Giấy khai sinh bản sao có hiệu lực bao lâu

Quy định pháp luật về giấy khai sinh

Giấy khai sinh quy định thời hạn?

Giấy khai sinh là một văn bản để xác định thời điểm xuất hiện và tồn tại của một cá thể khi sinh ra. Vậy, Bản sao giấy khai sinh có thời hạn không? Bài viết dưới đây Hoatieu.vn sẽ giúp bạn có câu trả lời.

1. Giấy khai sinh là gì?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 thì giấy khai sinh được hiểu như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Bên cạnh đó, tại quy định của Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật hộ tịch cũng nêu rõ giá trị pháp lý Giấy khai sinh như sau:

Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

2. Bản sao Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì bản sao là:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc

Hiện nay theo quy định pháp luật thì không có quy định về thời hạn của giấy khai sinh. Khác với các loại giấy tờ có thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đều có thời hạn 6 tháng thì Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi cũng không có thời hạn sử dụng.

Do đó, bản sao Giấy khai sinh đương nhiên không có thời hạn và khi đã xuất trình bản sao Giấy khai sinh thì không cần phải xuất trình thêm bản chính Giấy khai sinh nữa.

3. Các loại bản sao Giấy khai sinh

Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì Giấy khai sinh có hai loại bản sao đó là:

  • Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

  • Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

4. Giá trị của bản sao Giấy khai sinh

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì giá trị của bản sao Giấy khai sinh được quy định như sau:

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính Giấy khai sinh.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Thủ tục cấp lại Giấy khai sinh bản chính, Hướng dẫn làm Giấy khai sinh trực tuyến trên mạng từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực 3 tháng, 6 tháng hay thời gian hiệu lực là bao lâu là thắc mắc của không ít người hiện nay. Cùng Vanbanluat tìm hiểu chi tiết nội dung này trong bài viết dưới đây.

1. 2 loại bản sao Giấy khai sinh

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao nhiều loại giấy tờ, trong đó có Giấy khai sinh bản sao thông thường có 02 loại:

- Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

- Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Trong đó, theo Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị của bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực bao lâu? [Ảnh minh họa]
 

2. Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực bao lâu?

Khác với các loại giấy tờ có thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đều có thời hạn 6 tháng thì Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi cũng không có thời hạn sử dụng. Do đó, bản sao Giấy khai sinh đương nhiên không có thời hạn.

Mặt khác, theo quy định tại Luật Công chứng năm 2014, cũng không có nội dung quy định thời hạn có hiệu lực của văn bản công chứng, chứng thực, hay yêu cầu Giấy khai sinh bản sao phải có thời hạn trong bao lâu.

Lưu ý, Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP đã nêu nguyên tắc khi tiếp nhận bản sao của cơ quan, tổ chức như sau:

- Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.

Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

- Trường hợp tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
Xem thêm:
Quy trình, thủ tục làm Giấy khai sinh cho con mới nhất 2020

hieuluat.vn

Xin cấp Giấy khai sinh bản sao là nhu cầu phổ biến hiện nay của người dân để phục vụ cho nhiều mục đích trong công việc, cuộc sống. Bài viết dưới đây là tổng hợp các thông tin quan trọng mà người dân cần biết về Giấy khai sinh bản sao.

  • Có những loại bản sao Giấy khai sinh nào?
  • Bản sao Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?
  • Xin cấp Giấy khai sinh bản sao ở đâu?
  • Bản sao Giấy khai sinh có công chứng được không?

Có những loại bản sao Giấy khai sinh nào?

Câu hỏi: Xin hỏi, hiện nay có những loại bản sao Giấy khai sinh nào? Các bản sao giấy khai sinh có giá trị pháp lý thay thế được bản chính khi thực hiện giao dịch được không?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao gồm 02 loại:

- Cấp bản sao từ sổ gốc;

- Chứng thực bản sao từ bản chính.

Theo đó, bản sao giấy khai sinh cũng bao gồm các loại sau:

- Bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc: Do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

- Chứng thực bản sao giấy khai sinh từ bản chính: Là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Đồng thời, tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:

“1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, theo quy định này, cả 02 loại bản sao giấy khai sinh đều có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Bản sao Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu? [Ảnh minh họa]

Câu hỏi: Tôi nghe nói bản sao giấy khai sinh sẽ có thời hạn hiệu lực trong vòng 06 tháng, vậy điều này có đúng không? Rất mong nhận được phản hồi của anh chị.

Hiện nay, Luật Công chứng 2014 và các văn bản khác có liên quan không quy định về thời hạn của bản sao giấy khai sinh. Thế nhưng trên thực tế, nhiều nơi yêu cầu người dân xuất trình bản sao giấy khai sinh có chứng thực trong thời hạn 06 tháng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý bản sao có giá trị thay thế cho bản chính trong các trường hợp pháp luật quy định nên hiệu lực bản sao phụ thuộc vào thời hạn bản chính.

Theo đó, bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như: Phiếu lý lịch tư pháp [6 tháng], Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [6 tháng], Chứng minh thư nhân dân [15 năm]… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Thông thường, trong nhiều trường hợp khi đi làm thủ tục sẽ yêu cầu bản sao xuất trình là bản gần với thời điểm làm thủ tục để phản ánh tính chính xác so với bản chính.

Xin cấp bản sao Giấy khai sinh ở đâu?

Câu hỏi: Tôi muốn xin cấp bản sao giấy khai sinh để làm một số thủ tục vậy tôi có thể đến đâu thể làm thủ tục này? Xin cảm ơn!

Về vấn đề này, tại Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định về việc cấp bản sao Giấy khai sinh về sự kiện hộ tịch đã đăng ký như sau:

“ Cá nhân không phân biệt nơi cư trú [thường trú, tạm trú] có quyền yêu cầu cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch đã đăng ký về sự kiện khai sinh của người đó.”

Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm:

- Cơ quan đăng ký hộ tịch;

- Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao;

- Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Hiện nay cơ quan đăng ký hộ tịch là UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan đại diện ngoại giao, [sau đây gọi là cơ quan đại diện].

Như vậy, để xin cấp bản sao giấy khai sinh, bạn có thể đến một trong các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch nêu trên và mang theo các giấy tờ theo quy định để xin cấp trích lục giấy khai sinh.

Trình tự, thủ tục cấp lại bản sao khai sinh được quy định tại Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

- Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

Bản sao Giấy khai sinh có công chứng được không?

Câu hỏi: Xin hỏi, bản sao giấy khai sinh có thể đi công chứng tại Văn phòng công chứng được không hay chỉ được thực hiện chứng thực thôi?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 nêu rõ:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch], tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt [sau đây gọi là bản dịch] mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo quy định này, công chứng được thực hiện với các loại hợp đồng, giao dịch dân sự khác mà không phải là bản sao giấy tờ.

Mặt khác, sẽ thực hiện chứng thực với bản sao giấy tờ, cụ thể là bản sao giấy khai sinh. Theo đó, Điều 77 Luật Công chứng 2014 nêu rõ:

1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Như vậy, bạn có thể thực hiện thủ tục chứng thực bản sao giấy khai sinh từ bản chính tại Văn phòng công chứng, Phòng công chứng theo nhu cầu.

Trên đây là giải đáp về bản sao giấy khai sinh. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Giấy khai sinh không có ngày tháng sinh, bổ sung thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề