Tại sao tụng kinh phải gõ mõ

Hỏi: Gõ mõ, tụng kinh có phải là tu theo Tịnh độ không? Cụ ông Trịnh Thái Châu, sanh năm 1940 [70 tuổi], tại Tp. Cà Mau, cư ngự tại Tp. Cần Thơ, hỏi như sau: – Hiện nay, chúng tôi thấy chùa nào cũng gõ mõ, tụng kinh, tu như vậy có phải là tu Tịnh độ không?

Trưởng ban trả lời: – Như cụ đã biết rồi đó, người tu Tịnh độ là tu cho tâm vật lý của mình được thanh tịnh. Bởi vậy, trong kinh A Di Đà có dạy, người tu Tịnh độ, phải tu làm sao cho tâm mình được định hoàn toàn, mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy là, phải định trong cái “Tịnh độ trung”. Tịnh độ trung nó ở nơi đâu? Nó ở nơi không phải không trái. Không cao không thấp. Không hơn không thua, v.v… Ý Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy Tịnh độ trung là cái thanh tịnh ở giữa, tức đừng dính với 2 bên. Không dính với 2 bên là giải thoát rồi. Nói thật rõ, Thanh tịnh là Niết bàn, mà Niết bàn là Vô sanh, đã là vô sanh thì làm gì có sanh tử nữa. Vì vậy, trong kinh A Di Đà có câu: “Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”, tức nhìn thấy hoa nở mà mình thấy và biết rõ ràng Tánh thấy tự nhiên của mình, là mình đã giác ngộ được tánh thấy vô sanh của mình rồi. Cụ Trịnh Thái Châu hỏi tiếp: – Còn các chùa hiện nay, quí thầy tụng đám, coi ngày, xem giờ, cầu siêu, cầu an, v.v…, quí thầy ấy được gọi là tu gì? Trưởng ban trả lời: – Những vi mà tu tụng hay cúng được xếp vào 4 loại như sau: 1- Những vị coi ngày giờ, gọi là “Thầy coi ngày”. 2- Những vị coi tay coi tướng, gọi là “Thầy tướng số”. 3- Những vị đi cúng đám, gọi là “Thầy cúng”. 4- Những vị tụng kinh. gọi là “Thầy tụng”. Cụ Trịnh Thái Châu lại hỏi tiếp: – Có vị xưng mình là Thiền sư, nhưng họ lại đi cầu siêu, vị đó có phải là Thiền sư không? Trưởng ban trả lời: – Đức Phật dạy rất rõ về Thiền sư như sau: Vị Thiền sư phải là người rõ thông 6 pháp môn tu của Đức Phật dạy. Việc rõ thông đó mới chỉ là căn bản thôi, nhưng khi Thiền sư thực thụ phải được vị Thầy đạt được “Bí mật Thiền tông” cấp giấy tấn phong thì mới chánh thức là Thiền sư. Còn vị nào tự xưng mình là Thiền sư, vị ấy là Thiền sư giả hiệu. Trưởng ban nói rõ về tu gõ mõ tụng kinh: Pháp môn này, chúng tôi xin nó rành mạch như sau: Thời Nhà Đường bên nước Trung Hoa, có vị vua là Lý Thế Vân đang trị vì nước Đường. Nhà vua có kết nghĩa huynh đệ với Nhà sư Trần Huyền Tráng. Nhà sư được kết nghĩa với Nhà vua, nên Nhà vua Lý Thế Vân mới đổi danh Nhà sư là Đường Huyền Trang. Thời đó, cả nước Đường, các vị Thầy tu theo đạo Phật không nắm được căn bản của Đức Phật dạy, nên vua Lý Thế Vân mới đề cử Thầy Đường Huyền Trang sang nước Ấn Độ để tìm hiểu và học căn bản các pháp môn tu mà Đức Phật dạy. Nhà sư Đường Huyền Trang sang nước Ấn Độ học, Ngài chỉ học được các pháp môn bình thường, tức không học được pháp môn giải thoát, nhưng Ngài có biệt tài lý luận, nên ở nhà trường Đại học Phật giáo, xin Ngài ở lại làm giảng sư , Ngài đồng ý và ở đây giảng dạy đến 11 năm. Khi trở về Nhà Đường, Ngài đem công thức học giáo lý của Nhà Phật dạy lại cho những vị theo đạo ở nước Đường, công thức học giáo lý mà Đức Phật dạy như sau: – Đức Phật dạy câu nào, các vị theo học phải học thuộc lòng và trả bài lại cho Đức Phật nghe. Ngài gọi là tụng lại lời Đức Phật dạy. Việc tụng này Ngài cũng áp dụng cho những vị tu theo đạo Phật. Khi Ngài Đường Huyền Trang qua đời, các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo cũng áp dụng lối tu tụng này, cho nên pháp môn tụng kinh này được lưu truyền cho đến ngày hôm nay ở nước Trung Hoa. Còn nước Việt Nam chúng ta bị lệ thuộc vào nước Trung Hoa quá lâu nên cũng hành theo công thức tụng của nước Trung Hoa. Cụ Trịnh Thái Châu nghe lời giải của Trưởng ban, hết sức vui mừng và cám ơn.

Sau khi nhận được quá nhiều câu hỏi về việc tụng kinh ở nhà, tôi không thể trả lời hết câu hỏi của mọi người. Tôi viết ra đây để mọi người cùng đọc và nhìn nhận.

Đây là một thực tế tương đối phũ phàng cho nhiều người và nó đã kéo dài trong quá nhiều năm tháng. Mọi người tụng kinh chỉ mong muốn những điều tốt đẹp đến với mình, chứ không bao giờ hình dung lại đưa thêm vong linh vào nhà mình. Nhưng vì tập tục lâu đời người này bảo người người kia nên cứ theo thói quen mà làm.

Khi mọi người thỉnh chuông gõ mõ tụng kinh ở nhà, tiếng chuông mõ ngân lên vừa để thức tỉnh linh hồn bản thể vừa là dẫn dụ các vong linh hiếu kỳ bâu lại xem là cái gì. Kèm theo đó là những câu thỉnh, câu chú mời các đấng, các linh hồn cao về gia hộ cũng như về chứng tâm. Hội đồng chư phật, các linh hồn cao đôi khi chẳng thấy đâu vì năng lực băng tần thỉnh của nhiều người chưa thấu được đến nơi, mà lại kêu gọi các vong ở xung quanh đó bu lại nhiều hơn. Chính vì thế có nhiều người càng tụng kinh người càng xám đen, càng mệt mỏi ngủ không ngon, thậm trí con cháu trong nhà cũng bị lục đục rồi khóc đêm nhiều hơn…

Có nhiều người còn có thói quen khi tụng kinh thường cúng thêm cho vong linh. Thế là được đà vong linh về hưởng lộc thực rồi ở luôn trong nhà không muốn đi vì ở đó họ được cúng ăn thường xuyên. Nhiều người nghĩ rằng khi tụng kinh các vong oan qia trái chủ sẽ kéo đến đòi nghiệp lực, tụng xong xin hồi hướng và xin các đấng giúp vong linh siêu thoát hoặc đi tu học nhưng mọi người không hình dung rằng năng lực tu của mình đã làm được điều đó hay chưa. Mọi người nghĩ quá đơn giản về điều đó, nên khi có chuyện xẩy ra thì hay nghĩ tu là trả nghiệp. Nên nghiệp đổ cho nhẹ nhàng về sau. Nhưng có điều mọi người không hình dung nổi là nhiều khi không phải do nghiệp ở các kiếp kéo về để chuyển hóa mà do các vong linh mọi người nhận thêm đổ dồn các nơi cùng ùn ùn kéo về. Nhiều khi hội đồng thần linh thổ địa không đủ lực để gia hộ cho nơi đó, chưa nói có nhiều trường hợp những ngôi nhà đó không có sự gia hộ mặc dù vẫn thờ thần linh nhưng không có sự linh ứng. Một số trường hợp còn bị những vong linh bất tử bất diệt có tu tập pháp lực cao vào quấy quả và chi phối trong nhà.

Có quá nhiều người tụng kinh lâu năm đã đến điện tôi xin giúp đỡ vì vong đeo bám vào họ với số lượng quá lớn. Nhập vào gây bệnh nặng cho họ, thậm trí còn ảnh hưởng nhiều đến mọi người trong nhà. Có nhiều người nhìn thấy vong thì sợ hãi vì đêm hôm họ trêu con cháu trong nhà, ngủ còn thấy họ nằm bên cạnh ôm mình, đi theo mình gây bệnh nặng hoặc đi khám không ra bệnh. Khi lên điện tôi có khuyên với họ rằng nếu thật tâm muốn chuyển hóa dòng nghiệp lực nhiều khi không cần tụng kinh mà chỉ cần sám hối tự tâm khởi lên nói chuyện bằng tâm thức với các oan gia trái chủ của mình còn tốt gấp vạn lần ngồi đọc kinh mà không để tâm vào những lời kinh mình đọc. Tội từ tâm khởi đem tâm sám, vong linh họ nghe được hết và họ cũng không đi đâu xa, bởi họ luôn ở quanh ta, chỉ chờ đủ nhân đủ duyên là họ đòi lại oán nghiệt mà ta đã gây tạo. Vừa nói chuyện vừa phát nguyện sửa đổi dần dần. Quan trọng là tâm mình có thực sự sửa đổi chuyển nghiệp hay không. Nếu muốn tụng kinh thì lên chùa mà tụng kinh vì sự gia hộ ở nhà không thể bằng ở chùa được. Ngay bản thân các sư trong chùa tụng kinh còn bị các vong linh họ trêu đánh và hành cho. Có nhiều sư đọc kinh bị vong trong chùa phá, ngủ còn bị vong đạp ngã xuống giường nữa là mọi người đọc ở nhà. Vì năng lực chuyển hóa cho vong chưa có nên ở nhà mọi người chỉ nên khởi tâm sám hối hoặc niệm phật để tâm được tĩnh lặng thôi. Khi nào đủ năng lực thì ta phát tâm đọc kinh chuyển hóa cho vong ở nhà sẽ tốt hơn.

Còn muốn bản thân có thể tự độ được vong thì hãy cố gắng tập để có được các vầng khí hào quang như của các đấng, Phải trải qua thờ gian thiền định chuyển hóa khí lực, chứ không phải đọc kinh là có được kết quả hào quang này. Cuối cùng Phật giác ngộ cũng qua chân lý thiền định 49 ngày. Mà không có hào quang này bản thân ta thỉnh và kêu không thể đến nơi để xin chuyển hóa cho vong linh được. Giống như cũng 1 câu kinh 2 ông hòa thượng cùng đọc nhưng 1 ông thì có thần khí, 1 ông chỉ như người bình thường.

Nhìn những bàn thờ Phật tại gia của nhiều người to đẹp có nhỏ xấu có, nhưng cái thực tế lại không hề có Phật hay đúng hơn là băng tần của hàng lx 6 hoặc 7 nào chiếu rọi đúng nghĩa ở đó. Mà toàn hàng lx4 chủ yếu là hàng tà thần biến hiện thành Phật Bồ tát dẫn dụ mọi người, cho mọi người khả năng tâm linh để chi phối đi theo họ… và việc này đã kéo dài quá lâu. Ít nhất vài trăm năm rồi.

Mỗi người 1 duyên nghiệp nhận thức hiểu biết để chuyển hóa, cánh cổng tâm linh khai mở rộng hay hẹp tùy theo sự giác ngộ của mỗi linh hồn. Hôm nay cũng đúng vào ngày rằm tháng giêng chúc mọi người có cái nhìn rộng và chuẩn hơn về tâm linh. [Tôi sẽ nói sâu hơn trong bài viết vong nhập ám người tu sau].

Bùi Huy Hoàng – Dear.vn

Cơ sở sản xuất Chuông mõ tụng kinh Huế – Phong vân tại Huế, Sài Gòn và Hà Nội

Mõ tụng kinh và cách sử dụng:

[tên phiên âm Hán-Việt ít dùng là mộc ngư] được xếp là một nhạc khí tự thân vang, phổ biến ở Việt Nam. Trên thực tế mõ được sử dụng vào các môi trường khác nhau và có những chức nǎng khác nhau

Cấu tạo và phân loại: 

