Cấp visa là gì

Visa [thị thực nhập cảnh] là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn [hoặc một người nào đó] được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần.

Có những loại visa nào?

Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như Cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng...

Visa không di dân: Dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, tạm thời gồm các loại sau:

- Du lịch

- Công tác, làm việc.

- Kinh doanh.

- Điều trị, chữa bệnh.

- Lao động thời vụ.

- Học tập.

- Các chương trình trao đổi.

- Ngoại giao, chính trị.

Những ai sẽ cần Visa ?

Trừ các nước Đông Nam Á và một số quốc gia đặc biệt có chính sách miễn trừ visa nhập cảnh [bạn có thể xem danh sách tại đây] thì tất cả công dân Việt Nam nói chung khi đến một quốc gia bất kì đều bắt buộc phải được lãnh sự quán nước đó cấp thị thực nhập cảnh.

2. Passport là gì ?

Passport [hay còn gọi là hộ chiếu ] là giấy chứng nhận do chính phủ một nước cấp [ở đây là Việt Nam] để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.

Hiện tại có 3 loại passport thông dụng:

- Loại phổ thông [Popular Passport] : Được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.

- Hộ chiếu công vụ [Official Passport]: Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.

- Hộ chiếu ngoại giao [Diplomatic Passport]: Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.

Sự khác nhau giữa Visa và Passport:

Nói đơn giản, Passport [hộ chiếu] là giấy tờ được cơ quan thẩm quyền cấp cho công dân nước mình, trong khi đó Visa là loại giấy tờ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó.

Ví dụ: Bạn muốn nhập cảnh sang Mỹ để du lịch trong thời gian là 1 tháng thì cần phải có 2 loại giấy tờ

- Passport do chính phủ Việt Nam cấp xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại.

- Visa do chính phủ Mỹ cấp xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước họ du lịch.

Passport có trước, visa có sau, nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa.

3. Thủ tục xin cấp Visa và làm Passport

Thủ tục xin cấp Visa:

Đối với người Việt Nam muốn xin visa ra nước ngoài: Thủ tục cấp visa tùy theo quy định của quốc gia mà bạn muốn đến, bạn có thể liên hệ với đại sứ quán quốc gia đó hoặc các công ty dịch vụ để được tư vấn thủ tục cụ thể.

Đối với người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam: Người đó phải nằm trong các nước được miễn thị thực nhập cảnh hoặc có visa do đại sứ quán Việt Nam ở nước người đó cư ngụ cấp phép [Ví dụ bạn ở Mỹ muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có visa do lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ cấp phép].

Việc xét bạn có đủ điều kiện để được cấp visa hay không được quyết định ngay tại thời điểm bạn phỏng vấn xin visa. Đây là yếu tố quan trọng nhất nên hãy chuẩn bị mọi thứ thật đầy đủ trước khi vào phỏng vấn.

Tuyệt đối cung cấp thông tin chính xác, đúng sự thật, nếu không bạn sẽ bị hủy bỏ hồ sơ hoặc nặng hơn bị cấm vĩnh viễn đến quốc gia đó.

Lựa chọn các dịch vụ trung gian uy tín và nhiều kinh nghiệm để hạn chế sai sót về giấy tờ và thời gian của bạn.


Thủ tục làm Passport:

- CMND có thời hạn không hơn 10 năm kể từ ngày cấp.

- Hổ khẩu thành phố hoặc KT3 đối với các bạn ở tỉnh.

- 4 tấm hình 4x6 dành cho Passport [nền màu trắng], đến tiệm chụp hình và bảo họ chụp hình làm passport là được.

- Địa chỉ mới của phòng xuất nhập cảnh Thành Phố :  196 Nguyễn Thị Minh Khai [phường 6, quận 3]. Các bạn sẽ được tư vấn và hướng dẫn đầy đủ.

- Khi mua hồ sơ, nên mua thêm 1-2 bộ đề phòng trường hợp viết sai phải viết lại, bên trong tập hồ sơ có hướng dẫn, đọc kỹ trước khi bắt đầu điền bất kỳ thông tin gì.

- Sau khi nộp hồ sơ, bạn chỉ cần ngồi chờ đến lượt. Sau khi trả lời vài câu hỏi bạn sẽ lấy phiếu hẹn và nộp tiền lệ phí.

- Đến lấy passport đúng lịch hẹn.

- Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, bé phải được chứng thực của điạ phương nơi đang cư ngụ, bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh 4x6.

Skip to content

Visa là gì? Visa khác gì với hộ chiếu [Passport]? Tại sao muốn ra nước ngoài để học tập, du lịch hay công tác, visa lại là điều kiện bắt buộc phải có? Tất cả những câu hỏi, thắc mắc xung quanh vấn đề visa sẽ được INDEC giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Visa là gì?

Visa [hay còn gọi là “thị thực” hoặc “thị thực nhập cảnh”] là giấy chứng nhận của Chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài, cho phép người nước ngoài nhập cảnh trong một khoảng thời gian nhất định.

Visa [Thị thực] và Passport [Hộ chiếu] khác nhau như thế nào?

Passport [hay còn gọi là “hộ chiếu”] do một chính phủ cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài.

Hộ chiếu có trước và visa có sau. Hộ chiếu là một trong những tài liệu quan trọng nhất để được cấp visa. Nếu không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. Trên thế giới hiện nay, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có áp dụng việc cấp visa rời. Tuy nhiên, dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.

Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài [nước cấp visa]. Ngược lại, hộ chiếu thì ngoài mục đích sử dụng khi xin visa xuất cảnh thì còn được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế CMND.

Như vậy, nếu bạn muốn nhập cảnh vào một quốc gia khác thì bắt buộc phải có 2 loại giấy tờ: Hộ chiếu và Visa

>>> Xem thêm: Phỏng vấn visa: Xử gọn 3 câu hỏi phỏng vấn visa “kinh điển”

Khi nào công dân Việt Nam cần phải xin visa?

Việc xin visa sẽ diễn ra khi một người nào đó muốn nhập cảnh vào một quốc gia khác, mà tại quốc gia đó chưa có chính sách miễn visa cho công dân Việt Nam.
Hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu công dân Việt Nam phải có visa nhập cảnh nếu muốn du lịch, học tập hay làm việc tại quốc gia đó. Chỉ trừ một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, châu Mỹ và châu Đại Dương đang có chính sách miễn visa, danh sách cụ thể bao gồm:

Danh sách các quốc gia miễn visa cho Việt Nam:

Châu lục Quốc gia Thời gian lưu trú Điều kiện đi kèm
Châu Á

Singapore

< 30 ngày

Có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác

Thái Lan

< 30 ngày

Lào

< 30 ngày

Campuchia

< 30 ngày

Indonesia

< 30 ngày

Malaysia

< 30 ngày

Brunei

< 14 ngày

Philippines

< 21 ngày

Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng


Có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

Myanmar

< 14 ngày

Châu Mỹ

Panama

< 180 ngày

Mục đích du lịch, có thẻ du lịch [Tourist card]

Ecuador

< 90 ngày

Haiti

< 90 ngày

Có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác

Turks and Caicos

< 30 ngày

Có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác

Saint Vincent and the Grenadines

< 30 ngày

Dominica

< 21 ngày

Châu Đại Dương

Liên bang Micronesia

< 30 ngày

Phân loại visa

Visa thường được chia thành 2 loại chính:

Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như Cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng…
Visa không di dân: Dùng để nhập cảnh tạm thời tại một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, gồm các loại sau:

  • Du học
  • Du lịch
  • Công tác, làm việc
  • Kinh doanh
  • Điều trị, chữa bệnh
  • Lao động thời vụ
  • Các chương trình trao đổi
  • Ngoại giao, chính trị

Trên visa có những thông tin gì?

  • Họ tên của người được cấp visa
  • Số hộ chiếu
  • Ngày tháng năm sinh
  • Quốc tịch
  • Loại visa
  • Ngày visa bắt đầu có hiệu lực
  • Ngày visa hết hiệu lực
  • Số lần nhập cảnh trong thời hạn visa
  • Số ngày tối đa được phép lưu trú

3 câu hỏi phỏng vấn visa kinh điển

Vì sao bạn lựa chọn du học đất nước X?

Đây là câu hỏi thường được hỏi nhất trong các buổi phỏng vấn xin cấp thị thực. Rất nhiều học sinh không thuyết phục được nhân viên phỏng vấn bởi câu trả lời bao hàm quá nhiều thông tin thừa và không cần thiết, không nhắm đúng trọng tâm những điều mà nhân viên lãnh sự quán kì vọng sẽ được nghe. Vậy, họ kì vọng những thông tin gì ở câu trả lời của bạn?

Điều đầu tiên cần lưu ý là bạn không nên học thuộc lòng, câu trả lời của bạn sẽ trở nên vô cùng cứng nhắc. Hãy nói những điều mình muốn thể hiện một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Bên cạnh đó, hãy chỉ nói những điều bạn thật lòng muốn nói, bạn cần thuyết phục nhân viên rằng học tập tại đất nước này sẽ đảm bảo tương lai tốt nhất dành cho bạn và để họ cảm nhận được điều đó qua niềm đam mê thể hiện trong câu trả lời của bạn. Nhân viên chủ yếu chờ đợi một vài điểm chính cho thấy bạn có sự hứng thú, yêu thích với việc học tập tại đất nước này.

Một vài lời khuyên dành cho bạn:

  • Đừng cố gắng học thuộc câu trả lời
  • Đảm bảo trả lời một cách tự nhiên và tràn đầy nhiệt huyết
  • Cố gắng trả lời thật ngắn gọn và cụ thể, bám vào ý chính. Nhân viên lãnh sự quán thường không đánh giá cao những câu trả lời dài chỉ cho một câu hỏi duy nhất.
  • Nếu nhân viên lãnh sự quán trông có vẻ không bị thuyết phục bởi câu trả lời của bạn, hãy cố gắng đưa thêm chi tiết và bằng chứng cho thấy nước X có những nguồn tài nguyên tốt nhất có thể giúp bạn phát triển tốt hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp bạn lựa chọn.
  • Nhấn mạnh việc học tập tại nước X cũng giúp bạn nâng cao kinh nghiệm giáo dục đại học trên phương diện văn hoá

Vì sao bạn lựa chọn học trường đại học này?

Trong tất cả các trường đại học bạn đã “rải đơn” và nhận được thư mời học, bạn sẽ lựa chọn trường mà mình yêu thích và giúp bạn phát triển tốt nhất. Nhân viên lãnh sự quán sẽ muốn biết lí do mà bạn lựa chọn ngôi trường đó là gì: Ngôi trường này cung cấp cho bạn những gì và liệu bạn có một lí do thực sự chắc chắn và chính đáng để theo đuổi ngành học mơ ước tại ngôi trường đó hay không. Họ muốn đánh giá xem liệu bạn có phải là một sinh viên có đủ điều kiện học tập tại đất nước này và có tiềm năng phát triển hay không.

Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kĩ lưỡng về trường mình học và đưa ra câu trả lời đầy thuyết phục thể hiện sự hứng thú của bản thân với trường cũng như niềm đam mê với ngành học tại trường đó, tại sao phải là trường này mà không phải là các trường khác.

Lời khuyên dành cho bạn:

  • Bạn có thể đưa ra vài chi tiết về khu học xá và cơ sở vật chất của trường
  • Bạn nên thể hiện được rằng lựa chọn trường đại học này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của bản thân trong tương lai
  • Bạn cũng nên có hiểu biết về khu vực trường đại học mình lựa chọn toạ lạc
  • Nghiên cứu kĩ càng về trường cũng chứng minh với nhân viên lãnh sự sự nghiêm túc, hiểu biết và chú trọng của bạn tới trường
  • Biết tên một vài giáo sư trong trường cũng là một lợi thế

Kế hoạch sau khi tốt nghiệp của bạn là gì?

Trường hợp học sinh bị từ chối cấp thị thực do không thể giải thích rõ được việc mình sẽ quay về nước sau khi tốt nghiệp rất thường xuyên xảy ra. Bạn cần thuyết phục nhân viên lãnh sự rằng mình không có kế hoạch tiến tới định cư tại đây mà chỉ đến học rồi quay về nước sau khi hoàn thành việc học. Hãy chứng minh với nhân viên lãnh sự quán bạn có những mối liên hệ ràng buộc và nghĩa vụ cần thực hiện với gia đình, tài sản hay sự nghiệp tại nước nhà, đảm bảo bạn sẽ quay về nước sau khi kết thúc thời hạn du học.

Lời khuyên dành cho bạn:

  • Tự tin khi trả lời. Đừng lúng túng trong dự định quay trở về nước sau khi tốt nghiệp
  • Sử dụng số liệu chứng minh ngành học bạn lựa chọn đang có xu hướng phát triển tại đất nước của bạn và việc du học sẽ có lợi như thế nào với sự nghiệp của bạn. Hãy nghiên cứu một chút về những thông tin và số liệu về tỉ lệ nghề nghiệp ở nước nhà.
  • Thuyết phục nhân viên lãnh sự quán với nhiệt huyết của một người đi du học chứ không phải để định cư. Nói về sự phát triển của nền kinh tế cũng có thể sử dụng làm bằng chứng.
  • Việc giúp nhân viên lãnh sự quán nhận thấy được đam mê với nghề nghiệp tại nước nhà của bạn là rất quan trọng.

Cuối cùng, hãy tự tin và đừng lo lắng! Luôn giao tiếp bằng ánh mắt trong suốt buổi phỏng vấn và luôn nở nụ cười trên môi. Hãy nhớ, tự tin, lịch sự, nhiệt huyết, chân thành và khôn ngoan!

Tạm kết

Trên đây là tổng quan những thông tin cơ bản cần nắm rõ về vấn đề visa [thị thực]. Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề xin visa định cư, du học, công tác, thăm thân… xin vui lòng liên hệ INDEC để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

____________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: Tòa nhà INDEC, ngõ 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024 7305 3355

Facebook: Du học cùng INDEC

Video liên quan

Chủ Đề