Văn bản tức nước vỡ bờ tác giả là ai


Ngô Tất Tố [1893-1954]

  • Ngô Tất Tố [1893 - 1954], quê ở Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh [nay thuộc Đông Anh, Hà Nội].
  • Là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám 1945.
  • Là một học giả có nhiều côn trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị.
  • Là một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu.
  • Sau Cách mạng, ông tận tụy trong công tác tuyên truyền và phục vụ kháng chiến chống Pháp.
  • Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1966.
  • Các tác phẩm chính: các tiểu thuyết Tắt đèn [1939], Lều chõng [1940]; các phóng sự Tập án cái đình [1939], Việc làng [1940]...

Tác phẩm

1. Xuất xứ


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

  • Trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn
  • Nhan đề do người biên soạn SGK trước đây đặt.

NỘI DUNG [edit]

  • Cai lệ: Là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ, là tay sai đắc lực giúp lí trưởng tróc thuế

            -  Cử chỉ, hành động: Tiến vào nhà sầm sập, gõ đầu roi xuống đất, trợn ngược hai mắt quát, giật phắt cái thừng trong tay anh người nhà lí trưởng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu, bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị một cái đánh bốp, nhảy vào cạnh anh Dậu.

            - Giọng nói: thét bằng giọng khàn khàn, giọng hầm hè

            - Kết quả: "hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu"

=> Là kẻ hống hách, thô bạo, vô nhân tính, quen đe dọa, áp bức, bóc lột nhưng thực chất thì hèn kém, yếu ớt; là sản phẩm được nhào nặn đúng quy cách của chế độ phong kiến thời bấy giờ.

  • Người nhà lí trưởng: không mảy may xúc động trước tình cảnh của chị Dậu; không đến nỗi táng tận lương tâm khi sợ vạ lây, xảy ra cơ sự gì nếu cùng với cai lệ hành hạ anh Dậu đang ốm. 

2. Nhân vật chị Dậu

  • Tình thế mà chị Dậu đang gặp phải:

            - Món sợ sưu nhà nước của người em chồng đã chết năm ngoái chưa có cách gì để trả được

            - Anh Dậu đang ốm, vẫn có thể bị đánh trói bất cứ lúc nào

            - Nghèo xác xơ, đã phải bán con bán chó để trả sưu, nhà không còn một hạt gạo

  • Là một người phụ nữ thương chồng:
            - Mặc dù được bà hàng xóm giục đưa chồng đi trốn nhưng chưa làm ngay vì cố cho chồng ăn bát cháo bởi anh đã chưa ăn gì từ sáng hôm qua.

            - Quạt cho cháo nguội

            - Rón rén bưng đến  động viên chồng ăn

  • Đối với cai lệ và người nhà lí trưởng

            - Ban đầu: nhẫn nhục, giọng run run, van xin tha thiết, xưng hô: cháu - ông [dưới - trên]

            - Sau đó: cố nén tức giận, xám mặt, cãi lại, liều mạng cự lại bằng lời nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ" ,  xưng hô tôi- ông [ngang hàng]

            - Khi bị đẩy đến đường cùng, cự lại bằng hành động: nghiến hai hàm răng, túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, lẳng cho người nhà lí trưởng một cái, xưng hô: bà - mày [trên dưới]: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

=> Người phụ nữ Việt Nam mang vẻ đẹp thương yêu chồng con cũng như sự cứng cỏi, đầy bản lĩnh và sức mạnh vùng lên đầy mạnh mẽ khi bị áp bức.

NGHỆ THUẬT [edit]

  • Tạo tình huống truyện kịch tính
  • Nhan đề hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc
  • Kể chuyện, miêu tả nhân vật sinh động, chân thực [ngoại hình, ngôn ngữ, hành động]

Ý NGHĨA VĂN BẢN [edit]

Qua trích đoạn "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực xã hội, vạch trần bộ mặt tàn ác của bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho tầng lớp thống trị đẩy người nông dân vào con đường vô cùng cực khổ. Qua đó, trích đoạn còn cho người đọc thấy vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân: vừa giàu tình yêu thương đối với gia đình vừa có sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mạnh mẽ chống lại áp bức khi bị dồn nén đến đường cùng.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề