Tại sao dân tộc thiểu số được cộng điểm

Những ngày qua các diễn đàn và facebook đăng tải hàng ngàn ý kiến về việc cộng điểm ưu tiên cho học sinh theo vùng miền và đối tượng chính sách, 2 luồng ý kiến khác nhau: đồng tình và không đồng tình với chính sách này của Bộ GD. AUM Việt Nam sẽ cùng các bạn điểm lại những ý kiến này. 

 Điểm cao hơn không đỗ vì không được cộng điểm

Nhiều thí sinh cho rằng, việc được cộng điểm quá nhiều cũng giúp cho nhiều bạn có điểm số bình thường vượt mặt, đỗ ĐH hơn những thí sinh khác điểm cao nhưng không được cộng

Là năm đầu tiên tiến hành việc đổi mới trong phương thức thi THPT và ĐH, nhiều thí sinh "than trời" vì hàng loạt những thay đổi. Từ việc lùi thời gian công bố điểm thi, giấy báo in lỗi cho tới những vấn đề thi riêng của mỗi trường, mới đây, nhiều sĩ tử tiếp tục bức xúc vì điểm cộng ưu tiên cho từng vùng quá nhiều, khiến các thí sinh điểm thật và điểm được cộng không có sự chênh nhiều, thậm chí có nhiều bạn bức xúc vì điểm cộng cho vùng ưu tiên quá cao, không thể nào đọ được khi được cộng gần 6,5 điểm.

Có thí sinh xét tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa được cộng tới tận 6,5 điểm ưu tiên, khuyến khích [vùng khoanh đỏ]. Ngay phía trên là một thí sinh được cộng 4,5 điểm ưu tiên

Có ý kiến của độc giả vnExpress cho rằng: “Thi đại học cần bỏ ngay điểm cộng, đây là điều bất công. Học sinh thành phố không có điểm cộng thì rớt còn học sinh các tỉnh đậu học ra trừờng làm việc tại thành phố không muốn về địa phương công tác, nguồn nhân lực chất lựợng kém thì làm sao hiện đại hóa công nghiệp hóa cho đất nứớc. Sách giáo khoa thống nhất cả nứớc, internet phủ tòan quốc, đề thi giống nhau thì tại sao lại còn ưu tiên điểm cộng”

Đó là một chính sách tốt, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân và mang lại giá trị tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của chính sách này thì thực tế đã nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực như một số phụ huynh chuyển trường, chuyển vùng cho con trước khi tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc thay đổi, cải chính hộ tịch để trở thành đồng bào dân tộc thiểu số [mặc dù bố mẹ là cán bộ sống ở thành phố, thị xã, thị trấn vùng cao…] điều đó đã gây ra không ít bức xúc cho người dân.

Chủ trương cộng điểm cho học sinh theo vùng miền và đối tượng chính sách là hợp lý, tuy nhiên cần phải minh bạch. Ở đây phải tính đến việc tiếp cận cơ hội học tập của các em. Cho dù nhà nghèo ở thành phố thì việc đến trường cũng không quá khó khăn, chi phí học tập cũng đã được miễn giảm. Nên không cộng điểm cho học sinh ở thành phố là đúng.Ở thành phố, các em có nhiều điều kiện học tập hơn. Nếu các em điểm thấp đó là do thiếu nỗ lực, hoặc do năng lực kém

Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn cùng cần bóc tách những khu vực đô thị, phát triển và điểm cộng cũng không nên nhiều. Những cũng nên có một mức sàn điểm cộng, tránh trường hợp thí sinh có điểm cộng quá cao, dẫn tới chất lượng học tập không đảm bảo.

Ví dụ trường hợp học sinh thi được 10 điểm nhưng được cộng 5 điểm thì trường hợp này rất khó học tốt ở đại học.

Chính sách cộng điểm mang tính nhân văn

GS.TS Nguyễn Quang Dong - Trưởng phòng Quản lý đào tạo - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: “Năm nay cũng như mọi năm, nhà trường tuyển rất nhiều thí sinh vào trường, tuy nhiên không có trường hợp nào được ưu tiên tới 6,5 điểm cả. Năm nào cũng vậy, các thí sinh thuộc diện ưu tiên được cộng khoảng 3 điểm và rất ít nằm trong diện được cộng. Việc cộng điểm ưu tiên với các thí sinh năm nay không khác mọi năm và việc cộng điểm này theo quy định của nhà nước”.

Nói về việc thí sinh được cộng điểm quá cao có làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo cũng như nguồn nhân lực sau này hay không, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nói: “Đây là chủ trương của nhà nước cần phải chấp hành. Việc các thí sinh vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn… được cộng điểm ưu tiên là điều tất yếu, vì các em này chịu rất nhiều thiệt thòi. 

Bên cạnh đó, đào tạo cho các em này, để mai sau ra trường các em về xây dựng quê hương. Bởi những thí sinh ở thành phố học đại học xong rất ít lên khu vực này. Chính vì vậy, chủ trương cộng điểm ưu tiên cho các thí sinh vùng nêu trên hoàn toàn hợp lý và đầy tính nhân văn của Nhà nước”.

Vũ Thị Thanh Hằng  nữ sinh ĐH Ngoại Thương chia sẻ quan điểm của mình về việc cộng điểm ưu tiên học sinh nông thôn: “Thứ nhất, việc trượt hay đỗ, điểm thấp hơn những người cùng nộp vào trường mà các bạn đổ lỗi cho điểm cộng thì rõ ràng nên xem lại bản thân xem đã cố gắng học hành hết sức hay chưa.Thứ hai, việc được cộng điểm theo vùng miền rõ ràng là vô cùng đúng đắn. Đặc biệt là đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên giới..., những nơi mà trình độ học vấn còn rất thấp.”

Câu chuyện công bằng và bình đẳng

Theo quy định của nhà nước, chính sách cộng điểm được tính toán dựa trên các tiêu chí như: Mức độ tiếp cận cơ hội học tập, vùng miền, chính sách khuyến khích các đối tượng có công...

Có thể nói rằng “công bằng, bình đẳng” không chỉ là mục tiêu của ngành giáo dục, mà là mục tiêu, nguyện vọng chung của toàn xã hội. Vì vậy, câu chuyện đặt ra là thế nào là công bằng, thế nào là bình đẳng mới là câu chuyện đáng bàn

Chia sẻ về việc cộng điểm ưu tiên, một sinh viên đến từ Lai Châu kể lại, 12 năm học, em đều phải dậy từ 4h30, phụ giúp bố mẹ làm việc đến 5h30. Sau đó đi bộ gần 6.5 km đến trường. Bữa sáng của em chỉ là khoai và sắn. Hôm nào sang lắm mới được ăn cơm nguội muối vừng. Mùa đông quần áo ấm không đủ, cũng không dám xin mua vì sợ bố mẹ phải nhịn ăn tiết kiệm cho mình.  Bạn này cũng cho biết, muốn mua sách để ôn đại học mà không có tiền, nên việc học thêm càng trở nên xa xỉ. Vì thế nếu không có những chính sách ưu tiên cho học sinh miền núi thì chắc chắn tỷ lệ đỗ đại học không nhiều.

Nếu đổi ngược lại để được công 5 điểm bạn có muốn mình lớn lên và học tập trong hoàn cảnh khó khăn như các bạn miền núi, vùng sâu vùng xa hay có ba mẹ là những thương bệnh binh cả đời chịu đựng đau đớn từ những vết thương trong chiến tranh? Mọi thứ đều có cái giá của nó, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và sống nhân văn hơn. Đừng đổ lỗi việc đỗ trượt của mình vào điểm cộng ưu tiên của người khác. Hãy hỏi bản thân mình đã nỗ lực hết sức chưa?

Thực ra, việc xác định một số đối tượng ưu tiên, được cộng điểm, hạ điểm chuẩn trong thi tuyển đại học, cao đẳng… là một chính sách trong giáo dục, chính sách này không chỉ áp dụng ở nước ta mà nhiều nước vận dụng mới mục đích để hướng tới sự “công bằng”. Công bằng thể hiện ở chỗ: Điều kiện học tập, môi trường học tập, cơ hội được học tập ở mỗi vùng, miền, khu vực… là khác nhau, trong khi đó các thí sinh lại thi chung một đề thi nên kết quả thi sẽ được phản ánh khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực…

Chính vì vậy, đề bù đắp cho những thiệt thòi mang tính chất vùng miền, địa lý, xã hội, để động viên tinh thần học tập của những nơi có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn thì Nhà nước có những quy định “nhặt ra những đối tượng ưu tiên” để hạ thấp yêu cầu về kết quả thi cử… 

Nói rộng ra thế giới, các bạn cũng đều biết rằng chính sách xét học bổng của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, như Mỹ, Úc, ... họ đều luôn khuyến khích và cấp học bổng cho những sinh viên không có điều kiện kinh tế tốt, tuy nhiên vẫn có những nỗ lực để đạt một số thành tích nhất định về học tập, có hoạt động đóng góp cho xã hội, đoàn thể, có ích cho địa bàn sinh sống, kể cả đó là những sinh viên đến du học từ các nước khác. Chính sách này thể hiện tính nhân văn cao , nó khuyến khích và bồi dưỡng những con người sẽ đem lại những giá trị đích thực cho cộng đồng, chứ không đơn thuần chỉ so sánh về mặt lợi ích của một vài cá nhân. Cũng vì quan điểm đó, chính sách của Việt Nam trong việc cộng điểm ưu tiên là rất đáng được chúng ta hưởng ứng và ủng hộ.

AUM Việt Nam chúc các bạn luôn tìm thấy những điều tốt đẹp trên con đường học hỏi để đem đến những giá trị đích thực và nhân văn cho cộng đồng của chúng ta.

Đăng ký Tư vấn chọn ngànhTư vấn chọn trường: Hotline 0945353289

Việc cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học đang nảy sinh bất cập, thiệt thòi cho những thí sinh đạt điểm cao mà không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các ngành/trường “top”. Vấn đề là, có nên bỏ cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học, cao đẳng không?

Bỏ cộng điểm ưu tiên?

Tôi cho rằng, việc giữ hay bỏ cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học, cao đẳng cần căn cứ vào một số ngành nghề đặc thù. Chẳng hạn, cần cộng điểm cho thí sinh xét tuyển khối ngành Công an nhân dân, các trường quân đội là hợp lý. Bởi, có nhiều thí sinh là con thương binh, liệt sĩ, thân nhân các em có nhiều cống hiến cho Tổ quốc nên việc cộng điểm là việc làm nhân văn, hợp đạo lý dân tộc.

Hoặc cộng điểm ưu tiên cho quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định là hoàn toàn hợp lý. Những người này phần lớn có năng khiếu, yêu nghề, đã kinh qua nhiệm vụ nên khi trúng tuyển [giả sử nhờ cộng 2 điểm] vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thì họ cũng đủ sức học tập, rèn luyện.

Hay thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh thuộc khu vực 1 được cộng điểm ưu tiên khi đăng ký xét tuyển vào các trường sư phạm là hoàn toàn đúng đắn. Phần lớn những sinh viên này sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng đều quay về phục vụ bản làng, quê hương. Hơn ai hết, họ am hiểu văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện sống ở quê mình nên việc dạy học sẽ hiệu quả hơn. Còn những thí sinh ở thành phố học đại học xong rất ít đến khu vực này công tác.

