Vì sao b-52 bị bắn rơi

Hà Nội đang tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích hồ Hữu Tiệp [quận Ba Đình]. Việc rút nước hồ phục vụ tu bổ đã khiến mảnh xác chiếc pháo đài bay B-52 do bộ đội tên lửa Việt Nam bắn rơi trong đêm 27.12.1972 hiện hữu rõ rệt hơn bao giờ hết.

Phần xác máy bay B-52 nằm trong hồ Hữu Tiệp [Hà Nội] gần 50 năm. Đây là chứng tích lịch sử minh chứng cho một mốc son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của quân và dân ta.
Những ngày qua, hồ Hữu Tiệp [quận Ba Đình, Hà Nội] được quây bạt, dưới hồ có 2 máy cẩu thực hiện nạo vét bùn.
Hiện nay, nước hồ đã được rút cạn, một căn lều được dựng lên cạnh xác máy bay B-52 để phục vụ cho công việc bảo dưỡng.
Phần xác máy bay B-52 được đặt trên khung sắt đỡ đang được lực lượng chức năng tiến hành các công đoạn di tu, bảo dưỡng.
B-52 - máy bay ném bom đáng gờm nhất của thế kỷ XX hiện vẫn đang là cỗ máy chiến tranh hữu hiệu của Mỹ sau 60 năm hoạt động và sẽ tiếp tục phục vụ trong biên chế của lực lượng này tới năm 2044.
B-52 là biểu tượng sức mạnh của Mỹ nhưng bị bộ đội phòng không không quân Việt Nam bắn rơi xuống hồ Hữu Tiệp. Đây cũng là một trong số nhiều máy bay Mỹ sử dụng trong chiến dịch Linebacker II.
Một phần của xác máy bay B-52 được lực lượng chức năng tiến hành bảo dưỡng.
Chiếc máy bay B-52 cuối cùng bị bắn hạ ngày 27.12.1972 trong chiến dịch 12 ngày đêm, cũng là chiếc duy nhất rơi ngay giữa lòng Hà Nội.
Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, quân và dân ta đã bắn rơi 34 máy bay B-52, trong đó có 8 máy bay rơi trên địa bàn Hà Nội.
Được biết, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình là chủ đầu tư, đơn vị thi công dự án là Liên danh công ty cổ phần tu bổ di tích Trung ương-Vinaremon và Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phương Vinh. Đơn vị giám sát thi công là Công ty cổ phần kiến trúc Sóng Việt.
Để thực hiện dự án tu sửa hồ Hữu Tiệp và bảo dưỡng thân máy bay là chứng tích lịch sử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lưu ý các đơn vị thi công thực hiện thận trọng việc rà phá bom mìn, kết hợp nghiên cứu khảo sát theo phương pháp khảo cổ học để chủ động đề xuất giải pháp xử lý trong trường hợp phát hiện các mảnh vỡ khác của máy bay trong khu vực lòng hồ.

Một ngày trung tuần tháng 12, chúng tôi tìm về thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An - nơi gia đình Thiếu tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Hoàng Văn Nam đang sinh sống. Mặc dù, mấy hôm trời lạnh làm cho vết thương tái phát nhưng khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về những chiến công của ông và đồng đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không đôi mắt ông bừng sáng kể cho chúng tôi nghe rành rọt từng chi tiết.

Thiếu tá, thương binh, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Hoàng Văn Nam.

Trung tuần tháng 12/1972, tình hình Hội nghị Pari diễn biến phức tạp. Ngày 13/12, do thái độ lật lọng của phía Mỹ, Hội nghị hoàn toàn bế tắc. Ngày 14/12, Tổng thống Mỹ Nich-xơn chính thức thông qua kế hoạch mở cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng mang tên Lai-nơ-bếch-cơ 2.

Trong tình hình đó, những bệ phóng của Trung đoàn 267 lại được điều về triển khai chiến đấu trên đất Nghệ An, nằm trong đội hình của Sư đoàn Phòng không 365, để một mặt bảo vệ thành phố Vinh, một mặt làm lực lượng dự bị chiến lược theo phương án đánh B52 toàn Quân chủng.

Ngày 18/12/1972, lệnh của trên đưa toàn Trung đoàn 267 vào trực ban sẵn sàng chiến đấu. 16 giờ cùng ngày, Bộ Tổng Tham mưu thông báo có 32 chiếc B52 xuất kích từ sân bay An-đéc-xơn vào đánh miền Bắc. 19 giờ 44 phút, tên lửa Hà Nội phóng những quả đầu tiên vào những tốp B52 đầu tiên của địch. 20 giời 13 phút, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 bảo vệ Hà Nội bắn rơi chiếc B52 đầu tiên. Sở chỉ huy Sư đoàn 365 thông báo sẽ có B52 từ Hà Nội bay qua khu vực của Sư đoàn...

Vào lúc 20 giờ 15 phút, ngày 18/12/1972, đang trực chiến tại trận địa Đất Thịt thuộc huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, kíp chiến đấu Tiểu đoàn 52 nhận được thông báo từ Đài I [đài ra đa dẫn đường của Tiểu đoàn]: Bắt được mục tiêu B52. Được lệnh phát sóng, sĩ quan điều khiển Hoàng Văn Nam mở máy phát sóng bắt mục tiêu nhưng không phát hiện được mục tiêu trên màn hiện sóng vì nhiễu tạp đã che kín đội hình tốp B52 vừa đánh phá Hà Nội trở về. Bằng kinh nghiệm từ nhiều trận đánh máy bay Mỹ và những bài học do các đơn vị tên lửa đi trước truyền lại, sĩ quan điều khiển Hoàng Văn Nam xác định giải nhiễu đang bám sát là của tốp máy bay B52. Ông quyết định ấn tay quay, lệnh cho các trắc thủ góc tà, phương vị bám sát giải nhiễu. Sau khi đo cự ly của tốp mục tiêu và báo cáo Tiểu đoàn trưởng, được lệnh của Tiểu đoàn trưởng, ông ấn nút phóng 2 quả tên lửa. Quan sát trên màn hình hiện sóng tín hiệu quả tên lửa thứ nhất vượt qua tín hiệu mục tiêu, tiếp đó tín hiệu quả tên lửa thứ hai vừa trùng tín hiệu B52 đã nổ tung tạo thành đám mây che kín tín hiệu mục tiêu. Toàn kíp chiến đấu đồng thanh hô lên trong niềm vui sướng: “Máy bay bị tiêu diệt!”. Sáng hôm sau, Tiểu đoàn được lệnh thông báo chiếc B52 do Tiểu đoàn 52 bắn rơi là chiếc thứ hai của trận Điện Biên Phủ trên không...

Trong câu chuyện với ông chúng tôi được biết, tháng 6/1965, khi chưa đầy 17 tuổi, thanh niên Hoàng Văn Nam đã tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Đại đội 553, Tiểu đoàn 70 Súng máy phòng không 12,7mm, thuộc Bộ CHQS tỉnh Nghệ An, tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Cấm, cầu Phương Tích, sân bay Vinh, Cửa Lò, tuyến Đường 7. Trong thời gian này ông đã cùng đồng đội bắn rơi 2 máy bay địch.

Tròn 1 năm sau ngày nhập ngũ, với những thành tích xuất sắc, ông được lựa chọn đi học lớp trắc thủ tên lửa phòng không. Sau khóa học chiến sĩ trẻ Hoàng Văn Nam được biên chế về Tiểu đoàn 52, Trung đoàn 267. Trên cương vị là trắc thủ cự ly, rồi sĩ quan điều khiển tên lửa, ông đã cùng với kíp chiến đấu Tiểu đoàn 52 lập được nhiều chiến công xuất sắc. Ông đã tham gia chiến đấu 70 trận, bám sát và điều khiển hơn 100 quả tên lửa SAM-2, bắn rơi 29 máy bay Mỹ [trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ]. Đặc biệt, trong trận chiến đấu ngày 30/9/1967, tại trận địa ở An Lão, thành phố Hải Phòng, khi Tiểu đoàn bị địch phát hiện, bắn phá ác liệt, nhiều đồng chí thương vong, bản thân ông cũng bị nhiều mảnh đạn găm vào người, nhưng trước tình thế khí tài tên lửa có nguy cơ bị cháy do bắt lửa từ thùng dầu gần đó, ông đã dũng cảm vượt lên những cơn đau, nhanh chóng đẩy thùng dầu ra xa khí tài và ông đã bị bỏng nặng...

Cuối năm 1989, mặc dù sức khỏe yếu được về nghỉ hưu tại thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc nhưng ông vẫn hăng hái tham gia các hoạt động của địa phương và được giao giữ các cương vị: Phó Chủ tịch UBND kiêm trưởng Công an thị trấn Quán Hành, quyền Chủ tịch UBND; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Quán Hành... Dù ở cương vị nào cựu chiến binh Hoàng Văn Nam cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; luôn giữ vững và phát huy bản chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trên mọi lĩnh vực hoạt động.

Với những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng quê hương, ông Hoàng Văn Nam đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều Huân, Huy chương các loại. Đặc biệt, ngày 10/8/2015, ông vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Bài, ảnh: HUY CƯỜNG

Cho đến nay Việt Nam vẫn là quốc gia đầu tiên và duy nhất bắn hạ được máy bay B-52 của Mỹ, không chỉ vậy hệ thống phòng không nhân dân của ta đã khiến phi công Mỹ phải sợ hãi mỗi khi làm nhiệm vụ.

Đầu tháng 12/1972 Mỹ đình chỉ ký Hiệp định Paris, Tổng thống Mỹ Nixon đe dọa ném bom hủy diệt Hà Nội nhằm buộc Việt Nam phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho Mỹ tại Hội nghị Paris. Ảnh: TTXVN/TL.

Từ tối 18 đến 29/12/1972, Mỹ mở chiến dịch Linebacker II huy động 193 máy bay ném bom chiến lược B52, hơn 1.077 máy bay chiến thuật các loại. Ngoài ra còn có 50 máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135, sáu tàu sân bay và các thiết bị tác chiến hiện đại nhất. Ảnh: TTXVN/TL.

Liên tục trong 12 ngày đêm, Pháo Đài Bay B-52 đã thả hơn 20.000 tấn bom đạn các loại xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số tỉnh khác. Đây là những trận ném bom ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, cũng như trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Ảnh: TTXVN/TL.

Chiến trường Việt Nam là lần đầu tiên và duy nhất chứng kiến sự thất bại của B-52 Stratofortress. Trong 12 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Việt Nam đã bắn rơi tổng cộng 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 chiếc B52. Ảnh: TTXVN/TL.

Với chiến thắng huyền thoại trên bầu trời Hà Nội năm đó cho đến gần 50 năm sau, các học giả và quân sự trên thế giới vẫn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao Việt Nam có thể đánh bại B-52? Ảnh: TTXVN/TL.

Peter MacDonald, một sĩ quan trong quân đội Anh tác giả cuốn sách “Giap: The victor in Viet Nam” đã nói rằng, hệ thống phòng không mà Việt Nam tạo ra rất phức tạp và nguy hiểm. Hệ thống phòng không này được các chuyên gia Mỹ đánh giá có thể so sánh với hệ thống của NATO để phòng thủ Tây Âu. Ảnh: TTXVN/TL.

Cốt lõi của hệ thống phòng không này là tên lửa S-75 Dvina hay SAM-2 và máy bay chiến đấu MiG-21, cùng với khoảng 4.000 khẩu pháo từ 12,7mm đến 100mm hỗ trợ để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Ảnh: TTXVN/TL.

Tên lửa S-75 Dvina là tên viết tắt của “Tên lửa đất đối không loại 2”. SAM-2 là tổ hợp hệ thống phòng không tầm cao do Liên Xô thiết kế, được xây dựng xung quanh một tên lửa đất đối không có radar dẫn đường chỉ huy. Ra mắt vào năm 1957 và là một trong những hệ thống phòng không được triển khai rộng rãi nhất trong lịch sử. Ảnh: TTXVN/TL.

SAM-2 có khối lượng 2,3 tấn, dài 10,6m, đường kính 0,7m, mang đầu đạn Frag-HE nặng 200kg. S-75 sử dụng nhiên liệu hai tầng, bao gồm một tầng tăng cường nhiên liệu rắn và một tầng trên nhiên liệu lỏng lưu trữ. Phạm vi hoạt động của nó là 45 km, độ cao 25.000m, tốc độ tối đa Mach 3,5. Ảnh: TTXVN/TL.

SAM-2 được trang bị cho lực lượng phòng không Việt Nam từ đầu năm 1965 để bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng yếu khác. Sau khi đến Việt Nam, đã được cải tiến kỹ thuật để có thể đối phó với tác động gây nhiễu thụ động và điện từ của không quân Mỹ. Ảnh: TTXVN/TL.

B-52 là máy bay ném bom chiến lược có khả năng gây nhiễu điện từ cực mạnh. Một tốp ba chiếc B-52 có tới 45 thiết bị gây nhiễu, hộ tống B-52 là một đội hình máy bay tác chiến điện tử có thể làm tê liệt mọi hệ thống radar của đối phương. Ảnh: TTXVN/TL.

Trên thực tế, tên lửa SAM-2 có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao trên 24.000 mét, trong khi trần bay tối đa của B-52 chỉ là 17.000 mét và khi bay ném bom là 10.000 mét, nên SAM-2 có thể vươn tới B-52. Tuy nhiên, trước khả năng gây nhiễu cực mạnh của máy bay Mỹ, tên lửa SAM-2 gần như bị "mù" hoàn toàn. Ảnh: TTXVN/TL.

Quân chủng phòng không đã thành lập đội trinh sát gây nhiễu, tìm hiểu các tính năng kỹ thuật, chiến thuật gây nhiễu của địch và phát hiện các thiết bị gây nhiễu. Ảnh: TTXVN/TL.

B-52 có thiết bị gây nhiễu ALR-18 hoạt động ở bước sóng 3 cm, nhưng là để đối phó với radar của MiG-21, ăng ten gây nhiễu hướng về phía đuôi, do đó không ảnh hưởng nhiều đến radar mặt đất. Ảnh: TTXVN/TL.

Khám phá này vô cùng quý giá, hệ thống phòng không của ta được trang bị một loại radar làm việc ở bước sóng 3 cm là đài radar K8-60 dùng cho pháo phòng không 57mm do Trung Quốc viện trợ. Phòng không Việt Nam đã lợi dụng điều này để phát hiện và hạ gục B-52 của Mỹ. Ảnh: TTXVN/TL.

Một chiến thuật khác là, phóng lần lượt ít nhất hai tên lửa S-75. Phát đầu tiên có độ cao, buộc máy bay Mỹ phải sử dụng thiết bị điện tử để né tránh, thì tên lửa thứ hai đã được bắn theo đường thứ nhất cho đến khi mục tiêu bị khóa và tiêu diệt. Ảnh: TTXVN/TL.

Cùng với tên lửa SAM-2, quân và dân ta đã phát triển chiến thuật phòng không hiệu quả với hệ thống lưới lửa dày đặc bằng nhiều loại súng, pháo có thể diệt máy bay ở mọi độ cao. Sau gần 50 năm, những bí mật đã được hé lộ và đó là câu chuyện về cách đánh máy bay độc đáo của Việt Nam. Ảnh: TTXVN/TL.

Thái Hòa [Theo Kiến Thức]

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề