Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay 1857 1859 của ấn Độ mang tính dân tộc

  • Facebook
  • Twitter
  • Tumblr
  • Pinterest
  • WhatsApp
  • Email
Share

Answers [ ]

  1. -Tại sao cuộc khởi nghĩa Xi-pay được coi là cuộc khởi nghĩa dân tộc?

    Vì cuộc khởi nghĩa Xi-pay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

  2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay được coi là cuộc khởi nghĩa dân tộc vì:

    Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm là ngòi nổ dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xi-pay chống thực dân Anh trong những năm 1857-1859.Cuộc khởi nghĩa Xi-pay nổ ra đầu tiên ở Mi-rút, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ, đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân.

    Từ cuộc nổi dậy của binh lính Xi-pay dần dần phát triển thành cuộc khởi nghĩa của nông dân. Cuộc khởi nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc:

    + Khởi nghĩa đã giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh cướp nước để giành độc lập dân tộc.

    + Lực lượng tham gia khởi nghĩa đã đại diện cho quyền lợi của dân tộc, thể hiện ý thức dân tộc rất rõ nét.

    Bị thực dân Anh đàn áp dã man, các phong trào lần lượt thất bại, tuy nhiên đó là cơ sở cho nhân dân Ấn Độ giành được những thắng lợi sau này.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề