Sức bền chung là gì cho ví dụ năm 2024

Sức bền là khả năng thể chất của cơ thể giúp chúng ta duy trì luyện tập mà không bị mệt mỏi. Đây là một thuật ngữ gây nhiều tranh cãi trong tập luyện piano, bắt nguồn từ sự thật: “Đàn piano đòi hỏi sự kiểm soát ngón, chứ không phải sức mạnh cơ bắp”.

Cách xây dựng sức bền

Chúng ta không thể phủ nhận sự cần thiết của sức bền vì bạn không thể đàn những đoạn nhạc lớn mà không tiêu tốn năng lượng. Người đàn piano khoẻ có thể đàn to hơn và xoay sở “những bản nhạc khó” dễ hơn người đàn piano yếu hơn và mỗi người đều có đủ sức bền thể chất để đàn tác phẩm ở trình độ của họ. Tuy nhiên sức bền cũng gây rắc rối khi tập luyện quá sức, vì vậy bạn cần phải biết cách xây dựng nó bằng cách giảm căng cơ và thư giãn.

Ví dụ: muốn đàn được kỹ thuật tremolo quãng 8 cần phải loại trừ sự căng cơ nhưng hầu hết nhạc sinh tập luyện sai khi họ đàn quá lớn, điều này tạo sự căng cơ và mệt mỏi cho nên dù luyện tập nhiều tháng vẫn tiến bộ không đáng kể. Nhạc sinh nên bắt đầu từ việc đàn nhẹ và tập trung việc giảm căng cơ hết sức có thể và chỉ sau 1, 2 tuần sẽ có thể đàn kỹ thuật này tốt hơn và nhanh theo ý muốn. Lúc này sức bền và thể lực của nhạc sinh không khác biệt so với trước mà chính là do sự giảm căng cơ khiến họ có thể dễ dàng đạt được kỹ thuật.

Đàn một bản nhạc khó đòi hỏi nhiều năng lượng như chạy bộ chậm khoảng 6 km/ giờ đối với người lớn và bộ não cần khoảng phân nửa tổng năng lượng. Nhiều trẻ không thể chạy bộ liên tục 2 km, nên việc yêu cầu trẻ thực hành những đoạn nhạc khó liên tục trong 20 phút sẽ làm căng sức bền của trẻ vì điều này tương đương với chạy bộ khoảng 2 km. Giáo viên và phụ huynh nên cho trẻ bắt đầu buổi học piano với thời gian luyện tập giới hạn dưới 20 phút đến khi học viên đạt được đủ sức bền.

Xây dựng sức bền của não bộ

Khác với marathon (chỉ tập trung để tăng sức bền cơ bắp), việc luyện tập piano ngoài sức bền cơ bắp còn cần phải tăng sức bền cho não. Luyện tập một cách máy móc, không động não sẽ kém hiệu quả. Nhạc sinh cần đàn diễn cảm những bản nhạc hoàn chỉnh hoặc luyện tập từng tay rời những đoạn khó liên tục để đạt sức bền, nhưng không nên kéo dài trong vài giờ vì nó sẽ là một cuộc rèn luyện kinh khủng và rất là gian nan cho nhạc sinh. Cách tốt nhất là đàn những đoạn dễ xen giữa các đoạn khó cho đến khi bạn đạt tới trình độ cao và phát triển đủ “thể lực piano”. Luyện tập từng tay rời rất hữu ích cho việc tăng sức bền, vì chỉ có một tay hoạt động trong khi tay kia có điều kiện nghỉ ngơi, nhờ đó nhạc sinh có thể tập luyện hết công suất. Nhiều nhạc sinh nghĩ rằng cứ đầu tư nhiều thời gian tập luyện sẽ thành công nhưng thực tế việc rèn luyện sức bền não bộ quan trọng hơn rèn luyện các cơ bắp vì não bộ mới chính là cái cần luyện tập.

Do sự tiến hóa đã lập trình cho bộ não trở nên lười biếng để bảo toàn năng lượng nên rất nhiều nhạc sinh thích tách âm nhạc ra khỏi kỹ thuật và tập luyện lặp đi lặp lại các bài tập kỹ thuật mà không động não. Điều này phản tác dụng bởi vì (1) não không được luyện tập; (2) bạn phát triển những thói quen phi nhạc cảm; (3) bạn lãng phí rất nhiều thời gian. Điều chỉnh não đặc biệt quan trọng cho việc trình diễn bởi nếu không có đủ sức bền, bạn có thể nhanh chóng mất hết năng lượng trong lúc trình diễn. Ráng sức điều chỉnh các cơ có thể dẫn đến căng thẳng và làm cho cơ thể chuyển các cơ nhanh thành cơ chậm để có sức bền hơn nhưng đây lại chính là điều mà bạn không muốn.

Với các buổi luyện tập dài hơn vài giờ, người đàn piano đón luồng gió mới cũng giống các vận động viên marathon, vận động viên xe đạp. Do đó, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng kết luận rằng bạn thiếu sức bền mà hãy chờ luồng gió mới góp sức – nhận thức về luồng gió mới có thể làm nó hoạt động đáng tin cậy hơn, nhất là khi bạn đã trải nghiệm và biết nó cảm giác như thế nào. Vì vậy đừng để mắc vào thói quen giải lao bất cứ khi nào thấy mệt.

Duy trì, kiểm soát sức bền

Để duy trì và kiểm soát sức bền, ta cần nghiên cứu cơ sở sinh học của nó. Chúng ta cần nạp đủ khí oxy và đủ lượng máu đưa tới não bộ, các cơ bắp và các bộ phận cơ thể nhất định. Yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến lượng oxy nạp là hiệu suất phổi, cách hít thở và tư thế.