  • Mõ chùa làm từ các loại gỗ chắc, cứng, hình dạng thường gặp hình cầu dẹt với nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau: Cỡ to nhất có đường kính khoảng 70 – 80 cm, cỡ vừa đường kính 20 – 30 cm và cỡ nhỏ đường kính 5 – 7 cm. Tất cả ở giữa đều rỗng, khoét theo hình lòng máng. Dùi gõ mõ cũng làm bằng gỗ, kích cỡ của dùi to nhỏ tương xứng với kích cỡ của mõ. Âm thanh của mõ gỗ giòn, âm vang sâu lắng. Trong chùa mõ được sử dụng khi tụng kinh với vai trò điểm nhịp đều theo lời tụng.
  • Mõ làng có nhiều loại: Có loại làm bằng gỗ cứng hình cá trắm dài khoảng 1 m, to, khoét dài rỗng theo bụng cá và thường treo ở điếm làng. Có loại làm bằng gốc tre già gọt theo hình trǎng khuyết, đường kính từ 15 – 20 cm, ở giữa có khoét một rạch rỗng. Trong đời sống nông thôn người Việt xưa, mõ có chức nǎng thông tin. Mõ được làng giao cho một người đàn ông phụ trách, thượng được gọi là thằng mõ hay anh mõ. Vào những dịp có việc làng hoặc những sự kiện đột xuất cần thông báo thằng mõ có nhiệm vụ gõ mõ thông tin cho khắp các gia đình trong làng.
  • Mõ trâu được làm bằng gỗ hoặc gốc tre già hình hộp đứng. Mặt đáy khoét rỗng thông với mặt trên. Mặt đáy hình chữ nhật với chiều dài từ 20 – 25 cm, chiều rộng từ 10 – 15 cm. Mặt trên hình chữ nhật với chiều dài, dài hơn chiều dài của mõ và ở giữa buộc 2 đoạn gỗ dài hơn chiều cao của mõ khoảng 1 cm. Người ta buộc mõ vào cổ trâu. Khi trâu chuyển động, đi lại, 2 đoạn gỗ gõ đều đặn vào thành trong của mõ phát ra âm thanh nghe lách cách vui tai.
  • Còn mõ tụng kinh thì được chạm theo hình khối chữ nhật rỗng bên trong và bên ngoài đục chạm hoa văn đẹp, mõ chùa có nhiều kích thước khác nhau và người sử dụng cũng dùng kích thước khác nhau sao cho phù hợp với chùa, gia đình và bản thân.
  • Ở nhà có cần tụng kinh bằng mõ không ?

Hỏi: Ở nhà, chúng con thường tụng kinh vào những buổi tối, nhưng con không biết đánh chuông mõ, vậy chúng con chỉ tụng niệm không cần đến chuông mõ có được không? Và tụng như thế nào mới được lợi ích?

Đáp: Việc tụng niệm, mục đích là để hiểu nghĩa lý trong kinh, xem Phật dạy những gì, rồi từ đó chúng ta áp dụng vào đời sống hằng ngày. Như thế mới có lợi ích. Vì vậy, khi tụng đọc, chúng ta nên tụng đọc chậm rãi, không nhứt thiết là phải có chuông mõ. Sở dĩ có chuông mõ là vì có nhiều người tụng đọc. Công dụng của mõ là để giữ trường canh để mọi người tụng đọc, cho nó có nhịp nhàng hòa âm với nhau, không có kẻ tụng trước, người tụng sau. Nên việc đánh mõ cũng khá quan trọng.

Người đánh mõ cần phải học cách đánh sao cho nó giữ trường canh đều đặn. Bởi thế, trong Thiền môn gọi người đánh mõ là Duyệt chúng. Duyệt là vui vẻ, chúng là nhiều người, nghĩa là làm cho mọi người trong thời khóa lễ tụng niệm, tất cả đều được an vui. Như thế, thì người đánh mõ mới có phước. Bằng ngược lại, không biết cách đánh, trường canh nhịp điệu không đều, khi thì nhanh quá, lúc lại chậm quá, làm cho mọi người tụng đọc không hài lòng, nổi phiền muộn. Như thế, thì người đánh mõ càng thêm mang tội. 

Nghi thức Chuông Mõ

 

I Dẫn: Tụng kinhchúng ta đọc lại lời Phật đã dạy, để hiểu ýnghĩa và thật hành cho đúng, nhờ thế chúng ta tạo được quả lành, tụng kinh cũng là pháp môn tu để cho tam nghiệp [thân, khẩu, ý] được thanh tịnh. Trung Quốc là một nước có nền Nhạc lễ từ xa xưa, trước thời Khổng Tử [551ttl-478ttl] đã có kinh Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Khổng Tử viết sách Xuân Thu, người sau gọi đó là Lục kinh. Lễ và Nhạc Trung Quốc dù sao cũng có ảnh hưởngtrong Lễ Nhạc Phật Giáo, cách dùng Trống, Chuông, Mõ trong lúc làm lễ Phật, Tụng kinh gọi là Nghi thức Chuông mõ, mục đích giúp cho những người tham dự hành lễ, tụng kinh được chí thành, trang nghiêm hơn.

II Ý Nghĩa:

Ở trong Chùa chuông luôn luôn để bên tay trái của tượng Phật hay Bồ Tát, mõ bên tay phải. Nguời thỉnh chuông gọi là Duy na, người gõ mõ gọi là Duyệt chúng.

Tiếng chuông phát ra âm thanh lắng động, đêm khuya nghe tiếng chuông lòng chúng ta sẽ lắng động, thanh thản, phiền não dường như tiêu tan. Ở trong chùa có bài kệ khi thỉnh chuông như sau:

Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn,
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.

Bài kệ đọc khi nghe có tiếng chuông:

Văn chung thinh phiền não khinh,
Trí huệ trưởng Bồ đề sanh,
Ly Địa ngục xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật độ. chúng sanh
Án Dà Ra Đế Da Ta Bà Ha [3 lần]

[Nghĩa là: Nguyện cho tiếng chuông nầy vang khắp nơi, ở Địa ngục u ám Thiết vi cũng được nghe, ở trần thế được thanh tịnh chứng quả, hết thảy chúng sanh đều thành bực chánh giácbài kệ sau: Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ đi, trí tuệ tăng trưởng thêm, sanh tâm Bồ đề, rời khỏi địa ngục, không bị lửa địa ngục thiêu đốt, nguyện thành Phật để đ? hết chúng sanh.]

Trong chùa còn có một bài kệ nữa để sách tấn Tăng, Ni tu hành:

Văn chung ngọa bất khởi,
Hộ pháp thiện thần sân,
Hiện thế duyên phước bạc,
Lai thê thọ xà thân.

[Nghĩa là: Nằm nghe tiếng chuông mà không dậy, làm cho những vị thần hộ pháp giận, trong đời duyên phước kém, kiếp tới trở thành thân rắn]

Cho nên tiếng chuông rất quan trọng, lại nữa trong khi tụng kinh, tiếng chuông báo hiệu cho người dự được biết sắp chuyển qua niệm danh hiệu khác, sắp hết một bài kinh hay kệ, bắt đâu lạy xuống cũng như khi đứng lên được nhịp nhàng. Thỉnh thoảng trong bài kinh dài có thỉnh chuông để cho người dự tĩnh thức trong lúc tụng kinh.

III Nghi Thức: Sau khi bàn Phật đã chuẩn bị xong về nhang, đèn, hoa quả, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 6tiếng chuông, có nghĩa là giữ cho sáu căn thanh tịnh để tụng kinh. Mỗi lần vị chủ lễ xá, thỉnh một tiếng chuông, khi vị chủ lễ lạy xuống, thỉnh một tiếng chuông và khi trán vị chủ lễ chạm nền chánh điện thì dập chuông [dùng dùi gõ vào vành chuông rồi giữ dùi chuông lại trên vành chuông, như thế âm thanh của chuông không vang ra]. Khi nghe dập chuông thì vị chủ lễ cũng như mọi người tham dự cùng đứng lên.

Sau phần Đãnh lễ, bắt đầu vào chuông mõ như sau:

Chuông thỉnh trước: * * *

Mõ gõ sau khi chuông chấm dứt: – – – – – – – [bốn tiếng rời, tiếp theo hai tiếng liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra]

Sau đó chuông mõ hòa nhau như sau: * – * – * – – – – 

Chuông thỉnh một tiếng rồi mõ tiếp theo một tiếng, chuông đủ ba tiếng ngưng chờ, mõ đánh thêm tiếng thứ tư, tiếng thứ năm và sáu liền nhau, rồi chuông dập cùng lúc với tiếng mõ thứ bảy.

Mỗi khi bắt đầu vào bài Kinh, bài Chú hay Kệ, mõ bắt đầu đánh vào tiếng thứ 2, thứ 4 và những tiếng kế tiếp, ví dụ:

Kệ Khai Kinh

Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu …

Mõ cứ tiếp tục đánh cho đều nhịp, đến khi câu cuối còn chừng 5 hay 7 tiếng, đánh lơi ra và trước tiếng cuối cùng, mõ đánh hai tiếng liền nhau như sau:

… Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.

Hoặc chẳng hạn như:

… Thanh tịnh đại hải chúng Bồ Tát Ma Ha Tát!

Còn Chuông khi chấm dứt niệm mỗi danh hiệu Phật hay Bồ Tát sẽ thỉnh một tiếng chuông, để người ta biết là sẽ sang qua danh hiệu Phật hay Bồ Tát khác, trong bài kinh dài, thỉnh thoảng cuối câu nên thỉnh một tiếng chuông. Chấm dứt mỗi bài Kinh, Kệ hay Chú, chuông thỉnh 3 tiếng ở vào tiếng thứ 3, tiếng thứ 5 và tiếng chót, như sau:

… Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu. [Chuông thỉnh vào tiếng Như, hiểu, sâu]

Chúng ta nên nhớ rằng, mõ dùng để giữ nhịp tụng cho đều, mõ gõ nhanh hay chậm tùy theo vị Chủ lễ, vị nầy tụng chậm, mõ phải gõ chậm, vị nầy tụng nhanh, mõ phải gõ nhanh, những bài Chú vì không có nghĩa nên bao giờ cũng tụng nhanh, mõ phải gõ nhanh hơn bài Kinh hay Kệ, khi Niệm danh hiệu Phật 30 lần hay trên số đó, vị Chủ lễ sẽ niệm nhanh, mõ phải gõ nhanh. Khi chủ lễ phục nguyện không gõ mõ.

Tiếng chuông rất quan trọng khi hợp tụng, dùng để báo cho người dự biết bài kinh sắp chấm dứt, sắp chuyển sang niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát kế tiếp. Người thỉnh chuông phải chú ý xem khi nào vị Chủ lễxá thì thỉnh một tiếng chuông, về niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát hay Chú, vị Chủ lễ sẽ dẫn chúng niệm 3 lần, 7 lần, 10 lần, 21 lần … tùy trường hợp, do đó nên để ý, thấy vị Chủ lễ xá mới thỉnh chuông. Bao giờ khi bài Kinh, Kệ, Chú sắp chấm dứt, vị Chủ lễ sẽ tụng, niệm chậm, lơi dần ra, mõ theo đó gõ chậm, người thỉnh chuông chú ý thỉnh 3 tiếng chuông vào tiếng thứ 5, thứ 3 và cuối cùng [nếu biết].

Trong khi người gõ mõ, gõ sai nhịp hoặc nhanh quá hay chậm quá, người thỉnh chuông trở dùi chuông lại, gõ nhẹ vào chuông theo nhịp tụng, niệm của vị Chủ lễ, người gõ mõ nương theo đó mà gõ cho đúng.

Khi chấm dứt thời kinh, người thỉnh chuông sẽ thỉnh 1 hồi và 3 tiếng rời sau cùng, tượng trưng cho sự gìn giữ tam nghiệp luôn được thanh tịnh.

Cư sĩ tụng kinh tại gia, có một mình thôi, Nghi thức chuông mõ cũng y như vậy. Chỉ riêng chuông và mõ để thế nào cho tay thuận gõ mõ, tay kia thỉnh chuông, không nhất thiết phải để y như trên kia đã nói.

Trong khi quỳ tụng kinh, thì chuông mõ phải để ngang với cùi chỏ, còn ngồi thì chuông mõ phải để xuống nền Chánh điện, như vậy mới thuận tiện cho việc gõ mõ.

IV Kết: Trong khi tụng Kinh, ngoài vị Chủ lễ ra, tiếng Chuông, Mõ rất quan trọng, nhờ mõ giữ nhịp tụng đuợc đều, nhờ chuông người dự biết bài tụng sắp chấm dứt, chuyển niệm danh hiệu, hoặc khi lễ Phật, lạy xuống, đứng lên đuợc nhịp nhàng, tạo thành không khí trang nghiêm thanh tịnh. Mỗi chúng ta cần phải biết Nghi thức Chuông Mõ để sử dụng, dù cho khi tụng Kinh chỉ một mình, nhưng có Nghi thức sẽ giúp cho thờitụng kinh đuợc trang trọng, chí thành hơn.

MUA NGAYTùy chọn thời gian giao hàng

Từ khóa:  chuông mõ tụng kinh cơ sở sản xuất mõ phong vân mõ chùa mõ gỗ mít mõ huế mõ niệm phật Mõ tụng kinh và cách sử dụng

Video liên quan

Chủ Đề