Bốn tại chỗ là gì

Hà Tĩnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm trên 60% diện tích tự nhiên. Việc chủ động các phương án phòng, chống, chữa cháy rừng luôn được quan tâm, trong đó phương châm “4 tại chỗ” được xem là giải pháp hàng đầu.

 

          Hạt Kiểm lâm Cẩm Xuyên tổ chức dọn thực bì, phòng cháy rừng

Các vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh thường xảy ra ở những vùng đồi núi cao, cháy giữa trưa nắng, gió Lào thổi mạnh, việc tiếp cận với các đám cháy rất khó khăn. Thực tế cho thấy, khi xảy ra cháy rừng, sử dụng tốt phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ” thì việc chữa cháy rừng mới hiệu quả. Phương châm này phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người dân, của chủ rừng trong phòng, chống, chữa cháy rừng, bởi lực lượng này gần rừng nhất và thông thạo địa hình nhất.

Thời gian qua, một số địa phương thực hiện khá tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống, chữa cháy rừng, ví dụ như xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê. Xã có 3.600 ha rừng và đất rừng, diện tích rừng trồng lớn, số hộ dân sống dựa vào rừng nhiều. Để phòng, chống, chữa cháy rừng, tại Ủy ban nhân dân xã có một phòng riêng để cán bộ lâm nghiệp lưu giữ, bảo dưỡng, kiểm tra các phương tiện; các vật dụng cần thiết như: giày, áo bảo hộ, loa chỉ huy, loa cầm tay, đèn pin... được trang bị đầy đủ và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo khi phát sinh sự cố có thể dùng được ngay. Vì vậy, khi có đám cháy xảy ra đều kịp thời dập tắt, diện tích rừng bị thiệt hại không nhiều. Hiện nay, xã Phương Mỹ đang tiến hành thành lập quỹ phòng, chống cháy rừng với sự tham gia của tất cả hộ dân có rừng và sống dựa vào rừng.Đây là mô hình hay để các địa phương trong tỉnh tham khảo, học tập.

Tuy nhiên, việc triển khai phương châm “4 tại chỗ” chưa đồng đều ở các địa phương trong tỉnh. Ví dụ, ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn [khu vực rừng giáp ranh với tỉnh Nghệ An] có diện tích rừng và đất rừng là 3.300 ha, việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn và chủ yếu là rừng thông nên rất dễ cháy. Xã Lộc Yên - địa phương có diện tích rừng lớn nhất huyện Hương Khê với 9.200 ha và luôn là địa bàn nóng của tình trạng cháy rừng vì đây là địa bàn có tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, diện tích rừng trồng nhiều [2.400 ha], lại nằm ngay sát với khu vực nhà ở của người dân. Các phương án phòng, chống, chữa cháy rừng được cấp ủy, chính quyền các xã rất quan tâm nhưng do nhận thức của người dân về bảo vệ rừng còn hạn chế, kể cả các hộ dân nhận khoán, phần lớn hộ dân sống cạnh rừng lại không phải chủ rừng nên gặp nhiều khó khăn trong việc huy động lực lượng tại chỗ trong phòng, chống, chữa cháy. Các xã có rừng và đất rừng đều đã thành lập đội xung kích, số lượng từ 20 - 40 người. Tuy nhiên, vì đội xung kích cũng là lực lượng ở trong dân, không thường trực nên khi xảy ra cháy rừng, việc liên lạc, tập hợp lực lượng này thường chậm trễ.

Bên cạnh khó khăn trong việc huy động lực lượng còn có khó khăn trong  xây dựng phương án chữa cháy. Hầu hết các phương án của địa phương thiếu chặt chẽ, không sát với thực tế và chưa chỉ ra các tuyến đường lên rừng hợp lý để tiếp cận đám cháy. Công tác huấn luyện, diễn tập chưa được chú trọng nên việc xử lý khi xảy ra cháy rừng còn lúng túng.

Để công tác phòng, chống, chữa cháy rừng hiệu quả, ngoài việc tăng cường công tác phòng cháy, các địa phương, đơn vị cần quan tâm hơn đến vấn đề chủ động các nguồn lực chống cháy và chữa cháy để hạn chế tối đa thiệt hại về diện tích rừng.  

                                           Nguyễn Tâm [Đài PT&TH Hà Tĩnh]


Các đồng chí lãnh đạo UBND và Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên kiểm tra khu vực cách ly, phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona [nCoV] gây ra tại Trung đoàn 832. Ảnh: Đức Thúy [Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên]

Khẩn trương, nhanh chóng hoàn thành sớm nhất nhiệm vụ cấp trên giao là tinh thần làm việc tại Trung đoàn 832 [đóng quân trên địa bàn xã Lục Ba, huyện Đại Từ]. Doanh trại của đơn vị được lựa chọn làm khu vực cách ly, theo dõi sức khỏe những người có dấu hiệu hoặc nguy cơ cao bị nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. Cán bộ, chiến sĩ tạm thời nhường lại phòng làm việc và nơi ở; giường và các vật dụng được kê lại cho phù hợp. Các điều kiện về hậu cần như thực phẩm, chăn màn, quần áo, dép, cho đến bàn chải đánh răng, khăn mặt… cũng được chuẩn bị chu đáo. Thượng tá Nguyễn Khắc Quảng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 832 cho biết: Chúng tôi đã sắp xếp khoa học, đủ khả năng tiếp nhận 240 người cùng lúc. Tiêu chuẩn ăn uống bảm bảo giống như quy định đối với bộ đội. Đến hôm nay [7-2] là sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Cùng với bố trí địa điểm cách ly, Bộ Chỉ huy Quân sự [CHQS] tỉnh cũng hoàn thiện phương án xây dựng bệnh viện dã chiến; rà soát quân số, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để sẵn sàng đi vào hoạt động khi có yêu cầu.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu và của tỉnh Thái Nguyên về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona [nCoV] gây ra, ngày 4-2 vừa qua, Bộ CHQS tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; thành lập 2 tổ quân y cơ động với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để sẵn sàng tham gia công tác phòng, chống dịch ở các đơn vị và nhân dân trong tỉnh.

Trước những diễn biến phức tạp của bệnh viêm phổi cấp, các cơ quan, đơn vị và lực lượng chuyên môn của Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên và nhân dân hiểu rõ nguyên nhân, diễn biến, các triệu chứng của bệnh; các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cá nhân, cách đeo khẩu trang y tế đúng chuẩn... Yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy các cấp quán triệt và chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về phòng, chống dịch. Lực lượng quân y của đơn vị đã tổ chức phun thuốc phòng dịch, cấp phát nước muối súc miệng, khẩu trang y tế cho mọi cán bộ, chiến sĩ; ra quân tổng dọn vệ sinh, làm sạch môi trường. Đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để nắm chắc tình hình, chủ động phòng, chống dịch bệnh nCoV trên địa bàn. Tăng cường giám sát, quản lý sức khỏe bộ đội; phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để có phương án xử lý. Trước mắt, Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo dừng tổ chức các hoạt động giao lưu, gặp mặt thanh niên lên đường nhập ngũ năm 2020.

Đại tá Nguyễn Trung Thành, Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên cho biết: Mục tiêu của đơn vị là không để xảy ra dịch trong lực lượng vũ trang trên địa bàn; phấn đấu phát hiện sớm các ca bệnh và xử lý kịp thời, giữ vững quân số khỏe, bảo đảm cho các đơn vị đủ sức mạnh chiến đấu, lao động, học tập trong mọi tình huống; sẵn sàng tham gia chống dịch bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch với 4 tình huống có thể xảy ra là: Chưa có trường hợp mắc bệnh; có trường hợp mắc bệnh trên địa bàn; phát hiện trường hợp viên phổi cấp lây từ người ngoài vào đơn vị và dịch bùng phát ra cộng đồng, cơ quan, đơn vị. Ở mỗi tình huống đều có phương án chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị; phối hợp với chính quyền các cấp và cơ quan y tế để xử lý. Đồng thời có các giải pháp theo từng giai đoạn của dịch, gồm: Cảnh báo dịch xuất hiện trên địa bàn tỉnh; khi xâm nhập vào các đơn vị quân đội [gồm khi xuất hiện và tình huống lây lan ra đơn vị].

Hiện nay, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô cấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện chế độ trực 24/24h và báo cáo tình hình hằng ngày. Đồng thời  tích cực, chủ động theo dõi, thực hiện các biện pháp dự phòng; kiểm tra rà soát, bổ sung nhân lực, thuốc, hóa chất, vật tư trang thiết bị của các tổ, đội sẵn sàng cơ động phòng chống dịch bệnh khi xảy ra tình huống.

Theo BaoThaiNguyen

Phương châm 4 tại chỗ được đưa ra nhằm giảm thiểu hậu quả của những thiên tai, trong bối cảnh Việt Nam là thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tại, nhất là các người dân ở miền trung. Với phương châm này người dân sẽ biết phải làm gì khi gặp thiên tai, biết chuẩn bị vật liệu gì cần thiết như thuyền, đồ ăn, đồ dùng y tế...

1. Phương châm 4 tại chỗ là gì?

Phương châm 4 tại chỗ có thể hiểu chung là mỗi hộ gia đình, mỗi địa phương cần phải tự chuẩn bị cho mình đầy đủ những gì cần thiết nhất để thực hiện việc phòng ngừa, ứng phó với thiên tai xảy ra ở địa phương tại bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu cứu trợ cho bản thân gia đình hoặc địa phương mình, sẵn sàng hỗ trợ các gia đình và địa phương khác trước khi các lực lượng bên ngoài đến hỗ trợ.

“Phương châm bốn tại chỗ” bao gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tự tại chỗ và hậu cần tại chỗ. 

2. Nguyên tắc áp dụng.

Để phát huy hiệu quả ở mức cao nhất, “Phương châm bốn tại chỗ” phải được thực hiện đồng thời cả bốn yếu tố và các yếu tố có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Nếu một trong số các yếu tố không được làm tốt thì kết quả cũng không đạt được như mong muốn.

Trong bốn yếu tố của “Phương châm bốn tại chỗ”, khi áp dụng không được tuyệt đối hóa vai trò của bất kỳ yếu tố nào và bốn yếu tố đều có tầm quan trọng như nhau, không yếu tố nào có thể quyết định được yếu tố nào.

3. Phòng chống lũ theo phương châm 4 tại chỗ.

3.1 Chỉ huy tại chỗ

Trước khi thiên tai xảy ra, người đứng đầu trong mỗi hộ gia đình phải dự tính trước những vấn đề có thể xảy ra đối với gia đình mình; kiểm tra, thống kê lại những phương tiện, vật tư, các nhu yếu phẩm thiết yếu đã có hoặc phải chuẩn bị thêm để đối phó với thiên tai, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong gia đình thực hiện chuẩn bị trước. Trong thiên tai người chỉ huy có nhiệm vụ chỉ đạo gia đình ứng phó với thiên tai như cứu hộ, cứu nạn những thành viên trong gia đình.

- Chủ động theo dõi sát sao tình hình thiên tai, điều kiện tự nhiên xã hội tại các cụm, tuyến dân cư trọng điểm trên địa bàn.

- Phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người trong gia đình.

- Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với những thành viên khác trong và ngoài gia đình 

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người nhà về thiên tai, cách thức phòng, chống.

