Tại sao khi ngủ dậy lại mệt

Khi ngủ dậy đôi khi có cảm giác mệt mỏi, vì vậy làm thế nào để tỉnh dậy cảm thấy tỉnh táo hơn một cách tự nhiên, khỏe khoắn hơn. Điều này có thể do thích nghi với một công việc mới và những đêm mất ngủ hoặc nhiều nguyên nhân khác. Cho dù ở độ tuổi nào và bất kể đang làm gì, sẽ có lúc chúng ta cần một nguồn năng lượng để giúp vượt qua áp lực công việc mỗi ngày.

Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu cao hơn trong công việc. Nhiều người tận dụng cả quỹ thời gian dành cho việc ngủ nghỉ để hoàn tất những công việc được giao. Họ lạm dụng một số loại chất kích thích như nước tăng lực hay các sản phẩm chứa caffeine để giữ được sự tỉnh táo.

Tuy nhiên sử dụng những đồ uống này để chống lại cơn buồn ngủ có thể khiến cơ thể rơi vào vòng luẩn quẩn. Caffeine khiến hệ thần kinh bị kích thích, gây ra tình trạng mất ngủ, thay đổi các giai đoạn của một giấc ngủ bình thường và giảm chất lượng giấc ngủ.

  1. Sau khi ngủ dậy, hãy để cơ thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ trong phòng hoặc tập một bài thể dục nhịp điệu. Nghiên cứu của giáo sư Robert Thayer của trường đại học California, Mỹ đã chỉ ra rằng, vận động nhẹ khoảng 10 phút sau khi thức dậy giúp tăng cường lưu thông máu cũng như oxy đến não và các cơ bắp khiến tinh thần trở lên thoải mái qua đó nâng cao hiệu suất làm việc.

Ngoài ra giáo sư Robert cũng khuyến cáo những người phải ngồi một chỗ làm việc quá lâu nên dành cho bản thân những khoảng nghỉ để đứng dậy và đi lại nhằm giúp đầu óc trở nên tỉnh táo và sảng khoái hơn.

Vận động nhẹ nhàng khi thức dậy giúp tinh thần tỉnh tảo

2. Ngủ trưa: Ngủ trưa là cách tốt nhất giúp cơ thể nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng sau một buổi sáng làm việc mệt mỏi. Chỉ cần khoảng 30 phút ngủ trưa cũng có thể khiến đầu óc tỉnh táo hơn và sẵn sàng cho những công việc vào buổi chiều. Thậm chí nếu không đủ thời gian cho một giấc ngủ thì thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi thật thư giãn trong khoảng 10 phút cũng có thể mang đến những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên không nên ngủ trưa quá nhiều vì nó có thể khiến bạn dễ bị đau đầu sau khi ngủ trưa hoặc gây mất ngủ vào buổi đêm và ảnh hưởng đến ngày làm việc hôm sau.

Hiện nay đã có nhiều công ty cũng như xí nghiệp xây dựng phòng nghỉ trưa riêng cho nhân viên. Điều này mang lại những giấc ngủ trưa thoải mái hơn so với việc ngủ gục trên bàn làm việc.

3. Giữ cho đôi mắt được nghỉ ngơi: Nếu thường xuyên phải làm việc liên tục trước màn hình máy vi tính, điều này sẽ gây hiện tượng nhức mỏi mắt và khiến bạn dễ buồn ngủ hơn. Các chuyên gia khuyến cáo nên dừng lại khoảng 1-2 phút trong mỗi phiên làm việc với máy vi tính, bằng cách nhìn ra những nơi khác để giúp mắt được thư giãn, hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt phù hợp để giúp mắt đỡ mỏi

4. Ăn một bữa ăn nhẹ để tăng cường năng lượng: Có thể bạn không biết nhưng trong chế độ ăn của những vận động viên thể thao hàng đầu, thực phẩm luôn được chia ra nhiều bữa trong ngày. Việc chia thành nhiều bữa có tác dụng đảm bảo cơ thể của họ luôn nhận đủ lượng năng lượng cần thiết cho các hoạt động tập luyện với cường độ cao. Đồ ăn nhẹ có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu.

Bữa ăn nhẹ giúp tăng cường năng lượng

Điều này rất quan trọng vì khi lượng đường huyết thấp, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược thần kinh, thậm chí hình thành một số rối loạn tâm thần cấp tính. Những loại đồ ăn nhẹ thường được sử dụng bao gồm:

  • Đậu phộng, bơ hoặc bánh quy
  • Sữa chua và một số loại hạt cũng như trái cây tươi
  • Các loại kem phô mai ít béo

5. Tham gia một cuộc nói chuyện hoặc tranh luận có thể “đánh thức tâm trí” của bạn khiến đầu óc trở lên tỉnh táo và linh hoạt hơn. Tuy nhiên tuyệt đối không làm điều này khi chuẩn bị đi ngủ, những cuộc tranh luận có thể khiến não bộ bị kích thích, khó đi vào giấc ngủ và cơ thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào ngày hôm sau.

6. Bật đèn sáng: Sau khi thức dậy, để giảm cảm giác mệt mỏi, các chuyên gia khuyến cáo nên bật đèn hoặc mở rộng cửa để ánh sáng chiếu vào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh sáng mạnh có thể làm giảm cơn buồn ngủ và tăng sự tỉnh táo

7. Rửa mặt bằng nước lạnh sau khi ngủ dậy có thể nhanh chóng khiến cơ thể tỉnh táo. Hệ thống dây thần kinh cảm giác ở da mặt sẽ gửi tín hiệu cho não khi chúng tiếp xúc với nước lạnh, kích thích não hoạt động để xử lý thông tin qua đó khiến não bộ trở lên tỉnh táo.

8. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc: Năm 2004 các nhà nghiên cứu Phần Lan thực hiện nghiên cứu trên những người làm việc ca đêm hoặc làm việc liên tục từ 10-12 tiếng mỗi ngày đã phát hiện ra rằng công việc đơn điệu với một tư thế làm việc duy nhất có thể khiến những người công nhân thiếu tỉnh táo. Vì thế các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên làm việc với một tư thế trong thời gian kéo dài và có thể thực hiện những công việc xen kẽ nhau tránh sự nhàm chán.

Ánh sáng mạnh giúp bạn tỉnh táo

9. Hít thở sâu: Bên cạnh các bài tập thể dục nhịp điệu mỗi sáng sau khi thức dậy, việc hít thở sâu cũng giúp tăng nồng độ oxy trong máu, làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và cải thiện sự lưu thông máu qua đó hỗ trợ cải thiện tâm trạng cũng như tinh thần.

Nguyên tắc của bài tập hít thở sâu là hít bằng bụng chứ không phải ngực. Một tay đặt lên bụng, ngay dưới xương sườn, tay còn lại đặt trên ngực, hít một hơi thật sâu để bụng đẩy tay ra, ngực không nên di chuyển. Thở ra từ từ bằng cách đẩy không khí ra ngoài bằng bàn tay đặt trên bụng.

Một kỹ thuật khác thường được sử dụng trong những bài tập yoga để tăng sự tỉnh táo và năng lượng cho cơ thể là hít vào và thở ra thật nhanh bằng mũi cố gắng đạt mức 3 lần trong 1 giây.

10. Sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng, nên bước ra ngoài ban công để hít thở không khí trong lành và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời được chứng minh có tác dụng cân bằng giấc ngủ rất tốt cho những người bị mất ngủ, ngoài ra chúng cũng khiến cơ thể cảm thấy thoải mái hơn để bắt đầu một ngày làm việc mới.

11. Uống nhiều nước: Mất nước có thể gây ra tình trạng mệt mỏi. Do đó hãy uống nhiều nước và ăn những loại thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây và rau quả. Ngoài ra một cốc nước vào buổi sáng sớm sau khi ăn sáng cũng khiến cơ thể tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Uống nhiều nước giúp cơ thể tỉnh táo, khỏe khoắn

12. Tập thể dục thường xuyên: Trong một phân tích liên quan đến 70 nghiên cứu với 6.800 người tham gia, các nhà nghiên cứu của đại học Georgia đã phát hiện ra tập thể dục có hiệu quả trong việc gia tăng năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày so với với dùng thuốc để điều trị các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như giúp cơ thể tỉnh táo một cách tự nhiên sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng.

Vì một số lý do khác nhau như mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ mà nhiều người thường thức dậy vào mỗi buổi sáng với tình trạng mệt mỏi. Điều này khiến họ thiếu tỉnh táo và thường mất tập trung, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và những mối quan hệ hàng ngày. Áp dụng một số mẹo nhỏ như tập thể dục nhịp điệu sau khi thức dậy, rửa mặt bằng nước lạnh hay cố gắng đi ngủ sớm... có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

XEM THÊM:

Có nghiên cứu cho rằng, những người ngủ 6 tiếng tự cho rằng mình đã ngủ đủ giấc nhưng thực tế, nhưng các chức năng của cơ thể và nhận thức vô hình chung đều đang suy giảm mặc dù họ không hề cảm thấy buồn ngủ.

Ngủ quá ít không tốt cho cơ thể, nhưng ngủ quá nhiều cũng không nên

Một khảo sát ở Nhật Bản đã cho thấy, những người ngủ 7 giờ mỗi ngày có khả năng sống lâu hơn và càng ngủ nhiều thì tỉ lệ tử vong càng cao. Nếu mỗi ngày đều ngủ trên 9 tiếng thì cơ thể khả năng sẽ có một số vấn đề về sức khỏe.

Giấc ngủ không lành mạnh cũng giống với thực phẩm không lành mạnh, chỉ việc ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt. Biểu hiện của tình trạng này:

1. Xem tivi, nghe nhạc hoặc chơi điện tử đến khi ngủ quên mất.

2. Cưỡng ép bản thân phải ngủ và thức theo một khung giờ nhất định, nhưng khung giờ này lại luôn luôn thay đổi.

3. Tự nhiên tỉnh giấc sau đó lại muốn nằm thêm một lúc nữa, kéo dài thời gian giấc ngủ.

4. Tối không ngủ để ban ngày ngủ bù, ngủ bù 2 ngày nghỉ cuối tuần.

5. Áp lực công việc lớn, tối phải tăng ca. Sau khi làm việc quá sức về nhà ngủ luôn.

Giấc ngủ không lành mạnh ảnh hưởng đến não đào thải chất gây hại

Tất cả mọi người đều biết, các bộ phận trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi, mà não là bộ phận làm việc “vất vả” nhất. Các bộ phận khác có hệ thống bạch huyết để tự đào thải chất độc, nhưng não bộ thì không.

Một nghiên cứu gần đây đã cho thất, đại não sẽ loại bỏ các chất thải dọc theo cột sống giữa các mạch máu trong khi ta ngủ, và chỉ khi đang ngủ đại não mới làm công việc này.

Điều này cũng có nghĩa là, vào ban ngày chất thải sẽ được tích lũy liên tục ở đại não, khi ngủ não bộ sẽ loại bỏ các chất độc một cách có hiệu quả, từ đó khôi phục lại sức sống để làm việc hiệu quả.

Nếu chất lượng giấc ngủ không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động này của đại não và cơ thể sẽ ngày càng uể oải.

Như thế nào là một giấc ngủ tốt?

1. Thông thường sẽ không bị tỉnh giấc vào ban đêm, nếu tỉnh dậy thì sẽ ngủ ngay được.

2. Nằm mơ nhưng không phải ác mộng, ngủ như không ngủ.

3. Sau khi tỉnh giấc cảm giác tinh thần sảng khoái, không có cảm giác mệt mỏi.

Thời gian ngủ hợp lý

Lứa tuổiThời gian ngủ hợp lý [giờ]
Trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi14.5
Trẻ từ 1-2 tuổi12-14
Trẻ từ 3-6 tuổi10-12
Từ 7-12 tuổi10-11
Thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi8-9
Người trưởng thành từ 18-65 tuổi7-9
Người già trên 65 tuổi7-8

Ngủ không ngon có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có nghiên cứu cho thấy, 90% là do vấn đề về tâm lý hoặc áp lực tinh thần tạo thành. Do vậy, nếu muốn có được một giấc ngủ tốt thì nên điều chỉnh tốt tâm lý, trạng thái của chính mình.

Nguồn: Aboluowang

Video liên quan

Chủ Đề