì hãy tiếp tục tiến lên.

Nếu liên tiếp gặp thất bại nhưng vẫn muốn đứng lên và tiếp tục, thì hãy để sự thất bại dẫn lối cho bạn. Khi các cánh cửa đóng lại trước mắt bạn, đừng bao giờ đứng mãi một nơi để băn khoăn rằng, tại sao bạn không thể mở được cánh cửa nào. Hãy nhìn xung quanh và tìm một cánh cửa đang mở khác. Có thể một cánh cửa nào đó đang mở ngay bên cạnh bạn mà bạn không nhận ra.

Khi gặp thất bại, hãy cười thật to. Khi mọi thứ suôn sẻ, thật dễ dàng để nở một nụ cười, nhưng khi mọi chuyện trở nên tồi tệ thì việc đó thậm chí còn quan trọng hơn nữa. Không gì có thể cải thiện sức khỏe tốt bằng nụ cười. Nó giúp bạn xua tan mệt mỏi và căng thẳng, đồng thời khiến những sai lầm của bạn nhanh chóng rơi vào quên lãng.

Khi mắc phải sai lầm trong cuộc hành trình tìm kiếm thành công, hãy giữ thái độ vui tươi và lạc quan.

Khi thất bại, theo bản năng tự nhiên, chúng ta thường cố gắng đổ lỗi cho ai đó. Lần tới nếu bạn thất bại, đừng hỏi ai là người có lỗi mà hãy hỏi tại sao lại thất bại. Hãy cố gắng nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan để có thể làm tốt hơn trong những lần tiếp theo. Để khai thác tiềm năng của mình, bạn cần phải không ngừng trau dồi bản thân, và bạn sẽ không thể làm được điều đó nếu không tự chịu trách nhiệm đối với những hành động và sai lầm do mình gây ra.

Để thành công, hãy trau dồi khả năng học hỏi từ những sai lầm của mình. Sự thay đổi trong quá trình nhận thức sẽ là một ngã rẽ, làm bàn đạp giúp bạn khai thác tiềm năng của mình.

Tinh thần sẵn sàng học hỏi từ thất bại và khả năng vượt qua nó có mối liên kết không thể tách rời. Nếu ngừng học hỏi, bạn sẽ còn lặp đi lặp lại những sai lầm đã qua. Nhưng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi lần vấp ngã, bạn biết đứng dậy và rút ra những bài học quý.

Khi tham gia vào cuộc hành trình tìm kiếm thành công, chắc chắn bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề. Bạn sẽ bỏ cuộc và tiếp tục gục ngã, đắm chìm trong những thất bại hay là bạn sẽ đứng lên bằng chính đôi chân của mình với thời gian nhanh nhất có thể. Nhiều người không làm được như vậy. Họ gục ngã quá lâu đến nỗi họ cảm thấy, cứ nằm đó và gục ngã còn thoải mái hơn là phải đứng dậy.

Khi vấp ngã, hãy cố gắng đứng lên bằng sức mạnh của chính đôi chân mình. Hãy học hỏi từ những sai lầm đã trải qua và mau chóng quay trở lại cuộc hành trình.

Hầu hết mọi người khi đánh giá thành công thường đánh giá bằng cách xem ai ít bị thất bại nhất. Nhưng những người thành công nhất thì cũng trung bình thất bại tới bảy lần trước khi thành công. Bạn thấy đấy, nếu càng cố gắng, bạn sẽ càng thu được các bài học quý báu từ sự thất bại và càng trở nên thành công.

Mỗi lần vấp ngã hãy nhìn nhận lại sự tiến bộ của mình. Đừng nản chí vì có thể sau nhiều lần thất bại, thành công có thể đến với bạn ngay sau đó. Nó tạo nên sự phát triển và tiến bộ. Đó chính là ý nghĩa của việc đứng lên sau những thất bại và tránh được những ngã rẽ không cần thiết.

Điều giúp bạn đối mặt với thất bại tốt hơn là nhìn vào viễn cảnh trước mắt. Khi đấu tranh với sự thất bại, hãy luôn nghĩ tới một tương lai tươi sáng. Tất cả chúng ta đều có những sai lầm nhưng quan trọng là chúng ta biết cách vượt qua chúng.

Thất bại là dấu hiệu báo cho bạn biết cần phải khám phá các cơ hội khác. Điều này có lúc đúng nhưng hầu hết thành công là kết quả của sự kiên cường. Hầu hết những người thành công nổi tiếng đều đã từng phải đối mặt với những chướng ngại vật trước khi trở thành người chiến thắng. Họ chiến thắng bởi họ đã không để những thất bại làm họ chùn bước và mất đi dũng khí. Ai cũng dễ dàng bị thất bại nhưng giá trị của thành công chính là ở sự kiên trì.

Mọi thất bại đều cho ta những bài học quý giá, không có thất bại sao có thể có hình bóng của sự thành công!

Trong cuộc sống của chúng ta, thành hay bại, thắng hay thua là đều phụ thuộc vào tính cách của con người. Thường thì phải qua thất bại rồi mới đến thành công. Nhưng cũng có người thấy thất bại đã cúi đầu chấp nhận một cách dễ dàng. Bàn về thái độ của con người trước thất bại, tổng thống Mỹ – A.Linconl cho rằng “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà bạn đã chấp nhận nó như thế nào”. “Thất bại” là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất bại trong cuộc sống. Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại [khách quan và chủ quan]. Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan. Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình. Thất bại là môi trường tôi luyện ta trưởng thành hơn [A.Linconl là con người đã 8 lần thất bại nặng nề trong cuộc đời và một ngày ông trở thành tổng thống của nước Mỹ]. Cần phê phán những kẻ ủy mị, yếu đuối, ngại khó ngại khổ. Qua đây chúng ta cần nhớ: Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống

Thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng. Thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra. Thành và bại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống. Dẫu có thất bại, cũng hãy thất bại một cách tích cực. Thất bại nhưng không bi quan, chán nản. Thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại. Thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động. Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại. Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt. Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài.

Nói về thất bại và thành công, có người cho rằng mọi thành công đều phải trải qua những thất bại. Nói như thế có nghĩa là không có công việc nào đi thẳng đến thành công. Để đạt đến mục đích cuối cùng, con người phải phải sẵn sàng chấp nhận những thất bại nhỏ để đạt đến thành lớn. Chính “mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công”

Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định ban đầu. Khi thất bại, ta sẽ nhận một sự tổn hại nhất định nào đó cả vật chất lẫn tinh thần.

Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định. Thành công khiến con người hạnh phúc và tự tin hơn trong công việc của mình.

“Mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công” khuyên chúng ta đừng chán nản hay buông bỏ mỗi khi thất bại mà hãy dũng cảm đứng lên và bước tiếp. Mỗi thất bại sẽ là một nấc thang vững chắc, nâng bước chan ta tới thành công.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công những cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp. Có thể nói, thất bại là một trạng thái đáng sợ và không ai muốn có. Thất bại tạo ra những cảm xúc tiêu cực, khiến ta khổ đau, chán nản và thất vọng. Thế nhưng, chính trong mỗi thất bại, giúp ta có được bài học sâu sắc và bổ ích

Một người nông dân trồng lúa không thể tránh khỏi nhưng tổn thất do thời tiết, dịch bệnh hay thị trường tiêu dùng gây ra. Mỗi tồn thất sẽ giúp người nông dân tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn đất trồng, thời gia sản xuất, lựa chọn giống lúa để khắc phục sâu bệnh và đáp ứng thị trường. Nếu không có những tổn thất, người nông dân không thể nhận biết được bài học ấy dù có được hướng dẫn.

Một học sinh sẽ vấp phải thất bại trong kì thi do những nguyên nhân nào đó mà trước khi thất bại, học sinh ấy không thể ngờ được. Thất bại giúp ta nhận thấy rõ những khuyết điểm của bản thân những cơ hội chiến thắng và can đảm làm lại, mạnh bước đến thành công.

Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công. Đừng xem thường thất bại. Bởi nó có thể hủy diệt chúng ta. Nhưng cũng đừng vội đầu hàng hay gục ngã trước những thất bại nếu ta có cơ hội để làm lại và làm tốt hơn. Hãy xem thất bại là một điều có lí do để nó tồn tại và trách nhiệm của chúng ta là vượt qua nó. Đừng để nỗi khổ đau do thất bại gây ra chiếm lĩnh tâm hồn mình. Hãy gạt bỏ nhưng điều phiền muộn và mạnh mẽ bước ra ánh sáng của niềm tin. Luôn có những thành công ở phía trước đang chờ đợi người dũng cảm.

Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giả pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác. Hãy nhớ rằng, không phải là làm việc mà là làm việc một cách thông mình. Cuộc sống sẽ dạy chúng ta điều đó bằng những thất bại. Nếu ta rút ra được bài học quý giá sau mỗi thất bại thì thành công chính là phần thưởng. Nếu ta không rút ra được bài học nào, tiếp tục sống và làm việc một cách mù quáng, thì thất bại tiếp theo sẽ tìm đến. Nghĩa là, thất bại hay thành công trong công việc, một phần lớn là do chính mỗi chúng ta quyết định.

Điều quan trọng không phải bạn có bao nhiêu khát vọng mà là bạn có bao nhiêu bài học và niềm tin chiến thắng sau chuỗi thất bại đã trải qua. Hãy nâng cao ý chí để bạn không gục ngã mỗi khi thất bại hay lúc niềm tin vào chiến thắng chưa đến. Bạn cũng phải ra sức học tập, nâng cao toàn tri thức, hoàn thiện nhân cách và nghị lực cho bản thân. Đó là ba nguồn sức mạnh để bạn bước tới. Chẳng thà thất bại một cách vinh dự còn hơn là thành công bằng sự gian xảo.

Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có thể được những thành công cho mình và cho xã hội. Năng lực của bản thân là nền tảng vững chắc nhất giúp bạn đứng vững trước những thất bại. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng, cụ thể và khoa học giúp bạn tránh được hoặc ít nhất có những điều chỉnh kịp thời, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất nếu thất bại xảy đến.

Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm để vươn tới thành công. Thất bại chính là người mẹ vĩ đại của thành công. Đừng để nỗi khổ đau, dằn vặt do tổn thất của thất bại gây ra khiến ta gục ngã. Cũng đừng để sự ngu dốt của bản thân làm ta thất bại nhiều lần. Đừng xem thường những thất bại nhỏ. Nên nhớ rằng nhiều tổn thương nhỏ sẽ làm nên tổn thương lớn và đủ sức hủy diệt bản thân và sự nghiệp của mình. Như cha ông đã nói: “đừng để đứt tay chín lần mới có thể lành nghề”

Quyết liệt phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại. Đồng thời không ngừng tạo động lực, cổ vũ những ai đang gặp thất bại lấy lại niềm tin, tiếp tục vươn lên tìm kiếm cơ hội để thành công. Mỗi vết thương sẽ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh hơn.

Thất bại không có nghĩa là thua cuộc. Thất bại cũng chưa hẳn sẽ làm cho cuộc đời rẽ hướng. Thất bại chỉ là sự trì hoãn tạm thời của thành công mà thôi. Thất bại chỉ đơn giản là giúp bạn khởi đầu lại một cách sáng suốt hơn mà thôi. Chính sự bỏ cuộc sau thất bại mới là thất bại lớn nhất của mỗi con người. Hãy luôn tin rằng “mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công”.

Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng mong muốn có được những thành quả cao đẹp trên con đường mà họ chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ý thức được bản chất cũng như điểm xuất phát của thành công phía cuối con đường kia chính là ý chí, sự quyết tâm, nghị lực vươn lên sau những lần vấp ngã. Hiểu được bản chất của thất bại sẽ giúp chúng ta vững bước hơn trên hành trình của chính mình. Có nhận định cho rằng: “Thất bại là một con đường vòng, không phải con đường cụt”.

“Thất bại” trên cách hiểu đơn giản nhất thì đó là những lần chúng ta mắc phải sai lầm, không đạt được mục đích mà bản thân đặt ra từ đầu. Thất bại đó có thể sinh ra từ những lí do như khi ta chủ quan trước những kì thi, chúng ta chưa cố gắng hết sức nên gặp quá nhiều sai lầm nghiêm trọng. Hay thất bại có thể đến từ những lí do khách quan như khi ta gặp phải những vấn đề mà khả năng chưa thể vượt qua được, chúng ta bị người khác làm khó, vô tình chọn hướng đi sai cho mình… Và rất nhiều lí do khác. Thất bại đến với ta từ những điều nhỏ nhặt: điểm kém trong đợt kiểm tra trên lớp, bị cha mẹ la mắng khi làm sai; đến những điều lớn lao hơn như trượt những kì thi lớn mang tính quyết định cho cuộc đời mình, tuột mất một cơ hội để có được công việc trong đợt xét tuyển… Rất nhiều những khó khăn đang chờ đợi chúng ta, chúng ta cần phải có ý chí để vực dậy, tiếp tục bước qua dù chúng có gian nan thế nào. Chúng ta thất bại khi đi trên chính con đường của mình không có nghĩa là chúng ta đã bước vào “một con đường cụt” khiến cho bản thân bế tắc, không có cách giải quyết. “Con đường cụt” là con đường tuyệt vọng, là sự kết thúc. Nhưng thất bại không phải là một bức tường dựng đứng, không phải là vực thẳm cho mọi bước chân. Thực chất, nó chỉ là một “con đường vòng”, một lối đi khó khăn hơn, xa hơn, tốn nhiều thời gian và công sức để bắt đầu lại, cũng thử thách ta nhiều hơn khi phải tìm ra cách giải quyết thông minh. Câu nói đem đến cho ta một nhận thức đúng đắn về người bạn của thành công – thất bại.

Có thể nói, những lần chúng ta thất bại hay vấp ngã ấy là những chướng ngại hữu ích mà bản thân phải vượt qua để trưởng thành hơn, xứng đáng hơn với thành quả của mình. Thất bại cũng giống như một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh vẽ lên thành công của bạn ở cuối con đường, bạn cần phải đặt mảnh ghép ấy ở đúng chỗ, và kết quả cuối cùng mà bạn có được sẽ là một bức tranh tuyệt đẹp do chính bàn tay bạn xây dựng nên.

Nhìn vào bức tranh cuộc đời rộng lớn, ta thấy đâu ai có thể chạm đến thành công mà chưa từng vướng phải thất bại. Những người đã và đang thành công nổi tiếng trên thế giới hôm nay liệu họ có bao giờ thất bại? Câu trả lời là có, họ không những thất bại mà còn thất bại rất nhiều lần. Ông chủ Bill Gates của hãng Microsoft cũng đã từng bị đuổi việc bởi chính công ti của mình, nhưng nó không ngăn cản được khát vọng đi tiên phong trong lĩnh vực máy tính của ông. Thomas Ê-đi-xơn đã từng bị đuổi học vì ông khác những đứa trẻ khác, tuy nhiên điều đó không hề cản trở niềm đam mê tìm tòi học hỏi để trở thành nhà phát minh đại tài của nhân loại. Bill Gates và Thomas Ê-đi-xơn là hai bằng chứng rõ nhất về tính tương đối của thất bại. Thất bại là con đường khởi đầu của thành công, không phải là dấu chấm của nó. Từ đó, ta có thể thấy được rằng những thất bại trong cuộc đời con người luôn là những khó khăn ta phải vượt qua, có thể gian lao nhưng không bao giờ là mất hi vọng.

Tuy thế, nhắc đến thất bại, ta từng nghĩ ngay đến những trạng thái tâm lí tiêu cực. Đã không ít kẻ yếu gan từ bỏ chỉ vì không đủ bản lĩnh vượt qua cây cầu nhỏ trơn trượt của cuộc đời. Họ không biết rằng thất bại đem đến những bài học kinh nghiệm cho mỗi người trong cuộc đời mà không phải lúc nào cũng mua được bằng tiền bạc. Nó giúp họ nhạy bén và tỉnh táo trước những sai sót, cạm bẫy về sau. Ít nhất “bánh xe trượt” cũng không phải vì con đường trơn cũ. Những người nếm trải nhiều thất bại sẽ luôn vững vàng trong cuộc sống. Họ sẽ khéo léo hơn khi đối đầu với thử thách, như Frank Tyger đã từng nói: “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”. Khi chúng ta vấp ngã và học được cách đứng lên, chúng ta sẽ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, chúng ta được mài giũa để trở thành một ngòi bút chì sắc lớn để tô điểm cho bức tranh cuộc đời mình. Vậy nên khi chúng ta thất bại, có thể sẽ phải đi những con đường vòng xa hơn, khó khăn hơn thì hãy vững tin nếu các bạn có thể học được gì từ những khó khăn đó, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn trước đấy!

Thất bại thực sự là thất bại khi chúng ta gặp phải một chướng ngại và đầu hàng nó, từ bỏ ước mơ của mình vì nó. Vậy nên việc cần làm nhất là tiếp tục “con đường vòng” mà chúng ta phải đi. Những nhà bác học đại tài của thế giới như Albert Einstein, Issac Newton, Menden… đều đã từng thất bại vô vàn những thí nghiệm, những phép toán để có thể phát minh ra những định luật giúp nhân loại có thể tìm đến những kho tàng kiến thức khổng lồ. Họ thất bại với sự bản lĩnh, kiên cường, họ tìm ra những sai sót và sửa chữa chúng trong quá trình để đạt kết quả như mong muốn. “Chỉ những người dám thất bại mới đạt được thành công lớn” – R. bert Kennedy đã khẳng định thế. Muốn mở lối con đường dẫn đến thành công thì phải có được ý chí, nghị lực, sự quyết tâm và nhiệt huyết với ước mơ của mình. Hãy đương đầu với khó khăn để tự hoàn thiện bản thân trên “con đường vòng” của chính mình!

Và ngay cả khi đã đến đích bằng một con đường thẳng, không gập ghềnh, trắc trở thì không có nghĩa là ta sẽ không phải đi trên “con đường vòng”. Có nhiều người thành công từ khi còn rất trẻ như Mark Zuckerberg – ông chủ mạng xã hội Facebook, đã thành công từ năm 21 tuổi hay Tailor R. Wilson chế tạo thành công Fusor – thiết bị tạo ra phản ứng hạt nhân từ năm 14 tuổi. Cũng như những thiên tài khác, họ thành công dựa trên sự nỗ lực, hết mình vì ước mơ. Nhưng rồi họ lại phải vất vả tạo dựng những đỉnh cao mới, sau khi đã tạo ra những đỉnh cao. Bắt tay lại, nhiều lúc họ loay hoay và vấp phải sai lầm. Họ tìm hiểu và làm lại, lại thất bại, họ lại tiếp tục tìm con đường khác, lại thất bại, lại tiếp tục nỗ lực, nỗ lực không ngừng. Trên đời này, không bao giờ tồn tại những “con đường thẳng” vĩnh cửu. Họ biết thế, nên càng cầu thị, cầu tiến và sản phẩm của họ càng ngày càng cầu toàn. Món quà của sự nỗ lực đó là những thành công mĩ mãn mà hàng ngàn người phải ngưỡng mộ, thán phục.

Nhìn người mà ngẫm đến ta. Chúng ta cần bắt đầu từ những bước cơ bản đến con đường dẫn ta tới thành công, đó là việc học tập ở trường. Ở lứa tuổi học sinh, việc học tập ở trường gần như là tất yếu, đó là hành trang để bước vào đời. Mỗi người cần phải quyết tâm, học hỏi từ những người thầy cô, những người đi trước. Có lẽ ai cũng từng bị những con điểm xấu khi ta chủ quan, lười học nhưng có sao đâu khi các bạn cảm thấy không hài lòng với con điểm đó và học tốt hơn? Học hỏi, rút kinh nghiệm từ những lần điểm kém cũng sẽ giúp cải thiện việc học, đưa bạn tới gần hơn với thành công. Nói một cách khác “tri thức là sức mạnh”. Có được tri thức thì con đường đến với ước mơ của các bạn được rút ngắn lại một ít và mỗi khi đối mặt với một khó khăn, ta lại tiếp tục đứng lên bằng sự quyết tâm, không ngừng cố gắng để vươn tới thành công. Và một trong những tri thức đắt giá mà bạn có được hôm nay đó là thất bại giống như “con đường vòng”, nó không bao giờ là “con đường cụt”.

Bên cạnh những bài học ta có thể học tập được từ những thành công, thất bại của người khác thì cũng cần phải quan tâm đến lí do nhiều người không thể thành công do sự mềm yếu của bản thân. Chúng ta đầu hàng, không chịu tiếp tục bước trên đôi chân của mình đồng nghĩa với việc chúng ta đã thất bại một cách thảm hại. Tôi vẫn nhớ như in một câu nói rằng: “Một người có thể trượt ngã nhiều lần, nhưng anh ta chưa phải kẻ thất bại chừng nào anh ta chưa bỏ cuộc”. Buông xuôi, từ bỏ ước mơ là một trong những thử thách lớn của mỗi con người. Những người bị nghiện là do họ đã tự nhủ với lòng mình “một lần này thôi” dẫu biết hậu quả của việc đó. Họ đã mềm yếu, chịu thua những cám dỗ. Trong cuộc sống của mỗi con người không thể tránh được những rắc rối, thất bại nhưng chúng ta phải biết cứng rắn với bản thân, vượt qua được những cám dỗ ấy để làm chủ bản thân mình đã là một bước thành công khi ta chiến thắng bản thân mình. “Không một chiến thắng nào hiển hách bằng chiến thắng bản thân mình”, không nhận thức được điều trên, một lần thất bại của bạn sẽ là “con đường cụt” bị yểm bùa vĩnh viễn.

Các bạn đã từng thất bại, dù ít dù nhiều, dù nhỏ dù lớn? Không sao, nó “chỉ là thành công đang bị trì hoãn”. Các bạn có ước mơ, có khát vọng, nhưng vẫn còn e dè thất bại nên ngập ngừng chân bước? Có hề chi! Hãy nhớ: Thất bại không phải là con đường cụt; nó là con đường vòng mà ta chắc chắn sẽ đi qua.

Video liên quan

Chủ Đề