Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra như thế nào

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh tại Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa Bền vững diễn ra sáng 14/5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.

Toàn cảnh phiên đối thoại.

Bà Phan Thị Mỹ Linh cho biết, sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị [năm 2009] lên khoảng 36,6% với 802 đô thị [năm 2016].

Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.

Tuy nhiên, như nhiều quốc gia đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt qua khả năng điều hành của chính quyền địa phương, phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dịch cư thiếu kiểm soát, chênh lệch giàu nghèo, liên kết đô thị- nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên....

Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao.

Cũng trong khoảng thời gian đó, kể từ khi thành lập năm 1989 đến nay, APEC với 21 nền kinh tế thành viên có dân số đô thị khoảng 1,8 tỷ người, chiếm 42% dân số của khối.

Các nền kinh tế thành viên APEC cũng đều nhận thấy rằng, việc quản lý quá trình chuyển đổi đô thị là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và khó khăn đối với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và dưới tác động của Biến đổi khí hậu.

Trước mối quan tâm chung đó, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức Đối thoại APEC 2017 về đô thị hóa bền vững nhằm để thảo luận các vấn đề quan trọng của đô thị hóa bền vững nhằm đề xuất các khuyến nghị chính sách hỗ trợ “Các thành phố trở nên an toàn, vững chắc và bền vững”, đây cũng là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trong giai đoạn 2016 – 2030.

Thứ Trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn- Chủ tịch SOM nhấn mạnh, cùng với xu thế đô thị hóa và vai trò quan trọng của đô thị hóa đối với phát triển kinh tế xã hội là các vấn đề và thách thức to lớn đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận quản lý và phát triển đô thị.

Theo ông Bùi Thanh Sơn, cùng với Việt Nam, các nền kinh tế thành viên APEC cần phải vạch ra được các chiến lược và giải pháp chung để hỗ trợ cho quá trình quản lý đô thị, giải quyết những vấn đề có liên quan và thúc đẩy sáng tạo hướng tới phát triển bền vững và bao trùm./.

Thứ sáu,25/08/2006 00:00

Xem với cỡ chữ

Như chúng ta đã biết: quy luật đô thị hoá là sự phát triển cùng chiều với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia hay mỗi miền đất nước. 1. Vài nét về quá trình đô thị hoá ở Việt Nam 1.1 Khái niệm về đô thị hoá: có nhiều cách định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tựu chung lại đó là một quá trình định cư của dân số nông nghiệp sang phi nông nghiệp, với những chỉ số biểu trưng như: tỷ số dân số đô thị tăng lên trong khi tỷ lệ dân số nông thôn giảm đi, sự mở rộng diện tích và không gian của các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới .

Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự. Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao.

1.2 Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta: là thấp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng nề tính bao cấp cùng với chiến tranh cho nên tốc độ đô thị hoá diễn ra rất chậm chạp kể từ thập kỷ 80 trở về trước. Có thời kỳ đô thị hoá bị âm tính do di dân và di tản dân cư đô thị về nông thôn. Không gian đô thị luôn có sự đan xen và phát triển theo kiểu "da báo" giữa đô thị và nông thôn.Do vậy tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống giữa đô thị-nông thôn khá rõ rệt và khác với nhiều nước. Đồng thời tạo ra tính bảo thủ, giằng dai giữa đô thị-nông thôn không phân biệt quá rõ ràng, lối sống nông thôn còn ngập tràn trong đô thị. Nông thôn có lúc còn "chế ngự đô thị". Do tốc độ đô thị hoá chậm nên tính thời gian cũng không mấy ý nghĩa, hàng thập kỷ trôi đi mà đô thị thì rất ít thay đổi.

1.3 Đô thị hoá thời kinh tế thị trường: thế rồi lịch sử đã chứng minh một chặng đường mới của thập kỷ 90-thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã chuyển đối cơ chế kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với sự đổi mới về quan hệ quốc tế mở rộng đa phương. Chính sự biến đổi cơ bản này đã kéo theo sự tăng tốc phát triển kinh tế- xã hội và đô thị hoá. Tuy nhiên mới chỉ ở mức độ đủ dung nạp mức tăng tự nhiên-tại chỗ là chủ yếu:1989: 18,5%; 1997: 20,5%; 1999: 23,6%. Nếu theo lý luận cơ bản của đô thị hoá Lý thuyết 3 Sektơ thì nước ta cũng chỉ ở mức đô thị hoá cuối thời kỳ văn minh nông nghiệp. Nhưng với những đặc điểm mới của thế giới được đánh giá chung là thời kỳ đô thị hoá công nghiệp hoá thứ 5 so với lịch sử đô thị hoá nói chung chịu tác động cảu nữhng đặc điểm chung là:
- Tăng trưởng kinh tế trí tuệ tri thức
- Vai trò văn hoá được đẩy mạnh trong công nghiệp hoá
- Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
- Thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu dân cư xã hội
- Xu hướng toàn cầu hoá và sự hội nhập
Chính vì những yếu tố mới này, các diễn biến của quá trình đô thị hoá cũng đã và đang cso sự thay đổi. Đặc biệt tính "hội nhập" so với những thập kỷ trước tác động tới đô thị hoá sẽ khá mạnh mẽ nếu xu hướng phát triển thuận lợi mà cụ thể là: thông qua các dự án kinh tế về phát triển nông nghiệp - công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đào tạo và hợp tác khoa học công nghệ, phát triển giao lưu văn hoá và thể dục thể thao... chắc chắn là những động lực cho phát triển kinh tế-xã hội và đô thị hoá ở nước ta vào thập kỷ tới, tốc độ sẽ nhanh chóng hơn hẳn thập kỷ 90. Điều đó không phải chỉ diễn ra ở đô thị mà cả nông thôn. Đầu tiên trong phạm vi từ các vùng ven đô thị lớn và sau đó là các vùng ảnh hưởng của các thành phố lớn, trên diện rộng có tính chất liên tỉnh, liên vùng đất nước.

2. Ảnh hưởng và tác động của đô thị hoá hiện nay tới làng xã-nông thôn

- Sự chuyển đổi kinh tế-xã hội, cơ cấu kinh tế
- Sự chuyển dịch dân cư nông thôn ra đô thị
- Sự chuyển biến không gian đô thị ra nông thôn
- Sự xâm nhập lối sống đô thị vào nông thôn và đồng thời diễn ra sự hội nhập của dân cư nông thôn vào lối sống đô thị
- Phát triển văn hoá, khoa học công nghệ và văn hoá dân tộc
- Tác động của môi trường sinh thái
- Tác động của việc thay đổi rang giới hành chính từ xã lên phường.

2.1 Hãy nhìn nhận một số vấn đề cụ thể cho thấy: sự phát triển đô thị lớn luôn gắn liền với quá trình đô thị hoá các làng xã vùng ven và các vùng có mật độ dân cư nông thôn tập trung dày đặc ở diện rộng như hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá làm biến đổi không gian do mở rộng các khu đô thị mới ra vùng đồng ruộng ven đô, đồng thưòi cũng ôm gọn trong lòng đô thị nhiều làng, xã nông nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tồn tại khá lâu dài. Đây là một tính chất phổ biến ở các đô thị lớn vùng đồng bằng sông Hồng. Với đặc thù của lối sống cộng đồng với một lịch sử lâu đời, quá trình đô thị hoá các làng xã là quá trình chuyển đối cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, xã hội và chuyển biến không gian phức tạp. Do vậy, chuyển đổi cấu trúc làng xã đang đô thị hoá là vấn đề lớn cần được quan tâm trong quá trình phát triển của đô thị giai đoạn tới.
a. Biến đổi nội tại hay biến đổi tại chỗ: những làng xã lọt vào đô thị đã có sự thay đổi lớn về cấu trúc dân cư, một bộ phận dân cư nông thôn thuộc làng xã được xác nhận với một khu vực dân cư đô thị mới được hình thành, tạo thành một đơn vị hành chính cơ sở. Một số làng xã bị chia cắt, di chuyển dân cư do tuyến giao thông đô thị được mở rộng như Phương Liệt, Thanh Nhàn Hà Nội. Như vậy dân cư nông thôn đã được đô thị hoá bởi sự thay đổi ranh giới hành chính. Số dân này trong quá trình dài cũng đã thay đổi nghề nghiệp, một bộ phận thành viên trong gia đình họ tồn tại làm ruộng nông nghiệp, đồng thưòi một số khác làm lao động phi nông nghiệp như; công nhân, thợ thủ công, thợ xây dựng, buôn bán nhỏ, thực phẩm truyền thống, giáo dục, dịch vụ y tế... Dân số làm nông nghiệp giảm dần và thành phần kinh tế phi nông nghiệp tăng lên.
b. Biến đổi dịch vụ chuyển dân cư, tìm kiếm việc làm trong nội thành, nội thị theo sự phát triển tự phát, tự do gọi là "di dân tự do"
- Đối với vùng ven đô thị lớn thì dịch chuyển dân cư theo kiểu "con lắc", đó là sự "đi đi-về về" của dân cư nông thôn và nội thành tìm kiếm việc làm, thật sự tạo ra việc làm như đi chợ, buôn bán nông sản thực phảm nhỏ, rau quả tươi, bánh trái, đồ ăn đặc sản, nội trợ gia đình thuê... tối lại trở về nhà.
- Đối với các khu vực nông thôn nằm trong vùng ảnh hưởng của các vùng thành phố lớn và thậm chí cả các vùng khó phát triển kinh tế và thu nhập, họ đa số là những người nghèo dịch chuyển dân cư ra thành phố lớn theo mùa vụ, cố định thường xuyên, nhiều trường hợp đã di chuyển lâu dài.
- Các dòng di dân hiện nay ở nước ta diễn ra khá mạnh mẽ chưa từng có đã cso dầu hiệu hiện tượng phổ biến giống các nước trong khu vực. Nó mang tính quy luật điều tiết của kinh tế thị trường, hoàn toàn khác với kiểu hoạch định, phân bố dân cư của nền kinh tế kế hoạhc hoá trước đây. Tính chất của nó là không thể ngăn cản bất kỳ một biện pháp hành chính cứng nhắc nào. Nó hoàn toàn có nhiều tác phong tích cực cho tiến trình đô thị hoá và tất nhiên có nhiều tác động tiêu cực kèm theo.
Vấn đề này đã đặt ra nhiều dự án, đề tài nghiên cứu nó và tìm ra các biện pháp mang tính định hướng cho nó tới những mục đích và những hiệu quả tốt hơn cho xã hội. Phải thừa nhận rằng; di dân tự do làm cho người nông dân, những người nghèo, những người thu nhập thấp tự tìm kiếm việc làm cho mình để có thu nhập tốt hơn nơi họ đang sống. Qua điều tra chúng ta thấy:
- Họ có tính năng động hơn, nhạy bén hơn và thông minh hơn trong cách làm ăn
- Họ tự tạo hoặc tự tìm việc làm chính là tự giải quyết sự phân công lao động, sinh thái kinh tế cân bằng động tự nhiên theo kiểu "cùng cần nhau" tránh bớt tình tạng thiếu việc làm hoặc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.
- Họ góp phần phát triển kinh tế đô thị. Tác động tiêu cực của di dân tự do chủ yếu là vấn đề qua stải và ô nhiễm môi trường đến trật tự an toàn giao thông và an ninh đô thị. Quản lý đô thị càng khó hơn.
- Một dòng dịch cư của người giàu, người khác giả từ các tỉnh về Hà Nội, Hải Phòng hay TP. Hồ Chí Minh là gửi con em về học sau đó mua đất, xây nhà, xin việc cho con tại đó cho đen khi bố mẹ nghỉ hưu có thể di chuyển cả nhà về đó.
- Chính trong quá trình dịch chuyển dân cư tự phát như đã nêu trên cũng đồng thời tạo ra ra sự xâm nhập lối sống đô thị vào người dân nông thôn và sự hội nhập của họ trong đô thị. Đó là sự biến đổi về chất với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với các thập kỷ trước.
Trước những thách thức của làn sóng di dân, chính quyền không thể dùng biện pháp cấm đoán, ngăn chặn mà chúng ta chỉ nên lái nó vào quỹ đạo sao cho chính quyền có thể kiểm soát và quản lý được nó.

