Tại sao giá vàng các hàng khác nhau

Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước đã có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng.

Lấy ví dụ thời điểm cuối tháng 7-2020, khi giá vàng thế giới biến động mạnh, mỗi lượng vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng một lượng.

Đến tháng 8-2020, thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh, mức vênh giữa hai thị trường cũng chỉ lên tới 4 triệu đến 4,5 triệu đồng một lượng.

Người dân mua, bán vàng tại cửa hàng. Ảnh minh họa: TTXVN.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Giới đầu tư còn tỏ ra bất ngờ trước sự tăng giá “không kiểm soát” của vàng miếng SJC khi nhu cầu trong nước giảm, người mua vàng ít, thậm chí thị trường vừa trải qua đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiến các tiệm vàng phải đóng cửa dài ngày.

Ngay trong tuần trước, khi giá vàng SJC vượt ngưỡng 62 triệu đồng/ lượng, gần với đỉnh cũ đã lập được, không khí mua bán vàng tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn diễn ra vô cùng ảm đạm. Thời điểm này, giá vàng SJC đạt mức cao hơn tới 10 - 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới-mức chênh lệch kỷ lục.

Lý giải cho việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nguyên nhân đến từ việc Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012.

Theo nghị định này, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Từ thời điểm thực hiện nghị định này, các giấy phép được cấp để sản xuất vàng miếng, cả giấy phép được cấp cho công ty SJC đã không còn hiệu lực.

Tuy nhiên do vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng, chiếm tới 95% thị trường vàng miếng, đồng thời để tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh xáo trộn cho hoạt động kinh doanh sản xuất vàng, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Điều này khiến giá vàng miếng SJC luôn có giá trị hơn các loại vàng khác. Trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Từ những lý do này đã đẩy giá vàng trong nước, đặc biệt là giá vàng miếng SJCluôn cao hơn giá vàng thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới càng lớn sẽ khiến người mua chịu thiệt thòi nhiều nhất do họ không dám bỏ tiền đầu tư vàng vào thời điểm này. Vì vậy, rất cần có giải pháp để làm cho giá vàng trong nước liên thông, tiệm cận với quốc tế.

HẢI YẾN

Cùng là vàng 9999 nhưng vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng nhẫn 12,55 triệu đồng/lượng - Ảnh: A.H.

Giá vàng thế giới đã rơi khỏi ngưỡng 2.000 USD/ounce và kết thúc tuần giao dịch ở mức 1.991 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 52,74 triệu đồng/lượng.

Công ty SJC hôm nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 69,3 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Trong khi đó, chênh lệch giữa giá mua - bán vàng vẫn duy trì ở mức rất cao: 1,8 triệu đồng/lượng.

Còn tại các cửa hàng vàng, giá bán vàng miếng SJC thấp hơn, ở mức 69,2 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua - bán vàng rút ngắn còn 1 triệu đồng/lượng.

Đáng chú ý, cùng là vàng 9999 mang thương hiệu SJC nhưng giá bán vàng nhẫn hiện chỉ 56,75 triệu đồng/lượng, tức đang thấp hơn giá vàng miếng SJC đến 12,55 triệu đồng/lượng.

Quan sát thị trường có thể thấy, khoảng 3 - 4 tháng trở lại, mức chênh ngày càng xa và đến đợt sốt giá này, có thời điểm giá vàng miếng cao hơn giá vàng nhẫn 15 - 16 triệu đồng/lượng. 

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giá vàng miếng SJC chênh lệch cao so với giá vàng thế giới là do khan hiếm nguồn cung. Vì từ lâu Công ty SJC không được cấp phép sản xuất thêm vàng miếng. 

Trong khi đó ở những thời điểm xuất hiện các yếu tố hỗ trợ giá vàng đi lên, chẳng hạn xung đột địa chính trị, người nắm giữ vàng thường ôm vàng để chờ giá lên chứ không bán ra. 

Cũng chính vì khan hiếm nguồn cung nên trong những đợt biến động giá "sóng" vàng SJC luôn lớn hơn, và vì vậy người dân tập trung mua bán "lướt sóng" vàng miếng SJC kiếm lời trong khi ít người mua vàng nhẫn.

Vừa qua khi giá vàng miếng cao có thời điểm hơn giá vàng nhẫn 15 - 16 triệu đồng/lượng, nhiều người đã đặt câu hỏi rằng liệu có nên tận dụng cơ hội hiếm có này để kiếm lời theo cách: bán vàng miếng mua vàng nhẫn và chờ đến khi chênh lệch giữa vàng nhẫn - vàng miếng thu hẹp sẽ đổi ngược lại để thu lợi? Hoặc mua vàng nhẫn chờ chuyển đổi theo cách tương tự như trên? 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Trọng - giám đốc Công ty vàng Đối Tác Mới [NPJ] - cho rằng đó cũng là gợi ý hay trong bối cảnh hiện nay. Trước đợt sốt giá này, chênh lệch giữa giá vàng miếng và vàng nhẫn chỉ khoảng 2 - 4 triệu đồng/lượng, có thời điểm giá vàng nhẫn 9999 còn khá sát giá vàng miếng SJC. 

"Hiện người mua vàng nhẫn chủ yếu cất giữ, trong khi mua vàng miếng chủ yếu là để đầu tư, lướt sóng. Xét về xu hướng dài hạn thì giá vàng thế giới còn có khả năng tăng. Vàng nhẫn 9999 biến động sát giá vàng thế giới nên khả năng sinh lời là có. Còn xét về yếu tố tài sản an toàn thì vàng nhẫn và vàng miếng SJC cũng như nhau. 

Với cách biệt này, người nắm giữ vàng có thể cân nhắc phương án bán vàng miếng, sau đó mua vàng nhẫn và chờ đến khi giá hai loại vàng này sát nhau có thể linh hoạt chuyển đổi trở lại, như vậy sẽ có lợi hơn là nắm giữ vàng miếng SJC", ông Trọng gợi ý.

A.HỒNG

Thời gian qua vàng SJC chênh giá nhiều so với vàng miếng thương hiệu khác. Người dân cho rằng SJC trở nên độc quyền và được hưởng lợi từ chính sách này?

+ Ông Nguyễn Quang Huy: Không phải. SJC là thương hiệu vàng quốc gia, do NHNN trực tiếp quản lý. Không thể có chuyện độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Bản thân Công ty SJC hiện không còn được sản xuất vàng miếng nữa mà chỉ gia công theo đặt hàng của NHNN. Việc giá vàng SJC chênh cao so với các nhãn vàng khác, xin khẳng định không phải do SJC làm giá.

. Vậy tại sao có chênh lệch giá như vậy?

+ NHNN đã nhiều lần khẳng định vàng không đóng nhãn SJC vẫn được mua bán bình thường, nhưng sau Thông tư 12/2012, người dân vẫn sốt ruột muốn chuyển đổi sang vàng SJC. Hoạt động thu mua vàng miếng có xu hướng ép giá đối với vàng không phải SJC. Đấy là yếu tố tâm lý. Một nguyên nhân khác là năng lực gia công của SJC có hạn. Năng lực kiểm định chất lượng hạn chế, sáu máy chạy liên tục mỗi ngày cũng chỉ làm được 60 kg trong khi tổng lượng vàng các doanh nghiệp đề nghị kiểm định, đóng nhãn SJC lên tới 11 tấn.

. Có cách nào để đẩy nhanh tốc độ kiểm định, gia công vàng miếng SJC?

+ Máy kiểm định SJC được đặt sản xuất phải hai tháng mới có. Hiệp hội Kinh doanh vàng đang bàn lập trung tâm kiểm định riêng để phục vụ các thành viên. NHNN đã yêu cầu SJC cải tiến kỹ thuật để tăng tốc kiểm định. Với vàng miếng thương hiệu khác, người dân hãy đợi một thời gian nữa, khi việc gia công vàng thuận lợi hơn.

. Tại sao NHNN không cho nhập khẩu vàng để hạ nhiệt?

+ Cho nhập khẩu thì lại chảy máu ngoại tệ, lại mất ổn định tỉ giá, ảnh hưởng tới giá trị nội tệ. Đây là chốt mà NHNN phải giữ.

. Nhưng siết chặt như vậy đang khiến nhiều NHTM chịu lỗ?

+ NHNN đã quyết liệt yêu cầu các NHTM đóng trạng thái vàng từ tháng 5-2011 nhưng các ngân hàng chùng chình nên lỗ - lãi thời điểm này phải chấp nhận. Hơn nữa, phần lãi từ việc chuyển vàng huy động được sang tiền để kinh doanh cho vay đã được họ hạch toán vào năm 2011 rồi nên giờ phải hạch toán lỗ là bình thường. 

Theo Nghĩa Nhân [Pháp luật TPHCM?]

Video liên quan

Chủ Đề