Một cách khác để tăng sức bền là gia tăng lượng máu trong cơ thể. Để đạt được điều này, bạn phải đồng thời vận động cơ và não khi thực hành. Điều này sẽ làm cơ thể sản xuất nhiều máu hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu máu cao hơn. Đối với những người thiếu máu, não của họ sẽ chống đối (họ cảm thấy không thoải mái) khi không đủ máu và người đàn piano sẽ cảm thấy tốt hơn khi tập luyện mà không động não, vốn là lý do chính cho sự phổ biến của các bài tập và khuynh hướng tách âm nhạc khỏi kỹ thuật. Nhưng chúng không hữu ích vì bạn không dùng não.

Tập piano hoặc thể dục sau bữa ăn lớn cũng gia tăng lượng cung cấp máu và ngược lại, nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn sẽ giảm sức bền. Có một câu nói nổi tiếng của người Nhật: bạn sẽ biến thành bò nếu bạn ngủ sau bữa ăn. Kinh nghiệm cho thấy bạn sẽ bị thiếu máu và lười biếng nếu bạn ngủ sau bữa ăn. Với cái bụng no căng, hầu hết mọi người không đủ máu để tham gia các hoạt động gắng sức và ban đầu cơ thể sẽ chống đối bằng cách làm cho bạn cảm thấy kinh khủng, nhưng đây là một phản ứng như mong đợi (tiến hóa). Các hoạt động này phải được tiến hành trong giới hạn an toàn y tế. Ví dụ bạn có thể tạm thời trải nghiệm vấn đề tiêu hóa hoặc cơn chóng mặt (đó là lý luận cho những niềm tin sai lầm rằng bạn không bao giờ nên tập thể dục sau một bữa ăn lớn). Một khi cơ thể sản xuất thêm lượng máu cần thiết, sự khó chịu sẽ biến mất. Bạn nên ở trạng thái năng động hết mức có thể sau bữa ăn, để phòng bệnh thiếu máu. Rõ ràng, sức khỏe, tập thể dục và thể thao tốt rất hữu ích cho việc tăng sức bền trong chơi piano. Cái ghế sofa thoải mái đó có lẽ là nguyên nhân tồi tệ nhất gây sức khỏe kém trong xã hội hiện đại.

Não phải được vận động liên tục bằng cách tạo ra âm nhạc, nhất là khi thực hành. Đàn như là bạn đang biểu diễn để bất cứ ai nghe bạn tập sẽ được thưởng thức những âm thanh piano tuyệt diệu. Nếu không có sức bền não, não sẽ hết năng lượng trong lúc diễn và bạn sẽ thành ra đàn theo chế độ tự động – đó không phải điều bạn muốn.

Tóm lại, người mới tập nào chưa bao giờ chạm vào piano sẽ cần phát triển sức bền của họ dần dần vì tập luyện piano đúng là công việc vất vả ngay cả khi đàn bản nhạc dễ, thư giãn, bởi các yêu cầu nhạc tính của bộ não. Phụ huynh phải cẩn thận về thời gian tập luyện của trẻ nhỏ mới tập, hãy giới hạn thời gian tập luyện của trẻ ít hơn 20 phút và giúp trẻ phát triển thói quen luôn tập luyện du dương. Ở mọi cấp độ kỹ năng, chúng ta đều có nhiều cơ hơn cần thiết để đàn bản piano ở cấp độ của mình. Ngay cả người đàn piano chuyên nghiệp luyện tập hơn 6 giờ mỗi ngày cũng không kết thúc như Popeye, Franz Liszt, Chopin và Paganini đều khá gầy, chứ không có nhiều cơ.

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Biên tập: Lê Minh Hiền (nhạc sĩ)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ), Đại Nhật

*** Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co.,Ltd

Tags:

Tin tức liên quan

Danh mục tin tức

Tin mới nhất

Khoá đào tạo giáo viên quốc tế AMEB 2023 đã đi đến hồi kết sau 2 tuần với 2 khoá Level 1 và Level 2

Chứng chỉ âm nhạc quốc tế AMEB là thước đo chuẩn mực về đào tạo âm nhạc và được công nhận trên toàn cầu.

Tư duy âm nhạc là gì? Có những loại hình tư duy âm nhạc nào? Hãy cùng Clevai Math tìm hiểu bài viết này nhé.

Mối quan tâm đặc biệt đến các lĩnh vực âm nhạc; những đứa trẻ thiên tài thường có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc từ rất sớm

Sức mạnh bên là gì ví dụ?

Sức mạnh bền : Là năng lực duy trì sức mạnh trong một thời gian vận động kéo dài. Ví dụ : Duy trì sức mạnh vào bàn đạp trong đua xe đạp, chèo truyền, gánh, vác trong suốt thời gian lao động. Tập luyện sức mạnh bền có tác dụng làm giảm lượng mỡ thừa, góp phần nâng cao khả năng hoạt động của hệ thống tuần hoàn và hô hấp.

Thế nào là sức bền chung?

Sức bền chung là khả năng thực hiện các hoạt động thể chất kéo dài, có cường độ thấp, cần đến sự tham gia của hầu hết hệ cơ.

Thế nào là sức bền chuyên môn?

Sức bền chuyên môn: Là khả năng của con người duy trì hoạt động kéo dài ở loại hoạt động có ưu thế về sức nhanh – sức mạnh hoặc có sự phức tạp trong điều kiện biến đổi liên tục, sức bền chuyên môn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tất cả các môn thể thao.

Sức bền có nghĩa là gì?

Sức bền là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng thực hiện một hoạt động bất kỳ với cường độ được cho trước hoặc khả năng duy trì vận động trong một khoảng thời gian tối đa mà cơ thể chịu đựng được.