2.2 Sự chuyển biến không gian đô thị tiến ra các vùng ngoại vi-vùng nông thôn
- Các làng xã ven đô qua quá trình đô thị hoá phát triển lấp đầy hoặc đan xen vùng bìa. Các làng xã đô thị hoá thường được bao bọc bởi các tuyến giao thông đo thị. Khu vực phía ngoài nhanh chóng bị lấp đầy bởi các dãy nhà ở chiếm chỗ có mật độ cao cùng với các công trình công cộng cảu thành phố trong đó có cả xí nghiệp sản xuất.
- Đồng thời bên trong khu dân cư làng xã cũng phát triển lấp đầy cho nhu cầu phát triển nhà ở của các hộ gia đình lớn. Hơn nữa dân đô thị hoặc người ngoại tỉnh cũng mua đất làm nhà tại các khu vực này. Bởi vậy đất vườn ruộng 5% và ao hồ trong làng xã được chia nhỏ để xây dựng nhà ở, mật độ xây dựng được tăng nhanh.
- Phát triển các khu đô thị mới tại các khu ven đô trước kia: như chúng ta đã biết Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác trong khoảng 5 năm gần đây đã tiến hành nhiều dự án xây dựng các khu đô thị mới tạo ra bộ mặt mới cho đô thị. Đồng thời các khu này đã đáp ứng dần dần các khu vực nội thành với mật độ quá cao, tạo môi trường thoáng đãng với đầy đủ tiện nghi và hạ tầng kỹ thuật, xã hội tốt. Những khu đô thị mới đang phát triển nhanh và mạnh hơn cũng góp phần tích cực tăng tốc độ đô thị hoá về không gian vật thể và chất lượng của nó. Hơn thế nữa, các khu đô thị mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các làng xã gần đó về lối sống đô thị và nhận thức văn hoá xã hội.
Sự phát triển không gian đô thị thông qua việc phát triển các đô thị vệ tinh mới hoặc hoặc các thị trấn thị xã là các đô thị mới. Hà Nội có chuỗi đô thị vệ tinh: Láng Hoà Lạc, Miếu Môn, Xuân Mai, Ba Đình... sự phát triển các khu đô thị mới nay tạo ra các khu công nghệ cao, công nghiệp chính sách, các khu vực NCKH đào tạo như Đại học quốc gia, các khu du lịch nghỉ mát gắn với làng văn hoá các dân tộc và rừng quốc gia Ba Vì, Suối Hai... là những việc lớn gia tăng tốc độ đô thị hoá, kèm theo sự phát triển của các vùng nông thôn trong khu vực đó và xung quanh. Đầu tiên là những tác động về đất đai, sau đó là cơ hội tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong khu vực. chính tại đây sẽ diễn ra sự chuyển biến và xâm nhập lối sống văn minh đô thị về nông thôn. Đó cũng là quá trình chuyển biến về chất sang biến đổi về lượng của quá trình đô thị hoá vào những năm tới.

3. Sự hội nhập quốc gia và quốc tế chính là đẩy mạnh văn hoá truyền thống

Nói tới sự hội nhập không có nghĩa là "hoà đồng" hoặc "hoà tan" mà chính là mà chính là sự hội nhập lại là nhân tố thức đẩy sự phát triển tinh hoa của mỗi dân tộc. Bởi vì hội nhập thì phải giao lưu trao đổi giữa vùng này với vùng kia, giữa đô thị này với đô thị khác trong phạm vi quốc gia và giữa nước này với nước khác trong phạm vi quốc tế. Chính vì vậy, mỗi bên phải có cải riêng của mình, cái độc đáo khác người mới tạo ra sự hấp dẫn khi giao lưu, trao đổi, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh kiến trúc quy hoạch như chúng ta thường mong muốn và nêu tới nhiều lần "Một nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc" và đó mới chỉ là một điểm trong văn hoá truyền thống. Ngoài ra còn có cơ hội phát triển nhiều mặt khác, ẩn tàng trong lòng các làng xã nông thôn và ngày nay đang được khai thác và khôi phục trở lại như: văn hoá ẩm thực, thủ công mỹ nghệ, hoa quả nông sản, đặc sản, rau tươi từ các làng xã ngoại thành, văn hoá văn nghệ từ các vùng nông thôn đặc biệt, kiến trúc đền chùa, nhà ở nông thôn khắp mọi miền đất nước.

PGS.TS Tô Thị Minh Thông
Nguồn tin: Hội thảo khoa học Viện Quy hoạch đô thị nông thôn

Video liên quan

Chủ Đề