Tác giả văn bản lão hạc là ai

Nam Cao [1917-1951]

  • Trần Hữu Tri [1917 - 1951], quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân [nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân], tỉnh Hà Nam. 
  • Là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

Tác phẩm

Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người ông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu tiên năm 1943.

1. Xuất xứ


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

  • Truyện ngắn "Lão Hạc" được in đầy đủ trong văn bản tác phẩm SGK, nội dung phần đọc - hiểu văn bản chỉ tập trung ở nửa sau của truyện ngắn [phần chữ in to].
  • Thuộc chuyên đề "Truyện - kí Việt Nam 1930 - 1945".

2. Đề tài 

Người nông dân trong xã hội cũ

3. Chủ đề 

Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và ngợi ca phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

4. Bố cục

Văn bản được chia làm 3 phần:

  • Phần 1 [Từ "Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi" đến "...Thế nào rồi cũng xong"]: Lão Hạc sang kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo 2 việc
  • Phần 2 [Tiếp theo đến "...Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn"]: Cuộc sống của lão Hạc sau đó; suy nghĩ và thái độ của ông giáo và Binh Tư về việc lão Hạc xin bả chó
  • Phần 3 [Còn lại]: Cái chết của lão Hạc

5. Phương thức biểu đạt

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

NỘI DUNG [edit]

1. Nhân vật lão Hạc


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1.1. Hoàn cảnh

  • Nhà nghèo
  • Vợ mất sớm, một mình nuôi con
  • Con trai không có tiền cưới vợ, phẫn chí, bỏ đi làm ở đồn điền
  • Sống một mình cùng con chó Vàng
1.2. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng

Lão Hạc gắn bó, yêu quý một cách đặc biệt:

  • Gọi nó là cậu Vàng, coi như con cầu tự
  • Bắt rận, tắm táp cho nó, cho nó ăn trong một cái bát như một nhà giàu, có gì cũng chia cho nó ăn
  • Chửi yêu nó, nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó
1.3. Tình cảm của lão Hạc với người con trai
  • Thương con vì nhà quá nghèo, không có tiền khiến cho con không lấy được vợ
  • Mong ngóng và lúc nào cũng nghĩ đến con
  • Bán chó để tiền cho con
  • Gửi vườn, gửi tiền lại cho con
  • Thà sống khổ cực chứ nhất quyết không bán mảnh vườn, tiêu đến tiền để dành cho con

1.4. Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng

           - Đắn đo, suy tính, do dự hết lần này đến lần khác vì những lí do:

                  + Ốm một trận 2 tháng 18 ngày, "không làm ra được một xu, lại còn thuốc, lại còn ăn"

                  + Việc làm thì khó khăn, tiền công rẻ

                  + Bão to, hoa màu bị phá sạch

                  + Gạo đắt, chó ăn còn khỏe hơn người

           - Bàn bạc với ông giáo, coi đây là việc vô cùng hệ trọng

           - Cố tỏ ra vui vẻ, cười như mếu, "đôi mắt ầng ậc nước"

           - Khi được hỏi đến việc con chó có cho bắt hay không,"mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão huhu khóc".

           - Cảm thấy đau đớn, khổ tâm đến tột độ xen lẫn xót xa, ân hận và day dứt vì:

                  + Lão đã lừa một con chó: "bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó"

                  + Bán nó đi là bán đi kỉ vật của con, bán đi người bầu bạn lúc vui buồn

=> Nhân vật lão Hạc là một người sống có tình có nghĩa, chân thực, thủy chung, giàu lòng yêu thương.

1.5. Cái chết của lão Hạc

           - Tình cảnh cùng quẫn, chết để giải thoát

           - Thương con, muốn bảo toàn tài sản cho con để con cưới được vợ

  • Diễn biến cái chết của lão Hạc: diễn ra đột ngột, dữ dội, đau đớn, "lão đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên", lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.
  • Tại sao lão Hạc lại tự tử bằng bả chó?

           - Lão Hạc là một người nhân hậu, trung thực, chưa đánh lừa một ai, nhưng lần đầu tiên trong đời, lão phải lừa một con chó.

           - Cách lựa chọn này có một ý muốn tự trừng phạt.

=> Cái chết của lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.

2. Nhân vật ông giáo


  • Là người hàng xóm có hiểu biết, đáng tin cậy, nghèo cùng cảnh ngộ
  • Suy nghĩ của ông giáo:

           - Ban đầu, rất dửng dưng với lão Hạc, chỉ yêu quý sách của mình, "lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi".

           - Sau khi thấy lão Hạc kể chuyện bán chó với nhiều nỗi niềm: thấy xót xa, ái ngại cho lão, nhưng cũng an ủi, hiểu và trân trọng cho lão.

           - Sau khi biết lão xin bả chó của Binh Tư: thấy buồn, hiểu sai về lão Hạc là một người có lòng tự trọng mà cũng sống tha hóa.

           - Khi lão Hạc chết, ông giáo suy ngẫm về cuộc đời: "Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" bởi cuộc đời còn có những người cao quý như lão Hạc nhưng lại "vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác" bởi con người có nhân cách cao đẹp như lão mà không được sống một cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy, phải chịu cái chết vật vã, dữ dội. 

  • Triết lí của nhân vật "tôi": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu ca, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

           - Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. 

           - Với triết lí này, Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hằng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. 

           - Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.

=> Truyện ngắn "Lão Hạc" đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.

NGHỆ THUẬT [edit]

  • Ngôi kể thứ nhất khiến cho câu chuyện chân thực, tự nhiên
  • Bút pháp khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật
  • Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
  • Tình huống bất ngờ, hấp dẫn
  • Ngôn ngữ giàu biểu cảm
  • Nhiều giọng điệu: vừa tự sự, vừa trữ tình, vừa triết lí [kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình]

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề