Co living là gì

Co-living hay còn gọi là không gian sống chung nghĩa là nhiều người sẽ cùng chia nhau tiền nhà để được sở hữu không gian sống thoải mái. Với một Co-living, mỗi người sẽ sở hữu không gian sống nhất định nhưng thay vì là căn hộ khép kín, ở đây có không gian chung để nhiều người thuê có thể sử dụng cùng nhau. Tương tự như Co-working, tại Co-living, không gian sinh hoạt chung luôn được đầu tư để đem đến trải nghiệm sống mới mẻ. Những khu Co-living thường sở hữu phòng bếp rộng, phòng sinh hoạt chung, thư viện, phòng gym, spa, phòng chiếu phim, một số co-living còn có cả nhà hàng.  Tất cả người thuê đều được sử dụng những không gian chung này.

Trên thế giới có nhiều cơ sở Co-living nổi tiếng như The Collective tại tòa nhà Old Oak tại London với mức độ phủ kín lên đến 97%. Tiếp nối thành công The Collective tiếp tục mở thêm hai tòa nhà khác tại Stratford và Canary Whart. WeWork, nhà cung cấp Co-working lớn nhất thế giới cũng nhanh chóng mở rộng sang lĩnh vực Co-living với WeLive được đầu tư không gian riêng rộng hơn và thiết kế sao cho các khu sinh hoạt chung hiệu quả và nhộn nhịp hơn.

Xu hướng sống mới của giới trẻ

Hiện Co-living đang rất phổ biến ở Anh, Mỹ, Đức, Pháp… Bằng các thiết kế nội thất, tiện nghi hiện đại và các dịch vụ tiện ích khác, co-living đem đến không gian sống chuẩn cho nhiều người nhưng với mức chi phí không hề đắt đỏ. Hơn cả là nơi để sống, co-living còn mang mọi người lại gần nhau hơn, mở rộng mối quan hệ nhưng vẫn có không gian riêng của mình. Ý tưởng ở chung này khá lý tưởng nhất là với giới trẻ khi có thể giảm tiền thuê nhà nhưng bạn không phải ở chung với bất kỳ ai.

Không gian chung – không gian riêng

Với những người trẻ không thích gò bó nhưng lại càng không muốn phải tốn quá nhiều chi phí vào việc ở thì co-living chính là giải pháp. Co-living giúp giải quyết được nhiều vấn đề về chỗ ở cho người trẻ. Mỗi người đều có không gian riêng và chung đầy đủ tiện nghi như ở nhà nhưng hoàn toàn không bị bó buộc. Bạn có thể sử dụng nhiều tiện ích tất cả ngay sát vách nhà với mức chi phí được chia sẻ với nhiều người.

Kết nối nhiều người

Có thể nói đây là cách kết nối các bạn trẻ một cách hiệu quả nhất. Bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người và cùng chia sẻ không gian sống cùng nhau. Đặc biệt với những ai không thích cô đơn, chắc chắn bạn sẽ muốn dọn vào đây ở ngay vì Co-living lúc nào cũng có đầy ắp người và đặc biệt sự đa dạng ở tính cách, công việc, văn hóa, lối sống của mỗi người là một trong những điều tạo nên sự thu hút với co-living.

Ở các nước Châu Á, co-living đã bắt đầu được chú ý. Khi mà lực lượng lao động ở các nước châu Á khá trẻ và đông kèm với cơn sốt bất động sản đẩy giá thuê nhà ở những thành phố đang phát triển lên cao thì lựa chọn Co-living sẽ được nhiều người cân nhắc. Trung Quốc – đất nước đông dân nhất thế giới này đã phát triển mô hình Co-living từ năm 2012 và hiện này đã có gần 90 thương hiệu khắp cả nước. Tại Ấn Độ, các công ty Start-up cũng bắt đầu phát triển Co-living này và hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai gần.

Cần tìm mua hoặc thuê nhà? Click tại đây để tham khảo gần 300,000 tin rao bất động sản nhà phố, căn hộ, biệt thự khắp Việt Nam!

Thay vì sống trong các căn hộ độc lập, thế hệ trẻ tại đây đang có xu hướng sống trong một mô hình hiện đại, chi phí thấp. Vì thế, Co-living là sự lựa chọn đáng để trải nghiệm.

1. CoLiving là gì?

Co-living là mô hình sống hiện đại với những không gian chung được chia sẻ bởi nhóm người trẻ tuổi có cùng sở thích hay công việc giống nhau. Khi sống chung, họ sẽ cùng nhau chia sẻ một số không gian chung như bếp, phòng sinh hoạt và dĩ nhiên là cả tiền thuê nhà. Dù vậy, bên cạnh những cái chung, vẫn có cái riêng. Nghĩa là họ có thể nấu và ăn cùng nhau, chơi và giải trí cùng nhau, nhưng không gian nghỉ ngơi là hoàn toàn riêng biệt.

2. Thách thức và Cơ hội khi phát triển mô hình Co-living

a. Thách thức:

Tuy mô hình này có rất nhiều tiềm năng, nhưng sự phát triển còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các chủ đầu tư phải nghiên cứu xem nhu cầu như thế nào vì sống chung đòi hỏi ý thức của mỗi người phải cao. Điều đó có nghĩa là ý thức của người Việt Nam đã đủ cao để chấp nhận sở hữu chung hay chưa?

Các chuyên gia cho răng, để phát triển mô hình này cần nhận diện và xử lý một số khó khăn, trước hết cần phải có những hoạt động pháp lý chặt chẽ giữa 2 bên và các bên có liên quan để nó đảm bảo quyền lợi của mỗi bên cũng như trách nhiệm rõ ràng. Hơn nữa, cần phải tăng cường thông tin để tìm kiếm những đối tác thích hợp. Đặc biệt là việc ở chung hay gắn liền với những rủi ro về an ninh. Tất cả những điều đó phải phát triển thành những dịch vụ chuyên nghiệp hoặc là được xác lập bởi cơ sở pháp lý cần thiết.

b. Cơ hội:

  • Millennials – thế hệ khách hàng tiềm năng

Thế hệ Millennials là thế hệ lớn lên cùng với công nghệ, tiếp xúc với các phương tiện truyền thông xã hội và nền kinh tế hội nhập, cũng chính là thành phần lao động chủ yếu hiện nay. Họ là những người trẻ, có khả năng thích nghi cao và luôn sẵn sàng chia sẻ các tiện nghi với nhau. Hiện nay thế hệ này chiếm 35% dân số tại Việt Nam. Đây là độ tuổi ưa thích để sở hữu một không gian sống hiện đại như Co-living.

Khi nhu cầu nhà ở tại các thành phố lớn tăng cao thì chi phí thuê nhà, mua nhà cũng theo đó ngày càng đắt đỏ. Co-living trở thành lựa chọn được ưa chuộng nhờ vào tính hiện đại, tiện ích và tiết kiệm chi phí của mô hình này. Sinh sống và làm trong một không gian như Co-living sẽ giải quyết những nỗi lo về chi phí thuê nhà, giúp họ giảm bớt gánh nặng về các khoản chi tiêu hàng tháng của mình.

Hơn nữa, không phải lúc nào họ cũng cần thuê trong thời gian dài, khi họ có thể phải di chuyển chỗ làm. Với Co-Living, khách có thể thuê từ 2 – 3 tháng và phương thức thanh toán cũng linh hoạt.

Co-living còn thu hút thế hệ Millennials bởi sự tiện ích khi trang bị hầu hết các cơ sở vật chất cần và đủ cho một “căn hộ trong mơ” từ phòng dịch vụ, phòng tập gym, khu vực giải trí, khu vực chung để gặp gỡ, giao lưu, bếp chung, cho đến khu vực làm việc chung như Co-working Space.

  • Co-living là phương tiện kết nối hoàn hảo

Không chỉ là giải pháp về nơi ở, Co-living còn là một trải nghiệm hướng tới việc kết nối và chia sẻ với thế giới xung quanh trong một không gian đầy màu sắc, thân thiện và tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu của những người trẻ trên thế giới. 

Với những người trẻ muốn một cuộc sống độc lập nhưng lại sợ hãi sự cô đơn, Co-living là một lựa chọn hoàn hảo. Từ những người xa lạ, cùng sinh sống và làm việc với nhau trong một môi trường, họ sẽ gắn kết, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Sống cùng những người bạn như thế cũng giúp cuộc sống thêm nhiều niềm vui, giảm bớt nguy cơ dẫn đến các căn bệnh về tâm lý ngày càng phổ biến ở người trẻ.

3. Các mô hình Co-living tại Việt Nam

a. M Village

Công ty cổ phần MVILLAGE được thành lập từ tháng 10/2020, đồng sáng lập bởi Nguyễn Hải Ninh – nhà sáng lập thương hiệu The Coffee House. Sau khi rời vị trí giám đốc điều hành Công ty cổ phần thương mại dịch vụ trà cà phê Việt Nam – công ty sở hữu thương hiệu The Coffee House, Hải Ninh tham gia vào một số vị trí tại các doanh nghiệp như Pasteur Street Brewing hay thành viên ban giám đốc Công ty cổ phần Citics được thành lập từ 2018 với ngành kinh doanh chính là tư vấn đầu tư. Tháng 3 vừa qua, các phương tiện truyền thông không ngừng đề cập về Citics- startup có sự tham gia của các doanh nhân trẻ tuổi trong đó có Hải Ninh [có tên trong danh sách những gương mặt dưới 30 tuổi tiêu biểu do Forbes bình chọn] được đầu tư 1 triệu USD.

M VILLAGE phát triển chuỗi không gian sống chia sẻ M Village [M Village Co-living space]. M Village vừa đưa mô hình này vào hoạt động từ ngày 15/5 với chi nhánh đầu tiên ở đường Võ Thị Sáu, quận 3.

Không gian sống của M Village [Ảnh: M Village]

M Village đặt tại quận 3 ngoài các phòng, phần diện tích còn lại được dùng cho các khu sinh hoạt chung tiêu chuẩn: khu sinh hoạt cộng đồng trong M Village như không gian để ngồi uống cà phê, thư viện, sân vườn… Các căn phòng trong M Village được cho thuê với giá từ 8 triệu đồng/tháng. M Village nhắm tới khách hàng là những người tiếp nhận nhanh với các công cụ số nhưng luôn khao khát tương tác, kết nối với con người thật; cân nhắc yếu tố bền vững, thân thiện với môi trường khi tiêu dùng,…

b. A.Plus Home

Tháng 10/2020, Beta Group, một tên tuổi trên thị trường giải trí đã quyết định lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, với chuỗi căn hộ dịch vụ cho thuê mang thương hiệu A.Plus Home. Tổng giám đốc Beta Group, anh Bùi Quang Minh từng theo học tại Đại học Sydney và tốt nghiệp bằng ưu tú loại 1. Sau đó, anh tiếp tục nhận được học bổng Fulbright [Mỹ] và đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard [Mỹ] năm 2014. Sự nghiệp kinh doanh của ảnh bắt đầu với chuỗi cửa hàng Doco Donuts & Coffee từ năm 2009. Sau đó anh đã bán chuỗi cửa hàng này, sáng lập Beta Cineplex, huy động được hàng triệu đô la đầu tư mạo hiểm. Hiện tại A.Plus Home đang phát triển nhanh chóng và dự kiến mở rộng phạm vi toàn quốc.

Dự án đầu tiên của thương hiệu A.Plus Home tại Hà Nội chỉ sau 4 tháng vận hành đã đạt 95% tỷ lệ lấp đầy, với giá thuê 5,5 – 6,5 triệu đồng/tháng. Đến thời điểm này, tòa nhà đã không còn phòng trống.

Căn hộ dịch vụ của A.Plus Home. [Ảnh: A.Plus Home]

A.Plus Home đang đẩy mạnh phát triển mô hình nhượng quyền tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương… Tính đến tháng 7/2021, chỉ sau 3 tháng ra mắt, mô hình nhượng quyền A.Plus Home đã bắt tay với 4 chủ đầu tư, tổng số hơn 170 căn hộ tại Hà Nội và Bình Dương. 

Beta Group cũng đang gọi vốn từ 3-5 triệu USD vòng đầu tiên ở dạng khoản vay có thể chuyển đổi, nhằm phát triển, xây dựng nền tảng công nghệ và mở rộng thị trường cho A.Plus Home. 

Bài viết tổng hợp thông tin từ: báo Công luận, Start.vng, báo Đầu tư

Video liên quan

Chủ Đề