Tại sao bé chỉ bú khi ngủ

Hỏi - 23/09/2016

Thưa bác sĩ. Bé gái nhà em được 3 tháng 3 tuần, nặng 6kg, cao 63cm, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cho tới tháng thứ 3, em bắt đầu tập cho bé uống sữa công thức 2 bình/ngày[sáng, tối]/180ml, thời gian còn lại bé vẫn bú sữa mẹ. Đêm 9h ngủ và chỉ thức một lần lúc 4h sáng để bú và ngủ lại đến 6h sáng. Từ tháng thứ 2 do điều kiện thời tiết bé không thường xuyên phơi nắng nhưng có uống thêm vitamin D mỗi ngày. Khoảng 3 tuần nay do em đi làm lại nên cho bé ban ngày uống sữa công thức 250-330ml, thì bé lười bú hơn và chỉ bú khi lim dim ngủ, ban ngày bé ngủ khoảng 2-4 tiếng, đêm bắt đầu từ 2h sáng thì một tiếng thức dậy bú một lần nhưng ngậm ti mẹ 5-10 phút là ngủ lại. Xin bác sĩ tư vấn giúp em: 1. Bé như vậy thì có phải là dấu hiệu của bệnh gì hay không? 2. Làm sao để bé khi thức vẫn chịu bú? 3. Đặc biệt khi ngậm ti mẹ lúc vú căng là bé nhả ti ngay và khóc không chịu bú. Chỉ bú lúc em đã vắt sữa cho hết căng và chỉ bú vú bên phải do thường ít căng hơn bên trái. Vú bên trái em phải cho bú cặp nách vì ngã sang trái bé không chịu ngậm ti. Thưa bác sĩ có cách nào để cải thiện vấn đề này không ạ? Em xin chân thành cám ơn ạ!

Trả lời

Chào bạn,

Các câu hỏi của bạn cũng là giải pháp cho vấn đề của con bạn rồi. Bé không bú lúc thức vì bé không đói mà bị ép bú. Bé có thể không thích bú vì không thích mùi của sữa công thức. Bạn nên vắt sữa mẹ ra trữ để cho bé bú khi mẹ đi làm. 

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

© Copyright Bé Yêu 2022. All rights reserved

  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Tiêu chuẩn cộng đồng

Em bé nhà e sáng tháng thứ 3 chỉ bú khi ngủ....làm sao đây???

em bé nhà em trộm vía 3 tháng đầu cháu ăn rất ngoan, cháu chỉ ti mẹ thôi không bú bình. cứ 2 tiếng cho cháu bú cháu rất thích, thức hay ngủ đều bú nhiệt tình.Tự nhiên sang tháng thứ 4, cứ mẹ vạch ti ra cho bú lúc thức thì quay ngoắt đi, khóc lóc không chịu bú. chỉ khi cháu thiu thiu ngủ em còn cho bú được. có khi cháu thức chơi 4- 5 tiếng liền không chịu bú. em sợ cháu đói vắt sữa ra đút thìa hoặc pha sct đút cho cháu cũng không chịu ăn. đút mất thìa nước thì uống. em rất đau đầu chuyện này. sợ cháu đói lắm. cứ phải canh lúc con ngủ , cháu ọ ọe hay vặn mình là nhét ti vào mồm...

LÀM MẸNuôi dạy bé 1 tuổi trở lên

Chào bà con trên DD.Con tôi chỉ bú lúc ngủ, thức thì ko bú. Thói quen đó có nên chỉnh sửa lại ko?

Bấm vào hình để xem kích thước thật

Ngày đăng:  30/03/2012

 

Lượt xem: 44261

Câu hỏi:

con trai em 6 tháng tuổi nặng 6.5 kg, gần đây cháu chỉ bú khi ngủ, ngủ sâu quá cũng không chịu bú. Cứ bú là khóc, giấu mặt đi. Xin hỏi bác sĩ phải làm sao để khắc phục tình trạng này?Nguyễn Kim Uyên

Trả lời:

Chào chị ,

  Bé trai của chị 6 tháng , 6,5kg , không rõ chiều cao bao nhiêu nhưng cân nặng của bé so với tuổi chưa được tốt [ cân nặng chuẩn theo tuổi # 7.9kg] . Chị không cung cấp thông tin rõ về loại sữa bé đang sử dụng [ bé bú mẹ hay bú bình , ] và chế độ ăn dặm của bé ra sao nên hơi khó khăn để có thể  giúp đỡ chị cụ thể .

Thông thường ở độ tuổi này , để cho bé có thể phát triển tốt , bé sẽ ăn dặm [ bột / cháo ]  số lượng tăng dần đến  # 2 chén / ngày  , bú mẹ theo nhu cầu sau bữa ăn . Nếu trường hợp bé chị không không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ  , chị có thể pha sữa ra ly đút chậm cho bé bằng muỗng nhỏ khi bé còn thức , tránh bú lúc ngủ dẽ gây ra tình trạng sặc sữa nguy hiểm cho bé . Nếu tình hình vẫn không khả quan , chị nên đưa bé đến phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng II để được thăm khám và hướng dẫn kỹ hơn .

Thân ái .

Trả lời bởi: ThS.BS Mai Quang Huỳnh Mai

[Trở về]

Các tin khác

Thời tiết thất thường làm sao để bé khỏi bị ho? 20/04/2016

Trẻ càng lớn tốc độ tăng cân sẽ chậm lại 18/03/2016

Bé ho lâu và uống nhiều thuốc có sao không? 18/01/2016

Bé ngủ giấc không sâu ? 20/02/2015

Da mặt bé bị nổi mụn li ti trên mặt 17/02/2015

Sữa cũng không làm thức ăn hấp thu tốt hơn 23/10/2014

Khác nhau của vaccin 5 trong 1 và 6 trong 1 06/10/2014

Khi sinh bé nặng 3,2 kg. Từ tháng thứ 6, bé lên cân rất chậm, chỉ tăng được một kg từ lúc 6 tháng đến giờ và 2 tháng gần đây thì không lên g nào. Em cho bé ăn dặm lúc 5,5 tháng.

Chế độ ăn hiện tại của bé như sau:

- Ban ngày: Ăn ngày 3 bữa cháo lúc 8h, 12h và 17h [mỗi bữa được hơn nửa chén ăn cơm]. Uống 2 lần sữa giữa các bữa cháo, mỗi lần khoảng 80 ml [chỉ khi nào lim dim ngủ bé mới chịu bú bình và bú rất ít]. Ăn thêm váng sữa, sữa chua, trái cây.

- Buổi tối bú mẹ khoảng 2-3 lần, theo nhu cầu của bé.

Em muốn hỏi: Cân nặng, chiều cao của bé có quá thấp không? Con em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng kkhông ạ? Làm sao cho bé chịu bú sữa khi thức? Có cách nào giúp con tăng cân tốt hơn không? [Phạm Ngọc Ân]

Ảnh minh họa: Moviepies.com.

Trả lời

Chào bạn,

Bình thường bé trai 11 tháng trung bình cân nặng là là 9,4 kg, chiều cao là 74,5 cm. Bé nhà bạn bị thiếu cân, còn chiều cao thì bình thường. Hiện bé trong tình trạng đe dọa suy dinh dưỡng. Từ tháng thứ 6 bé lên cân chậm có thể do chế độ ăn chưa đủ. Mỗi ngày bạn nên cung cấp cho bé 500-700 ml sữa, ưu tiên cho bé bú mẹ, chỉ cho bé ăn thêm sữa ngoài khi mẹ không đủ sữa hoặc khi bạn đi vắng. Khi cho uống sữa công thức, có thể tận dụng cảm giác khát để cho bé uống, số lượng lúc đầu có thể ít, nhưng tăng dần lên mỗi lần10 ml để bé không thấy thay đổi nhiều.

Không chỉ bé nhà bạn khi lim dim ngủ mới ăn sữa công thức đâu, vì nhiều khi bú mẹ nhưng bé vẫn vừa ăn vừa ngủ, bé bú đến khi thấy no thì tự nhả ti và ngủ say, vì vậy nhiều mẹ không biết thấy con ngậm ti mà ngủ lại dừng không cho bé bú mẹ. Khi bé lớn hơn, tự bé sẽ ăn sữa khi thức.

Bạn xen kẽ cứ một bữa sữa, lại một bữa cháo. Sau khi uống sữa khoảng 2 đến 2 tiếng rưỡi thì cho ăn cháo. Sau khi ăn cháo khoảng 3 đến 3 tiếng rưỡi bạn lại cho bé uống sữa. Nếu bé uống sữa ít, bạn cho bé ăn thêm sữa chua mỗi ngày 50 g sau bữa cháo khoảng 30 phút, hoặc cho bé ăn thêm phomai cho vào bát cháo buổi sáng. Ăn 3 bữa cháo, mỗi bữa khoảng một bát ăn cơm, gồm 30 g thịt hoặc cá béo, tôm, cua,trứng… với rau xanh, 5 g dầu mỡ. Ngoài ra, nên bổ sung thêm hoa quả tươi cho bé.

Không nên cho bé ăn vặt, bú vặt trước bữa ăn, để bé có cảm giác đói thì sẽ ăn ngon và nhiều hơn. Ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và ngủ trước 22h sẽ giúp bé tăng cân và tăng chiều cao. Có thể bổ sung cho bé men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ để giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, VnExpress


Một số cha mẹ chọn cách cho trẻ bú sữa mẹ hay bú bình khi đang ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm của trẻ hoặc có thể vì đó là cách duy nhất để trẻ bú mà không quấy khóc. Do đó, nếu bạn đang phân vân “có nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ hay không” thì bài viết này có thể giúp bạn quyết định đúng đắn.

Cho trẻ bú khi ngủ là phương pháp cho trẻ bú khi đang buồn ngủ hoặc đang ngủ. Bé có thể thức lúc đầu, sau đó ngủ thiếp đi trong khi bú và tiếp tục bú sau đó hoặc khi trẻ bắt đầu ngủ dậy. Cho bé bú khi ngủ có thể là phương pháp do bé hoặc cha mẹ dẫn dắt, tập trung giải quyết vấn đề liên quan đến giấc ngủ hoặc bữa ăn của trẻ.

Cho trẻ ăn trong tình trạng buồn ngủ có thể không đơn giản là việc bạn chọn làm, thay vào đó có thể là việc bạn cảm thấy bắt buộc phải làm nếu trẻ từ chối bú khi thức hoặc vì trẻ chỉ tỏ ra hợp tác khi được cho ăn trong trạng thái buồn ngủ.

Em bé của bạn có thể bú một phần khi ngủ. Có lẽ trẻ sẽ uống một ít sữa, sau đó ngủ thiếp đi trong khi bú và hoàn thành nốt phần còn lại. Ngoài ra, con bạn có thể bú hoàn toàn trong khi ngủ. Một số lý do khiến trẻ sơ sinh thích phương pháp cho bú khi ngủ bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh thường xuyên cảm thấy buồn ngủ: Bố mẹ thường tiêu tốn nhiều thời gian và nỗ lực để cho những đứa trẻ sơ sinh bú. Trẻ sơ sinh thường bắt đầu bú trong trạng thái tỉnh táo, buồn ngủ sau khi cơn đói ban đầu được thỏa mãn nhưng vẫn tiếp tục bú khi ngủ. Trẻ chỉ dừng bú khi đã ngủ sâu hoặc khi bú hết bình.
  • Mối liên kết giữa ăn và ngủ: Khi trẻ ngủ liên tục trong khi bú, việc bú có thể trở thành một dấu hiệu giúp trẻ nhận biết giấc ngủ đang đến gần. Sự liên kết giữa bú và ngủ được biểu hiện khi trẻ sẽ tìm cách bú [bằng cách rướn người, mút tay hoặc quấy khóc] bất cứ khi nào trẻ mệt và sẵn sàng ngủ, bất kể lúc đó chúng có đói hay không. Nếu được cho bú, trẻ sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra khi được cho ăn theo nhu cầu, một em bé đã hình thành mối liên kết giữa việc bú và ngủ sẽ dễ bị gián đoạn giấc ngủ và muốn bú thường xuyên hơn, thậm chí chỉ bú trong trạng thái buồn ngủ. Nếu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đáp ứng trong khi bú khi ngủ, điều này sẽ loại bỏ nhu cầu bú khi thức và ngày càng có nhiều khả năng trẻ chỉ bú trong trạng thái buồn ngủ theo thói quen.

  • Tâm lý chống đối việc ăn uống: Áp lực gây ra khi cố gắng ép trẻ bú hoặc tiếp tục bú khi trẻ không muốn khiến việc cho bú trở thành một trải nghiệm khó chịu, căng thẳng cho cả trẻ và cha mẹ. Khi cứ lặp đi lặp lại, áp lực cho bú có thể khiến trẻ nảy sinh hành vi không thích bú. Khi không thích bú, em bé trở nên quấy khóc và từ chối bú ngay khi nhận ra mình sắp được cho ăn. Tuy nhiên, khi buồn ngủ hoặc ngủ gật, trẻ sẽ mất cảnh giác, bản năng bắt đầu hoạt động và nó bú tốt hơn. Theo thời gian, sự cân bằng giữa việc cho bú lúc thức và lúc ngủ có thể thay đổi theo hướng trẻ chỉ bú khi buồn ngủ hoặc khi đang ngủ.
  • Các vấn đề cùng tồn tại: Ba vấn đề được mô tả ở trên có thể xảy ra đơn lẻ hoặc kết nối với nhau. Trẻ sơ sinh buồn ngủ dễ phát triển liên kết bú - ngủ nếu cha mẹ không thực hiện các bước tích cực để ngăn chặn điều này xảy ra. Do sự kết hợp giữa bú và ngủ, theo thời gian, trẻ có thể hình thành thói quen chỉ bú trong trạng thái buồn ngủ. Việc trẻ từ chối bú khi còn thức có thể khiến cha mẹ cố gắng ép trẻ bú. Nếu bị ép buộc, trẻ dễ dàng phát sinh ác cảm với việc cho ăn, tăng thêm tính phức tạp khác cho vấn đề này. Tình trạng này có thể xảy ra với những trẻ bú mẹ hoặc bú bình.

Giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ không?

Nhiều người cho rằng trẻ bị trào ngược axit thích bú khi ngủ hơn. Tuy nhiên điều này không chính xác.

Khi em bé có biểu hiện khó chịu trong khi bú, bé có thể đang gặp phải các vấn đề liên quan đến trào ngược axit. Giấc ngủ không ngăn được em bé cảm thấy đau do trào ngược. Nếu cơn đau là lý do khiến em bé khó chịu vào thời điểm bú khi thức thì cơn đau vẫn sẽ khiến bé thức giấc và khó chịu trong lúc bú khi ngủ. Cơn đau liên quan đến tác động nóng rát của trào ngược axit và không chỉ xuất hiện nếu trẻ bú khi thức. Trẻ bị đau khi bú sẽ khóc rất lâu sau khi ngừng bú.

Hành vi chán ghét việc cho ăn có nhiều khả năng là lý do khiến em bé khó chịu nếu bú khi thức nhưng vẫn bú tốt trong khi ngủ.

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bú khi ngủ mà không có bất kỳ biến chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại những vấn đề tiềm ẩn liên quan đến việc cho con bú khi ngủ như sau:

  • Thiếu ngủ: Mối quan hệ giữa bú và ngủ có thể dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn, sau đó có thể khiến trẻ sơ sinh bị căng thẳng do thiếu ngủ.
  • Cho bú không đủ: Một em bé thiếu ngủ kinh niên có thể ngủ thiếp đi trước khi hoàn thành cữ bú. Một lịch trình cho ăn cứng nhắc trong trường hợp này có thể dẫn đến việc cho ăn thiếu chất.
  • Cho bú quá mức: Trẻ sơ sinh dễ bú quá mức vì trẻ có phản xạ bú chủ động. Cho trẻ bú không theo nhu cầu có thể tạo ra vấn đề cho ăn quá mức. Các triệu chứng tiêu hóa liên quan đến việc cho ăn quá nhiều thường bị nhầm lẫn là do trào ngược, dị ứng sữa hoặc không dung nạp.
  • Sâu răng: Tần suất nuốt giảm đi khi ngủ so với lúc thức. Sữa có thể đọng lại trong miệng trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
  • Hô hấp: Cho trẻ bú trong tình trạng buồn ngủ làm tăng nguy cơ trẻ bị sặc hoặc hít sữa vào phổi.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú khi ngủ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn.
  • Áp lực tài chính: Việc tìm kiếm một giải pháp khuyến khích em bé bú trở lại trong khi thức có thể là một giải pháp tốn kém. Điều đầu tiên mà cha mẹ thường thử là chuyển sữa công thức. Sau đó, tiếp tục thử nghiệm nhiều loại núm vú và bình sữa khác nhau. Khi không thành công, hầu hết các bậc cha mẹ sau đó sẽ tìm kiếm lời khuyên y tế. Thông thường, những em bé có biểu hiện chống đối việc bú khi thức được chẩn đoán là bị trào ngược axit. Sự nhầm lẫn này chủ yếu xảy ra do các bác sĩ không quen với việc quản lý các vấn đề như mối liên quan giữa việc bú và ngủ, chán ăn, cho ăn quá mức và các vấn đề hành vi khác thường ảnh hưởng đến thể chất của trẻ sơ sinh. Vì vậy bé sẽ được kê đơn thuốc, có trường hợp dùng nhiều thuốc, có thể tái khám nhiều lần. Nếu thuốc không cải thiện được tình hình, em bé có thể được chẩn đoán nghi ngờ dị ứng hoặc không dung nạp sữa và chuyển sang sữa công thức ít gây dị ứng. Nếu vẫn không hữu ích, em bé có thể được giới thiệu đến một hoặc nhiều chuyên gia y tế, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ và có thể trải qua một loạt các xét nghiệm chẩn đoán.
  • Căng thẳng của cha mẹ: Khi trẻ chỉ bú trong trạng thái buồn ngủ, việc đảm bảo trẻ ăn đủ sẽ chi phối cuộc sống gia đình. Việc cho ăn cần được hẹn giờ chính xác khi trẻ vừa ngủ hoặc khi trẻ thức giấc. Vì trẻ sơ sinh có thể ngủ thiếp đi trong một thời gian ngắn, lượng sữa bú mỗi lần bú có thể ít, có nghĩa là trẻ đòi bú nhiều lần hơn mức trung bình so với tuổi. Căng thẳng xuất hiện khi bố mẹ luôn cố tìm cách bảo đảm rằng trẻ được bú đủ.

Nếu phải cho trẻ ăn trong tình trạng trẻ buồn ngủ, cha mẹ cần để ý đến trẻ kỹ hơn

Bố mẹ có thể cho trẻ bú trước khi đi ngủ. Cố gắng cho trẻ bú từ 10 giờ tối đến 11 giờ tối, nhưng cần cách ít nhất 2,5 đến 4 giờ kể từ lần bú cuối cùng của bé. Đồng thời cha mẹ cần:

  • Giảm ánh sáng trong phòng;
  • Tránh nói chuyện hoặc tiếng ồn lớn;
  • Nếu cho con bú, hãy nhẹ nhàng ôm em bé đang ngủ vào lòng. Có thể kê trẻ trên một chiếc gối để bú ở tư thế nửa ngả. Tháo gối và đặt trẻ nằm phẳng sau khi trẻ bú xong;
  • Không bao giờ để trẻ bú hoặc để một chiếc gối trong nôi với em bé mà không có người giám sát;
  • Vỗ ợ hơi thường không cần thiết vì trẻ sơ sinh thường nuốt rất ít không khí khi đang ngủ. Nếu bạn cảm thấy bé cần ợ hơi, hãy thử cho bé ngồi ở tư thế thẳng và xoa lưng trẻ;
  • Hãy đưa trẻ trở lại giường trong khi con vẫn đang ngủ sau khi bú xong;
  • Chỉ thay tã cho trẻ nếu tã ướt hoặc bẩn nhiều.

Tóm lại, cho trẻ ăn trong tình trạng buồn ngủ có thể là cách tốt nhất nếu trẻ từ chối bú khi thức hoặc vì trẻ chỉ tỏ ra hợp tác khi được cho ăn trong trạng thái buồn ngủ. Nếu phải cho trẻ ăn trong tình trạng trẻ buồn ngủ, cha mẹ cần để ý đến trẻ kỹ hơn để phòng tránh những biến chứng liên quan như sặc sữa, trào ngược,...

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề