Chức năng lục lạp là gì

Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp.

Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc.

- Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.

- Trong màng của tilacôit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp.

- Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Chức năng của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, lục lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.

Loigiaihay.com

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Chức năng của lục lạp là gì?”cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giảibiên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Sinh học 10

Chức năng của lục lạp là gì?

- Chức năng chính của lục lạp là:

+ Quang hợp:Lục lạp có chức năng chính là thực hiện quá trình quang hợp. Tại đây, lục lạp chứa các chất diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời. Chuyển hóa và lưu trữ năng lượng trong phân tử cao năng ATP và NADPH đồng thời quá trình đó sẽ giải phóng ra khí oxi. Sau đó, lục lạp sẽ sử dụng năng lượng đó tạo lên các phân tử CO2 [cacbon đioxit] theochu trình Calvin.

+ Tổng hợp các axit béo:Ngoài chức năng quang hợp, lục lạp còn có vai trò trong việc tổng hợp các axit béo, và các phản ứng miễn dịch của thực vật.

+ Lục lạp rất linh động trong cơ thể thực vật, nó có thể dễ dàng di chuyển trong tế bào thực vật, thi thoảng thắt lại để thực hiện quá trình phân đôi tế bào. Hoạt động của lục lạp chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như: màu sắc và cường độ ánh sáng. Lục lạp không tạo ra từ tế bào thực vật mà lục lạp được tạo ra từ quá trình phân bào của cơ thể.

Kiến thức tham khảo về lục lạp.

1. Khái quát qua về lục lạp

- Lục lạp[tiếng Anh:chloroplast] là mộtbào quanở các loài sinh vật quang hợp [nhiều nhất làthực vậtvàtảo], cũng là đơn vị chức năng trong tế bào. Những khám phá đầu tiên về loại bào quan này được cho là củaJulius von Sachs[1832–1897], một nhà thực vật học.

- Vai trò chính của lục lạp là thực hiện chức năngquang hợp, đây là nơi chứa cácchất diệp lụccó khả năng hấp thụnăng lượngtừánh sáng mặt trời, chuyển hóa và lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử cao năng làATPvàNADPH, đồng thời giải phóngkhí oxytừ nước. Sau đó, lục lạp sử dụng năng lượng từ ATP và NADPH để tạo nên các phân tử hữu cơ từcacbon dioxide[CO2] theo một quá trình gọi làchu trình Calvin. Ngoài ra, lục lạp còn thực hiện một số chức năng khác, gồm cótổng hợp axit béo, nhiều loạiamino acid, và các phản ứngmiễn dịchở thực vật. Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào thay đổi đa dạng từ một trong tảo đơn bào đến tận 100 trong thực vật, ví dụ như cảiArabidopsisvà lúa mì.

- Lục lạp thuộc một nhóm bào quan rộng hơn gọi làlạp thể[plastid], đặc trưng bởi nồng độchất diệp lụccao, những lạp thể khác, nhưvô sắc lạp[leucoplast] vàsắc lạp[chromoplast] chứa ít diệp lục và không thực hiện chức năng quang hợp.

- Lục lạp cực kì linh động—nó dễ dàng di chuyển và lưu thông khắp tế bào thực vật, thỉnh thoảng tự thắt lại để tiến hànhquá trình phân đôi. Hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh từ các nhân tố môi trường như màu sắc và cường độ ánh sáng. Lục lạp, giống nhưty thể, có chứaDNAriêng, được cho là kế thừa từ tổ tiên—một loàivi khuẩn lamcó khả năng quang hợp mà sau đó nội cộng sinh vớitế bào nhân thựcsơ khai. Lục lạp không tạo ra bởi tế bào thực vật mà chỉ sinh ra từ lục lạp trước đó song hành với quá trình phân bào.

- Với một ngoại lệ [trùngamipPaulinellachromatophora], tất cả lục lạp đều có thể đã phát sinh từ một quá trìnhnội cộng sinhduy nhất [nội cộng sinh sơ cấp]: khi một loài vi khuẩn lam hòa hợp với tế bào nhân thực. Mặc dù vậy, lục lạp vẫn có thể tìm thấy trong một bộ phận rộng lớn nhiều loài sinh vật, thậm chí một số trường hợp còn không có nguồn gốc lục lạp liên quan đến nhau, đây là một hệ quả của những quá trình nội cộng sinh lần thứ hai và thứ ba [nội cộng sinh thứ cấp].

- Thuật ngữchloroplast[tiếng Hy Lạp: χλωροπλάστης] bắt nguồn từ chữ Hy Lạpchloros[χλωρός], nghĩa là màu xanh, vàplastes[πλάστης], nghĩa là "sản xuất, hình thành"

2. Cấu trúc của lục lạp

- Lục lạp cũng có cấu trúc màng hai lớp

+ Màng ngoài rất dễ thấm, màng trong rất ít thấm, giữa màng ngoài và màng trong có một khoang giữa màng. Màng trong bao bọc một vùng không có màu xanh lục được gọi là stroma tương tự như chất nền matrix củaty thể. Stroma chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN.

+ Khác với ty thể, màng trong của lục lạpkhông xếp lại thành crista và không chứa chuỗi chuyền điện tử. Ngược lại, hệ thống quang hợp hấp thuánh sáng, chuỗi chuyền điện tử và ATP synthetase, tất cả đều được chứa trong màng thứ 3 tách biệt. Màng này hình thành một tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là thylakoid [bản mỏng]. Màng của thylakoid tạo nên một khoảng trong thylakoid [thylakoid interspace] tách biệt với stroma.

+ Các thylakoid có xu hướng xếp chồng lên nhau tạo thành phức hợp gọi làgrana. Diệp lục tố [chlorophylle] nằm trên màng thylakoid nên grana có màu lục.

3. Chức năng của lục lạp

- Quang hợp

+ Chức năng chính của các bào quan này là thực hiện quá trình quang hợp. Chúng tôi sẽ phân tích các chức năng từng bước. Để tận dụng năng lượng của mặt trời, lục lạp có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng điện từ có được từ ánh sáng mặt trời thành các liên kết hóa học. Quang hợp có hai phần chính mà qua đó toàn bộ quá trình xảy ra. Phần đầu tiên,là giai đoạn ánh sáng, trong đó năng lượng ánh sáng chiếu vào cây với một gradient proton sẽ được sử dụng để tổng hợp ATP và sản xuất NADPH.

+ Hơn nữa,quang hợp có một pha tối khác, trong đó ánh sáng là không cần thiết, nhưng các sản phẩm đã được tạo ra trong pha sáng. Trong pha tối này là nơi xảy ra sự cố định CO2 dưới dạng đường photphat. Giai đoạn đầu của quá trình quang hợp diễn ra trong màng thylakoid và giai đoạn thứ hai trong chất đệm.

- Các chức năng khác

+ Ngoài việc góp phần vào quá trình quang hợp ở thực vật, lục lạp còn có nhiều chức năng khác. Một số chức năng chính nổi bật, chẳng hạn như tổng hợp axit amin, nucleotide và axit béo. Chúng cũng tham gia sản xuất hormone, vitamin và các chất chuyển hóa thứ cấp khác, giúp cơ thể đồng hóa nitơ và lưu huỳnh. Như chúng tôi đã nhận xét trong các bài viết khác,nitrat là nguồn cung cấp nitơ chính cho cây trồng.Do đó, nhiều loại phân đạm có hàm lượng hợp chất này cao.

+ Vâng, chính nhờ lục lạp mà thực vật có thể sử dụng nitrat này. Một số chất chuyển hóa được hình thành trong lục lạp dùng để bảo vệ chống lại các mầm bệnh khác nhau hoặc trong quá trình thích nghi của thực vật với căng thẳng, thừa nước hoặc nhiều nhiệt hơn.

+ Cuối cùng, các bào quan này cũng liên lạc liên tục với các thành phần khác của tế bào và với chính nhân. Điều này là dotrong nhân chứa nhiều gen mà prôtêin của chúng có chức năng góp phần vào quá trình quang hợp.

+ Như bạn thấy, lục lạp là bào quan quan trọng nhất trong tế bào thực vật. Chủ yếu đó là sự khác biệt giữa các tế bào động vật, vì chúng không có lục lạp. Với tất cả các chức năng mà nó thực hiện, nếu không có chúng, nhiều điều kiện sống mà chúng ta có ngày nay sẽ không tồn tại, vì quang hợp sẽ không tồn tại.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi Lục lạp là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của lục lạp .... Sinh học lớp 10 góp phần giúp bạn nắm vững kiến thức, ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.

Câu hỏi: Lục lạp là gì? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của lục lạp.

Quảng cáo

Trả lời:

- Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật.

- Cấu tạo: lục lạp có hai lớp màng bao bọc, bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt [tilacoit]. Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trên màng của tilacoit chứa nhiều chất diệp lục và các enzyme quang hợp. Ngoài ra trong chất nền lục lạp còn có cả ADN và ribosome.

- Chức năng: lục lạp có chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Sinh học lớp 10 chọn lọc có trả lời chi tiết hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề