Chủ tịch Hội đồng Nhà nước là gì

Việc xác định chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách thức vận hành trong công ty, hiểu rõ hơn về thẩm quyền và các công việc mà một Chủ tịch Hội đồng quản trị phải làm cho doanh nghiệp.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi xin cung cấp các thông tin liên quan đến Chức năng của Chủ tịch Hội đồng quản trị để Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn.

Chủ tịch hội đồng quản trị là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 152 Luật doanh nghiệp năm 2014 nêu rõ: Chủ tịch hội đồng quản trị là thành viên của Hội đồng quản trị, là người đứng đầu đại diện cho Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông – cơ quan có quyền hạn cao nhất trong công ty.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty [trừ trường hợp Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty] hoặc theo điều lệ công ty có quy định khác.

Điều kiện làm chủ tịch hội đồng quản trị?

Để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty, cần đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định tại Luật doanh nghiệp hiện hành, cụ thể các điều kiện như sau:

–  Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu bởi Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị tiến hành bầu một thành viên trong Hội đồng quản trị để giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty [trừ trường hợp công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết hoặc Điều lệ công ty có quy định khác]

Theo đó, điều kiện đặt ra đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị phải là thành viên trong Hội đồng quản trị của công ty và do các thành viên của Hội đồng quản trị bầu.

– Đáp ứng các điều kiện chung của thành viên hội đồng quản trị

Do chủ tịch Hội đồng quản trị là thành viên trong Hội đồng quản trị, vậy nên Chủ tịch Hội đồng quản trị cần đáp ứng các điều kiện của thành viên Hội đồng quản trị:

Đáp ứng các điều kiện sau đây để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc các trường hợp không được quản lý doanh nghiệp theo quy định khoản 2, điều 18 Luật doanh nghiệp hiện hành;

+ Là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và không nhất thiết phải là cổ đông trong công ty [trừ trường hợp theo Điều lệ công ty có quy định khác];

+ Thành viên của Hội đồng quản trị công ty có thể được đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị các công ty khác;

+  Đối với công ty con mà Nhà nước thực hiện nắm giữ trên 50% vốn điều lệ công ty thì thành viên của Hội đồng quản trị không được là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh, em rể, chị dâu, em dâu của Tổng giám đốc, Giám đốc và người mang chức danh quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan đến người quản lý của công ty, người có thẩm quyền quản lý công ty mẹ.

Như vậy, điều kiện để làm chủ tịch Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Việc cá nhân được lựa chọn là Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ do các thành viên trong Hội đồng quản trị bầu trên cơ sở số phiếu bầu.

Quyền hạn, chức năng của chủ tịch hội đồng quản trị như thế nào?

Pháp luật về doanh nghiệp hiện hành quy định đầy đủ quyền hạn, chức năng của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần. Bên cạnh đó, quyền hạn, chức năng của Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng được ghi nhận trong Điều lệ của công ty.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, cụ thể như sau:

+ Thực hiện lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

+ Tiến hành chuẩn bị chương trình, các tài liệu, nội dung để phục vụ cho cuộc họp trong công ty; thực hiện triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản trị;

+ Chủ tịch tổ chức việc thông qua Nghị quyết của Hội đồng quản trị;

+ Có quyền giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

+ Là người chủ tọa, điều hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, họp Hội đồng quản trị;

+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định tại Điều lệ công ty.

Trong các trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc vì một lý do nào đó không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì thực hiện ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác trong Hội đồng quản trị để thực hiện các quyền và nghĩa vụ thay Chủ tịch theo nguyên tắc được quy định tại Điều lệ công ty.

Trường hợp nếu không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại trong Hội đồng quản trị tiến hành bầu một người trong số các thành viên đó được tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số các thành viên đồng ý.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Chức năng của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần.

Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hoặc muốn sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline 0981.378.999 hoặc gửi yêu cầu về Email: để được hỗ trợ tốt nhất.

Thiết chế Chủ tịch nước ở nước ta có những thay đổi nhất định qua các thời kỳ theo các Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 quy định Chủ tịch nước có một vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước: Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước [nguyên thủ quốc gia] vừa là người đứng đầu Chính phủ [cơ quan hành pháp].

Đến Hiến pháp năm 1959 thì Chủ tịch nước là người thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại mà không đứng đầu Chính phủ nữa. Hiến pháp năm 1980 quy định Chủ tịch nước là Chủ tịch tập thể – Hội đồng nhà nước – vừa là nguyên thủ tập thể của Nhà nước vừa là cơ quan thường trực của Quốc hội. 

>>>>> Xem thêm: Nhà nước là gì?

Chức năng của Chủ tịch nước

Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” [Điều 101]. 

Về đối nội, chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ cao cấp của Nhà nước; công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp v.v… 

Về đối ngoại, Chủ tịch nước có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, nhân danh Nhà nước ký kết điều ước quốc tế; quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam. 

Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước làm một số nhiệm vụ. 

Chủ tịch nước đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội phê chuẩn. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Hội đồng quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những thẩm quyền đặc biệt. 

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 103 Hiến pháp 1992. 

Chính phủ là gì?

Trong bộ máy nhà nước ta, qua các thời kỳ lịch sử, tuy tên gọi có khác nhau nhưng vị trí của Chính phủ vẫn là cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan cao nhất trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. 

Theo Hiến pháp năm 1992, “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [Điều 109]. 

Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 

Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. 

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. 

Thẩm quyền của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 1992 [Điều 112] và được cụ thể hoá trong Chương II Luật Tổ chức Chính phủ 2001.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Trong lĩnh vực kinh tế, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 

– Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 

– Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng và sức mạnh của các thành phần kinh tế; 

– Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; 

– Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách nhà nước; 

– Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lượng, giá cả; 

– Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; 

– Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; 

– Thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại; – Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước. 

Trong các hoạt động của Chính phủ, các phiên họp của Chính phủ có vị trí rất quan trọng. 

Tại phiên họp của Chính phủ, Chính phủ thảo luận và biểu quyết theo đa số những vấn đề sau đây: 

– Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ; 

– Chương trình xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các nghị quyết, nghị định của Chính phủ; 

– Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán và dự kiến phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội; 

– Đề án về chính sách dân tộc, tôn giáo trình Quốc hội; 

– Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; 

– Các đề án trình Quốc hội về tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước; quyết định về thành lập mới, nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ; quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; 

– Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Cơ cấu Chính phủ

Là một thực thể pháp lý, Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. 

Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 1992 [Điều 114] và được cụ thể hoá trong chương II Luật Tổ chức Chính phủ [đã dẫn]. 

Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, là thành viên của Chính phủ, đồng thời là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ, cơ quan ngang Bộ, hoặc phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ [Điều 23]. 

Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. 

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có Bộ và các cơ quan ngang Bộ. Bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. 

Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Có thể phân biệt hai loại Bộ: Bộ quản lý ngành và Bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn. 

Bộ quản lý ngành là các Bộ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các ngành kinh tế – kỹ thuật, văn hoá, xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục, văn hoá v.v… Bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn là các Bộ thực hiện việc quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực rộng của xã hội như tài chính, lao động, ngoại giao, nội vụ vv… liên quan đến hoạt động của các Bộ, các cấp quản lý nhà nước. Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 

Chính phủ của Quốc hội khóa XII gồm có Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng, 22 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 

Ngoài Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, còn có các cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập, có chức năng thực hiện một số thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực và thực hiện một số thẩm quyền cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Một số cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. 

Cơ quan thuộc Chính phủ không thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

Video liên quan

Chủ Đề