Rối loạn giao cảm là gì

Rối loạn thần kinh thực vật khó thở là một trong những triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn, nếu không được chữa trị, bệnh tiến triển kéo dài thậm chí còn có thể dẫn tới hành vi tự sát.

1. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật là gì

Hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm là hai bộ phận cấu thành nên hệ thần kinh thực vật. Hệ này có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mà không phụ thuộc vào sự chỉ huy của hệ thống não bộ. Một khi hai bộ phận này trở nên mất cân bằng sẽ gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật và làm ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như: tim, tiêu hóa, hô hấp,...

Bệnh tự miễn là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, trong đó điển hình là: bệnh ung thư tấn công hệ miễn dịch, xạ trị hoặc phẫu thuật cổ làm tổn thương dây thần kinh vùng này, bệnh tự miễn, biến đổi do tuổi tác, bệnh truyền nhiễm,... Ngoài ra, một số loại thuốc với tác dụng phụ của nó cũng có thể gây rối loạn thần kinh thực vật: thuốc điều trị bệnh tim, thuốc điều trị ung thư, thuốc trị trầm cảm,...

2. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở ra sao

2.1. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở

Hệ hô hấp là một trong những cơ quan phải chịu tác động của bệnh. Vì thế rối loạn thần kinh thực vật khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh lý này. Sở dĩ người bệnh bị khó thở là bởi cơ trơn phế quản sẽ bị co thắt.

Cảm giác khó thở sẽ tăng lên mạnh hơn nếu người bệnh căng thẳng hoặc có sự thay đổi của thời tiết. Lúc này người bệnh cảm thấy như mình bị hụt hơi, ngộp thở, họ phải hít thật sâu hoặc rướn người lên mà thở thì mới cảm thấy dễ chịu. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở còn khiến họ sợ nơi ồn ào đông đúc, ồn ào đồng thời thích những nơi thoáng khí.

2.2. Những biểu hiện khác của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Do hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm bị mất cân bằng nên tùy thuộc vào loại rối loạn ở từng người bệnh mà các biểu hiện ở họ cũng có sự khác nhau. Biểu hiện điển hình thường gặp gồm:

- Rối loạn tuần hoàn: thiếu máu não gây ra mất tập trung, mất ngủ, dễ lo âu vô cớ.

- Choáng, chóng mặt, hụt hơi, tim đập nhanh/chậm hoặc không thay đổi một cách bất thường, hồi hộp, đau tức ngực.

- Rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, ăn nhanh no, tiêu chảy, ợ hơi nhiều, táo bón, dễ bị kích thích đại tiện nếu căng thẳng.

- Tiểu khó hoặc không tự chủ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn hệ tiết niệu,...

Rối loạn thần kinh thực vật khó thở ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh

- Giảm hoặc tăng tiết mồ hôi bất thường, thân nhiệt tăng giảm bất thường.

- Chân tay buồn bực và đau nhức xương khớp nếu thời tiết thay đổi.

- Rối loạn tình dục: khô âm đạo, xuất tinh sớm, khó đạt cực khoái hoặc khó duy trì sự cương cứng,...

- Da khô, tóc rụng, mạch ngoài da bị co giãn,...

3. Tính chất nguy hiểm của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật khó thở không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tác động mạnh đến tâm lý và sức khỏe người bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này đều cảm thấy hoang mang vì khám mãi không ra nguyên nhân, điều trị nhiều mà không khỏi. Thậm chí những triệu chứng của bệnh còn như kiểu giả vờ nên người bệnh khó nhận được sự thông cảm từ những người xung quanh.

Tất cả những hệ lụy này kéo dài khiến bệnh trở nên nặng dần, người bệnh có xu hướng né tránh nơi đông người, mệt mỏi trầm trọng, chán nản với cuộc sống, trầm cảm,... Nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến trầm cảm kéo dài khiến bệnh nhân tự tử.

4. Biện pháp khắc chế bệnh

Một số việc làm sau có thể giúp khắc chế tạm thời các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

- Thay đổi tư thế hoạt động

Đứng lên một cách từ từ giúp triệu chứng chóng mặt thuyên giảm. Khi đứng hãy uốn cong bàn chân và lấy tay bám chặt vào một bên chân vài giây trước khi đứng để giúp lưu lượng máu tăng lên. Khi đã đứng hẳn lên và bước đi hãy căng cơ bắp chân để giúp cho huyết áp tăng dần.

- Để chân kê cao trên giường

Trước khi rời khỏi giường hãy nâng cao chân khoảng 30cm và ngồi ở tư thế hai chân lủng lẳng bên cạnh giường vài phút.

- Thay đổi thói quen ăn uống

Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ và chất béo để giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

- Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

Với những người bị tiểu đường mắc rối loạn thần kinh thực vật khó thở, để bệnh thuyên giảm, tốt nhất cần giữ cho lượng đường trong máu cận mức bình thường nhất. Việc kiểm soát lượng đường trong máu còn giúp ngăn ngừa làm trầm trọng hơn các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.

Kiểm soát lượng đường giúp hạn chế triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Đến nay, việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật vẫn chỉ nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh chứ không thể giải quyết triệt để bệnh bởi rất khó thiết lập được sự cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở bệnh nhân. Mặc khác, khâu chẩn đoán bệnh cũng gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng của bệnh tương đồng với rất nhiều bệnh lý khác, dễ gây nhầm lẫn, thực hiện các biện pháp siêu âm, chụp chiếu hầu như không có tác dụng

Mặc dù tính chất của bệnh rối loạn thần kinh thực vật và triệu chứng khó thở do bệnh gây ra phần lớn không quá nguy hiểm nhưng việc điều trị là cần thiết và phải hết sức kiên trì. Để tránh được những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, ngay khi có những biểu hiện đã nói đến trên đây, tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa thần kinh thăm khám để có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.

Với những thông tin được chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng giúp các bạn có được cái nhìn tổng thể về bệnh rối loạn thần kinh thực vật khó thở để cảnh giác với các triệu chứng của bệnh, chủ động thăm khám để bảo vệ chính mình. Mọi sự hỗ trợ về y tế khi cần thiết bạn đọc có thể liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900565656 để được giúp đỡ tận tình.

SKĐS - Rối loạn thần kinh thực vật [autonomic nervous system disorders] là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa...


      Rối loạn thần kinh thực vật [autonomic nervous system disorders] là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa... Đây là bệnh ngày càng phổ biến, tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

      Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.

                   Nên thường xuyên tập thể dục để phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật. Ảnh: TM

      Bình thường có sự cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm hoặc phó giao cảm duy trì các chức năng bình thường của cơ thể. Khi có rối loạn, việc điều trị chủ yếu để tạo sự cân bằng trở lại giữa hai hệ thống này. Ở mức độ nhẹ đôi khi chỉ dùng an thần, vitamin C, sinh tố, tâm lý liệu pháp, chế độ sinh hoạt điều độ sẽ cân bằng trở lại. Song, đôi khi việc điều chỉnh triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật gây nên mang tính cục bộ như bệnh mồ hôi tay chân, loét dạ dày - tá tràng... khá phức tạp, có khi phải phẫu thuật. Vì vậy người có các triệu chứng trên nên đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định mức độ rối loạn thần kinh thực vật và điều trị hợp lý.

Nguyên nhân do đâu?

      Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Ngoài rối loạn di truyền có thể gây ra bệnh thì còn phải kể đến các nguyên nhân đặc trưng như: các bệnh tự miễn [hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống]. Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư [hội chứng cận ung thư]. Hoặc do tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị. Những biến đổi do tuổi hay bệnh lý của những cơ quan chi phối mà khả năng sẵn sàng hoạt động chức năng đã bị suy giảm hay những biến đổi bất thường như: bệnh đái tháo đường, một số bệnh truyền nhiễm... cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng gây rối loạn thần kinh thực vật.

Khởi đầu của nhiều loại bệnh

      Vấn đề nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng với tổn thương thực thể có thể rất khó khăn, vì rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật cũng có thể sẽ dẫn tới những biến đổi các cơ quan trong cơ thể và gây một số bệnh: Bệnh Raynaud: Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Bệnh thường được khởi phát sau phơi nhiễm lạnh hoặc stress tâm lý. Chứng xanh tím đầu chi: Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp, những trường hợp nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud. Ngoài các triệu chứng xanh tím ở đầu chi, bệnh nhân không còn cảm giác đau gì đặc biệt mà chỉ thấy cảm giác sưng phồng. Chứng đỏ đau đầu chi: Là hội chứng đau rát bỏng đầu chi, tăng khi đứng, đi hay nhiệt độ nóng, cải thiện khi lạnh. Trong cơn, chi trở nên đỏ, sung huyết tĩnh mạch. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội và kéo dài, nên họ thường phải nhúng các ngón tay vào nước lạnh để làm dịu cơn đau. Bệnh cứng bì: Là bệnh có tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết, với tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau đặc trưng bằng các tổn thương ở động mạch, mao mạch nhỏ gây xơ cứng và làm tắc nghẽn các mạch máu ở da, ống tiêu hóa, tim, phổi, thận và các cơ quan khác nhau. Bệnh không chỉ có các biểu hiện ngoài da mà còn có nhiều biểu hiện ở nội tạng và toàn thân. Cơ thể bệnh nhân xuất hiện nhiều mảng da bị xơ cứng, teo, sẹo và có hình dạng như những mảng tròn hay bầu dục [XCB mảng], tròn nhỏ hình giọt nước [XCB giọt], hình băng dài [XCB băng]...

Phòng ngừa thế nào?

      Rối loạn thần kinh thực vật cách điều trị cũng như đối phó phổ biến hiện nay với căn bệnh này vẫn là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Ngoài việc dùng các loại thuốc đặc trị như sinh tố B, thuốc canxi, thuốc an thần, người bệnh có thể kết hợp cách chữa Đông y như châm cứu, liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh. Uống thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc hạ huyết áp cũng có tác dụng trong khâu điều trị. Về ăn uống, hạn chế thức ăn mặn, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt là nên sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, không quá lo nghĩ, đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe.

      Bộ phận của hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể gọi là thần kinh thực vật [TKTV, thần kinh tự chủ, thần kinh dinh dưỡng]. Chức năng thực vật chỉ huy các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi... Ðó là các hoạt động tự động không theo ý muốn của con người.

      Chức năng thực vật được chia thành chức năng giao cảm và chức năng phó giao cảm. Hai chức năng này hoạt động đối lập nhau, tuy nhiên chúng ở trạng thái cân bằng động. Khi một trong hai chức năng bị ức chế, giảm hoạt động thì chức năng kia sẽ có biểu hiện hoạt động trội lên. Vấn đề nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng với tổn thương thực thể có thể rất khó khăn, vì rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật cũng có thể sẽ dẫn tới những biến đổi các cơ quan trong cơ thể và gây một số bệnh...         

                                                                                                         BS.Nguyễn Văn Liệu                                               

Video liên quan

Chủ Đề