Tại sao có thể nói ruột người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật

Hay nhất

Người ta nói “Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi liên tục đối với vi sinh vật”, là vì con người thường xuyên bổ sung thức ăn vào dạ dày – ruột, đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm trao đổi chất cùng với vi sinh vật [tương tự như một hệ thống nuôi liên tục].

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Vì sao dạ dày - ruột ở người được xem là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?

Vì sao dạ dày - ruột ở người được xem là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?

A. Vì vi sinh vật liên tục phát triển trong dạ dày và ruột người.

B. Vì trong dạ dày- ruột ở người có nhiều chất dinh dưỡng.

C. Vì trong dạ dày – ruột thường xuyên được bổ sung dinh dưỡng và cũng thường xuyên thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vi sinh vật.

D. Vì trong dạ dày- ruột ở người hầu như không có chất độc hại đối với vi sinh vật.

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học  lớp10 Nâng cao.Định nghĩa : “Sinh trưởng của vi sinh vật” là gì ? ; Tại sao nói “Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật” ?

Câu 1: Định nghĩa : “Sinh trưởng của vi sinh vật” là gì ?

Khái niệm sinh trưởng : Sinh trưởng là sự tăng các thành phần của tế bào và có thể dẫn đến sự tăng kích thước cũng như số lượng của vi sinh vật hoặc cả hai.

Câu 2: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục :

– Pha lag: Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, nên tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.

– Pha log: Vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt tới cực đại [thời gian thế hệ đạt tới hằng số].

– Pha cân bằng: Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log.

– Pha suy vong: Số lượng tế bào chết vượt số lượng tế bào mới sinh ra. Một số vi khuẩn chứa enzim tự phân giải tế bào. Số khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.

Câu 3: Tại sao nói “Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật” ?

Người ta nói “Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi liên tục đối với vi sinh vật”, là vì con người thường xuyên bổ sung thức ăn vào dạ dày – ruột, đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm trao đổi chất cùng với vi sinh vật [tương tự như một hệ thống nuôi liên tục].

Câu 4: Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là thích hợp ?

Nếu nuôi vi sinh vật theo đợt thì dựa vào đường cong sinh trưởng, ta sẽ thu hoạch sinh khối vào cuối pha luỹ thừa, đầu pha cân bằng là thích hợp.

Vì con người bổ sung thức ăn vào dạ dày và ruột, đồng thơi thải ra ngoài các sản phẩm trao đổi chất cùng vi sinh vật. Việc này tương tự như một hệ thống nuôi cấy liên tục.

Câu trả lời đúng nhất: Người ta nói Dạ dày- ruột ở người là một hệ thống nuôi liên tục đối với vi sinh vật”, là vì con người thường xuyên bổ sung thức ăn vào dạ dày – ruột, đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm trao đổi chất cùng với vi sinh vật [tương tự như một hệ thống nuôi liên tục].

Cùng Top lời giải tìm hiểu về tiêu hóa ở người qua bài viết dưới đây!

1. Tiêu hóa là gì?

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.

2. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người như thế nào?

Quá trình tiêu hóa ở người diễn ra hàng ngày bao gồm nhiều bước. Mỗi bước có đặc điểm riêng, kết hợp chặt chẽ với nhau để hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Tiêu hóa thức ăn ở miệng và thực quản

Hệ tiêu hóa ở người là một tập hợp các ống dài 10 – 15m và các cơ quan khác phụ trợ, được chia ra làm 2 phần ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, hỗng tràng, hồi tràng, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…

Quá trình tiêu hóa ở người bắt đầu từ miệng. Tại đây, thức ăn thực phẩm được cắt nhỏ và làm nhuyễn bởi hệ thống răng miệng. Thức ăn được trộn đều với nước bọt được các tuyến nước bọt tiết ra. Các tuyến nước bọt này nằm ở dưới hàm, dưới lưỡi và mang tai.

Mô tả quá trình tiêu hóa ở người

Cùng với quá trình này, một phần tinh bột được chuyển hóa một phần do enzyme amylase có trong nước bọt. Enzyme này có khả năng cắt đứt các liên kết ở phân tử tinh bột, để biến đường đa thành đường đôi [maltose, maltotriose, oligosaccarid] có thể trực tiếp hấp thu vào máu trong các mao mạch lân cận.

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở miệng, thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn lẫn nước bọt thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng vào thực quản, xuống dạ dày. Về mặt hóa học, một phần tinh bột được cắt nhỏ thành các đường đôi và tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

Dạ dày được cấu tạo là túi gồm các bó cơ cực khỏe mạnh. Nhiệm vụ của nó là nhào lộn thức ăn, khiến thực phẩm đã bị nghiền nát tiếp đồng thời thấm đẫm các loại axit và enzyme .Điều này khiến cho các protein phức tạp bị thủy phân. Nguồn thực phẩm sau khi qua dạ dày đến ruột non đã trở thành một hỗn hợp chất lỏng, bột nhão.

Về cơ bản, dạ dày ngoài nhiệm vụ nghiền nát thức ăn, nó cũng diễn ra quá trình hấp thụ một phần dinh dưỡng. Như vậy dạ dày đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn.

Tiêu hóa thức ăn ở ruột non

Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch mật và dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Sự tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng đến dạ dày sẽ được hoàn tất tại lòng ruột do biểu mô ruột non hấp thu. Sau đó các sản phẩm tiêu hóa được hấp thu cùng với vitamin, các chất điện giải và nước.

Tại đây tụy đổ vào ruột non dịch tụy. Trong dịch tụy chứa các enzyme thuộc 4 nhóm chính: Tiêu hóa protein [trypsin, chymotrypsin, elastase, carbopeptidase]; enzyme tiêu hóa glucid [amylase]; enzyme tiêu hóa lipid [lipase, phospholipase A2, cholesterol esterase]; enzyme tiêu hóa acid Nucleic [ribonuclease, desoxyribonuclease].

Kết quả của quá trình tiêu hóa ở ruột non hấp thu hoàn toàn lượng glucose qua các tế bảo biểu mô ở đoạn cuối hỗng tràng. Các protein được cắt nhỏ ra thành các sản phẩm tiêu hóa dễ dàng hơn: tripeptide, dipeptide, và một ít acid amin. Còn chất béo được cắt nhỏ thành các dạng hấp thu dễ hơn là acid béo, monoglycerid. Được khuếch tán qua màng tế bào biểu mô niêm mạc ruột.

Các vitamin tan trong mỡ [A, D, E, K] cũng được hấp thu theo cơ chế hấp thu mỡ. Các vitamin tan trong nước được hấp thu theo một cơ chế khác. Nước và điện giải cũng được hấp thu một cách tích cực.

Tiêu hóa thức ăn ở ruột già

Các chất dinh dưỡng chủ yếu sau khi hấp thụ ở ruột non, thì phần bã và nước sẽ được đưa tiếp xuống đại tràng hay ruột già. Tại đây nước và phần dinh dưỡng còn thừa lại sẽ được hấp thụ tiếp. Vì ruột già là nơi hấp thụ nước trong ống tiêu hóa, nên các chất bã sẽ kết lại và đưa về khu đại tràng sigma.

Tại đại tràng, tồn tại sẵn một hệ vi sinh vật. Chúng sẽ bám vào chất xơ,thứ thức ăn từ rau xanh. Sau đó các vi khuẩn có lợi sẽ lên men chất xơ, tạo ra các acid béo mạch ngắn, nó sẽ giúp cho ruột có thể phân tách được các loại đường, chất béo phức tạp ra các thể đơn để cơ thể có thể hấp thu.

Đồng thời, đại tràng cũng là nơi tổng hợp các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Như vậy đại tràng cũng là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể.

Tiêu hóa thức ăn ở trực tràng

Trực tràng là ống thẳng nối giữa ruột già và hậu môn. Nó là nơi nhận phân , chất cặn, chất thải của hệ thống tiêu hóa, đồng thời nó sẽ kích thích các dây thần kinh truyền tới vỏ đại não , báo hiệu cho con người cần biết khi nào cần đi đại tiện hay không. Sự quản lý đại tiện thông qua sự co thắt các cơ vòng ở trực tràng.

Ngoài ra, tại trực tràng, các mao mạch vẫn có khả năng hấp thụ dinh dưỡng ngược vào trong cơ thể. Vì vậy chúng ta không nên nhịn đại tiện vì các chất độc trong phân có thể thấm ngược vào máu gây hại cho cơ thể. Việc nhịn đi cầu quá lâu có thể khiến rối loạn tiêu hóa, gây sốt cho chúng ta.

Đặc biệt, trực tràng có thể là nơi sử dụng các loại thuốc thụt hậu môn khi cần thiết.

Ở hậu môn

Hậu môn là cánh cửa cuối cùng của quá trình tiêu hóa thức ăn. Hậu môn gồn các cơ sàn chậu và cơ thắt . Chúng có nhiệm vụ đóng mở để chứa phân hoặc thải phân ra khỏi cơ thể. Đồng thời , nó cũng là nơi tiết dịch bôi trơn để quá trình đẩy phân và chất cặn ra môi trường đơn giản hơn.

Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ diễn ra từ 1 đến 3 ngày sau khi đưa thức ăn vào cơ thể. Vì vậy nên ưu tiên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa. Vì các thức ăn khó tiêu hóa sẽ gây áp lực lên toàn bộ hệ thống tiêu hóa, khiến quá trình này diễn ra lâu hơn, mệt mỏi hơn. Khi một bộ phận nào của hệ thống tiêu hóa có vấn đề, chúng ta sẽ cảm nhận được ngay những triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, đau co thắt, mệt mỏi, sốt…

>>> Xem thêm: Tiêu hóa ở dạ dày

3. Tại sao nói dạ dày ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật

Người ta nói “Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi liên tục đối với vi sinh vật”, là vì con người thường xuyên bổ sung thức ăn vào dạ dày – ruột, đồng thời thải ra ngoài các sản phẩm trao đổi chất cùng với vi sinh vật [tương tự như một hệ thống nuôi liên tục].

---------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu Tại sao nói dạ dày ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Video liên quan

Chủ Đề