- Chỉ đạo lên các phương án di dời hợp lý, phương tiện, thời điểm và hậu cần phục vụ công tác di dời trong những trường hợp khẩn cấp

- Trong thiên tai, người chỉ huy phải bám vào phương án đã xây dựng để ra quyết định tại chỗ theo tình hình thực tế

- Chủ động theo dõi sát sao tình hình thiên tai, các thành viên trong gia đình diện gặp nguy hiểm cần cứu nạn hoặc di dời khẩn cấp. 

- Chỉ đạo các lực lượng chuyên trách tiếp tục bám trụ tại địa bàn, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, kê kích các vật dụng gia đình,.. tham gia sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm, tham gia cứu người, tài sản, cứu hộ các công trình phòng, chống lụt bão đang bị sự cố,… 

- Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các thành viên khác, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn. 

- Chỉ đạo cung cấp lương thực, thuốc men, chăn màn quần áo cho dân tại các điểm sơ tán. 

- Chỉ đạo tiếp tục cập nhật nhu cầu cứu trợ lương thực, thuốc men v.v cho gia đònh và có phương án đối phó kịp thời, hiệu quả. 

- Tăng cường chỉ đạo khôi phục lại cuộc sống kể cả sản xuất, kinh doanh.

- Chỉ đạo khôi phục các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, điện, đường, trường, trạm trên địa bàn. 

- Chủ động phối kết hợp và yêu cầu trợ giúp từ bên ngoài như xã, huyện, các đội tình nguyện,...

3.2 Lực lượng tại chỗ 

Trong công tác phòng chống thiên tai, với các hộ gia đình thì lực lượng tại chỗ là những lao động chính, những người có sức khỏe, nhanh nhẹn để có thể ứng phó trong thiên tai, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng cho các thành viên trong gia đình và sẵn sàng hỗ trợ chính quyền địa phương khi cần huy động.

- Xác định các thành viên tham gia công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn và các lực lượng dự bị khi cần thiết. 

- Phân công và nhận nhiệm vụ cụ thể cho từng người, như ai để ý ai, số người tham gia, phương tiện vật tư cần thiết. 

- Nếu có điều kiện thì tích cực tập dượt, rèn luyện các kỹ năng phòng, chống thiên tai, cụ thể là cứu hộ, cứu nạn cần thiết trước khi nhận nhiệm vụ theo kế hoạch của địa phương

- Các lực lượng chuyên trách như điện lực, cung cấp nước, thông tin liên lạc thực hiện các phương án cụ thể đối phó với tình huống thiên tai.

- Tập trung, phân bổ các thành viên hỗ trợ di dời 

- Tiếp tục theo dõi thời thiết; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, phối hợp.

- Tiếp tục tìm kiếm lương thực, thuốc men v.v cho các thành viên nếu cần thiết. 

- Chủ động di chuyển về nhà; khắc phục nhà cửa, giếng nước, chuồng trại v.v cho dân; ổn định nơi ăn chốn ở.

- Nhanh chóng khôi phục các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, điện, đường, trường, trạm trên địa bàn. 

3.3 Phương tiện, vật tư tại chỗ

Yêu cầu mỗi hộ gia đình phải chuẩn bị các phương tiện cá nhân để có thể tự cứu hộ và tự di dời như thuyền, xuồng, ghe, bè, mảng v.v. và các thiết bị đảm bảo an toàn cho gia đình mình như áo phao, nơi tạm trú, tạm tránh v.v.

- Căn cứ tình hình thiên tai mà chủ động bố trí, dự phòng các loại phương tiện, vật tư cần thiết. 

- Lên danh sách các trang thiết bị, phương tiện, vật tư sẵn có, đồng thời có kế hoạch bổ sung nếu cần thiết.

- Kiểm tra chức năng hoạt động của các phương tiện và có phương án sửa chữa trước thiên tai.

Các bạn có thể xem các mẫu thuyền, áo phao tại đây nhé

- Huy động, linh hoạt sử dụng các phương tiện, vật tư đã lên danh sách từ trước. 

- Sẵn sàng các phương tiện cần thiết cho việc cứu hộ, cứu nạn các thành viên kịp thời, hiệu quả.

- Sử dụng các phương tiện, vật tư tại chỗ kết hợp với phương tiện cứu trợ khôi phục các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, điện, đường, trường, trạm trên địa bàn. 

- Huy động phương tiện, vật tư tại chỗ như: dọn dẹp cây cối, rác,.. xung quanh nơi ở

3.4 Hậu cần tại chỗ 

Từng hộ gia đình phải chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước sạch, chất đốt đảm bảo đủ dùng cho gia đình mình càng dài càng tốt [tương ứng với thời gian kéo dài của những trận lũ đã từng xảy ra ở địa phương] hoặc ít nhất cũng phải đảm bảo trong khoảng thời gian thiên tai xảy ra mà chưa có sự cứu trợ. 

- Chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, nước, dầu đèn và các vật dụng gia đình cần thiết. 

- Theo nguyên tắc thì lượng nước uống, lương thực phải đủ cho địa phương trong ít nhất là 07 ngày trong trường hợp khẩn cấp. 

- Phân bổ lương thực, thuốc men, và các vật dụng gia đình cần thiết cho các thành viên tại điểm sơ tán

- Tiếp tục theo dõi nắm tình hìnhcác thành viên cần cứu hộ khẩn cấp, nhu cầu thiết yếu của gia đình bám trụ lại điểm sơ tán

- Tiếp tục tìm kiếm, xin cứu trợ lương thực, thuốc men v.v cho thành viên gia đình nếu cần thiết. 

- Tìm phương án phục hồi sinh kế cho gia đình mình.

4. Một số phương tiện vật tư cần chuẩn bị mùa bão lũ.

Đây là vật dụng rất quan trọng trong mùa mưa lũ, vì rất có thể nước sẽ ngập lên rất cao. Trong trường hợp đó, dù bạn có biết bơi hay không biết bởi đều rất nguy hiểm nên phao sẽ cứu chúng ta không bị nhấn chìm trong nước.

Khi nước lên cao thì đây là phương tiện di chuyển chính chứ không phải là xe máy hay oto. Bạn sẽ cần di chuyển đến những nơi an toàn, di chuyển để tìm kiếm đồ ăn, nước uống và các hỗ trợ từ những người khác.

Về thức ăn, người dân nên chủ động chuẩn bị thêm đồ ăn, nên có cả đồ ăn khô vì trong trường hợp mưa lũ kéo dài điện sẽ bị cắt, cũng không thể đun nấu được. Còn sau khi bão lũ qua đi, người dân cũng nên chú ý vệ sinh, phân tách đồ ăn để tránh các trường hợp ngộ độc và bệnh dịch.

Một số loại đồ khô nên có trong ngày mưa bão bao gồm: cá khô, mỳ ăn liền, các loại đồ hộp như thịt hộp, cá hộp, xúc xích ăn liền, ruốc và các loại bánh mỳ, bánh ngọt, sữa đặc.

Trước tiên các gia đình nên có biện pháp trữ nước sạch trong bể, thùng, xô chậu ... phòng trường hợp bị cắt nước. Ngoài ra phải chuẩn bị nhiều nước uống đóng chai, nước quả đóng chai và sữa đóng hộp. Tất cả đều được bảo quản ở nơi khô ráo để khi cần thiết có thể dễ dàng sử dụng. Không nên để ở những nơi dễ bị ngập nước trong nhà. 

Đối với một người trong một ngày nên có ít nhất 3 lít nước, hoặc 45 lít nước cho một gia đình bốn người và tốt hơn hết bạn nên dự trữ nước uống trong thời gian ít nhất ba ngày đề phòng những trường hợp khẩn cấp [hãy đề phòng cả trường hợp bạn không thể đun nước uống]

Hi vọng với bài viết này, người dân sẽ hiểu hơn về phương châm 4 tại chỗ để giảm thiểu những thiệu hại do thiên tại như bão, lũ lụt,...

Video liên quan

Chủ Đề