Tuy nhiên, cần bỏ điểm cộng ưu tiên trong xét tuyển đại học, cao đẳng với những ngành nghề không mang tính đặc thù nhằm tạo sự công bằng cho thí sinh. Năm nay, sau khi nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn, nhiều thí sinh khu vực 3 rất “sốc”, thất vọng vì điểm thi  trên 29,5 vẫn trượt.

Thậm chí, với mức điểm chuẩn như năm nay, nếu đạt trên 30 điểm tuyệt đối 3 môn đi chăng nữa thì học sinh thành phố vẫn không có cửa đỗ vào ngành học mình yêu thích, điển hình như Đại học Hồng Đức [Thanh Hóa] lấy 30,5 điểm ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao - ngành học có điểm chuẩn cao nhất nước.

Khoảng 20 năm về trước, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thì vấn đề cộng điểm là chấp nhận được. Thế nhưng hiện nay, kinh tế phát triển, mức sống chênh lệch giữa các vùng, miền ngày càng được thu hẹp lại [trừ một số vùng đặc biệt khó khăn], thí sinh vùng nông thôn cũng có điều kiện học tập tốt lên, nên việc áp dụng chính sách ưu tiên cộng điểm như bây giờ là không còn phù hợp.

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT. [Ảnh minh hoạ]

Hơn nữa, chương trình học thống nhất cả nước, đề thi giống nhau, Internet bao phủ rộng khắp các vùng miền, việc học tập rất thuận tiện thì ưu tiên điểm cộng là vô lý. Chưa kể, thí sinh đậu vào các trường mũi nhọn như bách khoa, y khoa, ngoại ngữ… một phần nhờ điểm cộng thì khó đào tạo ra nhân lực chất lượng cao phục vụ cho đất nước.

Cùng với đó, cuộc cách mạng Công nghệ 4.0 đòi hỏi những con người có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu. Vậy nên, không có lý do gì để biện minh cho việc thí sinh thi hơn 9 điểm/môn vẫn trượt đại học.

Ngoài ra, lâu nay xuất hiện luồng dư luận cho rằng, một số phụ huynh chuyển trường, chuyển vùng cho con trước khi tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc thay đổi, cải chính hộ tịch để trở thành đồng bào dân tộc thiểu số [mặc dù bố mẹ là cán bộ sống ở thành phố, thị xã, thị trấn vùng cao…] điều đó gây ra không ít bức xúc cho người dân, Bộ GD&ĐT cần quan tâm tháo gỡ.

Điểm ưu tiên được tính thế nào?

Theo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng, ngành giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT áp dụng cộng điểm cho thí sinh thuộc đối tượng và khu vực ưu tiên như sau.

Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc một trong các nhóm: Người dân tộc thiểu số; làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; thương binh, bệnh binh, sĩ quan, quân nhân; con liệt sĩ, thương binh hoặc bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên...

Thí sinh được cộng 1 điểm nếu là thanh niên xung phong; quân nhân; các cấp chỉ huy tại xã, phường, thị trấn; con của người có công với cách mạng hoặc thương binh, bệnh binh suy giảm dưới 81% khả năng lao động; người khuyết tật hoặc lao động ưu tú tại tất cả thành phần kinh tế... Nếu thuộc nhiều diện, các em chỉ được hưởng ưu tiên cao nhất.

Thí sinh thuộc khu vực I gồm các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi, ven biển, hải đảo hoặc biên giới được cộng 0,75 điểm. Nếu ở các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương, thí sinh thuộc khu vực II, được cộng 0,5 điểm.

Như vậy, một thí sinh có thể được cộng tối đa 2,75 điểm. Đây là mức điểm được quy định tương ứng với tổng điểm ba bài hoặc môn thi, xét theo thang 10 và không nhân hệ số. Nếu tuyển sinh theo thang điểm hoặc phương thức khác, các đại học tự xác định mức điểm ưu tiên với tỷ lệ phù hợp.

Cao Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề