Mì tươi bảo quản được bao lâu

Để làm cho không khí bữa ăn gia đình thêm mới mẻ và hấp dẫn, đã có không ít chị em nội trợ lựa chọn mì tươi để làm nên các món ăn thơm ngon khó cưỡng. Mì không là một nguyên liệu phổ biến có thể tìm kiếm ở các cửa hàng mà cách bảo quản cũng như cách nấu vô cùng đơn giản. Đặc biệt, mọi lứa tuổi của các thành viên trong gia đình đều phù hợp với các món ăn từ mì.

Bạn đang xem: Cách bảo quản mì tươi

Mì tươi được chế biến như thế nào?

Mì tươi dễ dàng được nhận biết so với bún hoặc bánh phở bởi hình dáng sợi tròn và sắc vàng đặc trưng vô cùng bắt mắt. Khi ăn, các sợi mì dai dai vô cùng kích thích vị giác khi được chế biến kết hợp cùng các nguyên liệu khác. Để có được những sợi mì vàng óng không quá khó, tuy nhiên sẽ đòi hỏi sự khéo léo của người thực hiện ở công đoạn nhồi bột. Bởi đó là một công đoạn quyết định sự thơm ngon của mì.

Tham khảo công thức được chia sẻ ngay sau đây, bạn cũng có thể tự tay thực hiện ngay tại nhà. Các công đoạn để làm mì tươi gồm có:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 400 gam bột mì, 3 đến 4 quả trứng vịt, nửa muỗng cà phê bột nghệ, dầu ăn, 200 ml nước lọc cùng nửa muỗng cà phê muối.

Bước 2: Khi đã có đầy đủ các nguyên liệu, cùng bắt đầu làm mì với công đoạn chuẩn bị bột. Bạn mang 300 gam bột mì đã chuẩn bị cho vào một chiếc tô lớn cùng với muối và bột nghệ rồi trộn đều tất cả lên. Tiếp theo, tạo một cái lỗ ngay vị trí ở giữa tô và tiếp tục cho trứng vịt vào.

Bước 3: Lấp dần phần bộ vào lỗ từ từ và cho thêm một ít nước lọc để bột không bị khô. Sau đó, bạn nhào bột thật kỹ cho đến khi trở thành một khối mịn và có độ dẻo. Rồi bột sẽ được mang đi ủ trong vòng 30 phút để đạt đến độ nở nhất định.

Nhào bột càng mịn và dẻo thì mì tươi thành phẩm sẽ dai hơn

Bước 4: Tiếp theo bạn sẽ thực hiện đến phần cán bột, tuy nhiên trước khi cán bột cần lưu ý nhào bột lại một lần nữa để thật mịn và nhớ cho một lớp bột khô lên mặt phẳng nơi dùng để cán sẽ giúp bột không bị dính.

Công đoạn cán bột cần thực hiện lại nhiều lần

Bước 5: Liên tục thực hiện thao tác cán bột thật mỏng, gập lại và tiếp tục cán lại. Cuối cùng khi thấy bột đã thật dẻo thì mang đi cắt thành từng sợi mỏng với kích thước phù hợp. Vậy là bạn đã có ngay nguyên liệu mì tươi sẵn sàng cho các món ăn ngon miệng.

Các vắt mì tươi thành phẩm

Cách bảo quản mì tươi ngay tại nhà

Khi sử dụng mì tươi cách bảo quản cũng là một điểm quan trọng để khi thành phẩm các món ăn, mì giữ được trọn vẹn chất lượng như ban đầu. Bảo quản mì tươi không tốt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn. Trong các trường hợp xấu hơn khi các loại vi khuẩn sinh sôi còn gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần bỏ túi ngay một số lưu ý trong quá trình bảo quản mì.

– Vị trí tốt nhất được dùng để bảo quản mì là tủ lạnh. Cách thông thường nhất mà nhiều người lựa chọn để bảo quản mì cho đến khi sử dụng là để ngay trong bếp. Nhưng đây hoàn toàn là một phương pháp sai khi có thể tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn xấu phát triển. Để mì tươi trong tủ lạnh sẽ giúp bạn hạn chế được điều đó và chất lượng mì về hình dáng, hương vị khi dùng vẫn còn nguyên vẹn.

Nên bảo quản mì tươi trong tủ lạnh

– Khi mua mì, bạn cần kiểm tra ngay thời hạn sử dụng và hạn sử dụng tốt nhất kèm theo hướng dẫn về việc dự trữ và nấu được ghi trên gói. Đó là những thông tin quan trọng để bạn có cách dùng phù hợp với nguyên liệu này.

– Trường hợp sau khi cho mì vào tủ lạnh lấy ra sẽ bị cứng lại, bạn có thể xử lý nhanh bằng cách trụng sơ qua nước sôi để mì lấy lại độ dẻo ban đầu. Ở bước này nên thực hiện thật khéo để mì tươi không bị đứt hay nhão vì để quá lâu với nước.

– Mặc dù tủ lạnh được xem là một nơi hoàn hảo cho việc bảo quản mì nhưng có một số loại mì đã được bỏ trong bao bì hút chân không thì vẫn để được trong điều kiện bình thường mà không sợ bị hư.

Chỉ cần thực hiện theo đúng các cách này trong quá trình bảo quản mì tươi, bạn sẽ không cần phải lo lắng vì việc mì bị hư hỏng. Nhưng trước khi dùng, bạn nên kiểm tra chất lượng một lần nữa để đảm bảo cho sức khỏe của mọi người khi dùng mì.

Gợi ý 3 món ngon với mì tươi đổi vị cho 3 bữa ăn chính trong ngày

Mì tươi có thể được chế biến theo nhiều cách thức khác nhau như xào hay dùng kèm với nước dùng đều được. Nếu chưa có ý tưởng nào cho các món ăn với nguyên liệu này thì hãy chọn ngay một trong ba công thức đơn giản bên dưới.

Cách nấu mì bò kho ngon đúng điệu chỉ trong 6 bước

Bò kho không còn là một cái tên xa lạ trong nền ẩm thực Việt Nam bởi có thể thay thế cho bất kỳ bữa ăn nào trong ngày từ sáng, trưa đến chiều. Chắc chắn không ai có thể từ chối hương vị đậm đà của thịt bò được kết hợp nước dùng béo ngậy và sợi mì tươi thơm và dai dai. Các bước để nấu lại vô cùng đơn giản chỉ gồm 6 bước sau đây.

Món mì bò kho hấp dẫn chỉ sau 6 bước chế biến

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 500g thịt bò, 200ml nước cốt dừa, 2 gói gia vị làm bò kho, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, nửa củ hành tây, sả cây, sả băm, hành tím, tỏi, gia vị, rau sống và không thể thiếu mì.

Bước 2: sơ chế các loại rau củ quả. Cà rốt và củ cải trắng đều gọt vỏ, và cắt thành từng khoanh; hành tây đem đi bổ múi cau.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Tạo Web Miễn Phí Trong 5 Phút, Làm Thế Nào Để Tạo Trang Web

Bước 3: Ướp các nguyên liệu gồm có thịt bò, cà rốt và củ cải cùng với sả băm, tỏi băm, gia vị bò kho, muối, bột nêm, đường, tiêu. Trộn đều tất cả các thành phần và để trong 1 tiếng cho thấm đều toàn bộ gia vị.

Bước 4: Đặt một chiếc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đảo sơ hành tây. Đến khi thấy các múi hành trong thì tiếp tục hỗn hợp thịt đã ướp vào xào đều tay để thịt săn lại.

Bước 5: Lần lượt cho tiếp 2 lít nước, nước cốt dừa, sả cây và nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Hầm liên tục trong khoảng thời gian 2 tiếng để thịt bò mềm là bạn đã có một nồi bò kho thơm lừng khắp gian bếp.

Bước 6: Trong quá trình chờ bò kho chín, bạn có thể tiến hành trụng sơ lại phần mì tươi được bảo quản trong tủ lạnh. Bò đã nấu xong, cho vào tô mì và bỏ một ít rau sống lên trên là có thể bày ngay lên bàn để tất cả mọi người cùng thưởng thức.

Cách nấu mì vịt tiềm chuẩn hương vị người hoa

Mì vịt tiềm được biết đến là một món ăn trứ danh của người hoa. Để thực hiện món ăn này ngay tại nhà, bạn có thể thực hiện theo công thức sau:

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 500g thịt vịt, 80g nấm đông cô, 5g thanh quế, 10g cam thảo, 300g xương heo, 2 cái hoa hồi, 5g đinh hương, 300g cải thìa, 1 củ gừng, mì tươi và một số gia vị [rượu trắng, dầu ăn, nước tương, hạt nêm, tiêu, đường trắng].

Bước 2: Sơ chế phần thịt vịt đã chuẩn bị, khử sạch mùi hôi bằng gừng và rượu trắng rồi mang đi ướp cùng với 20g hạt nêm, 60ml nước tương, 5g tiêu và 60g đường. Trộn đều hỗn hợp và để trong 15 phút cho thấm toàn bộ gia vị. Sau đó mang chiên sơ để khi nấu vịt không bở.

Bước 3: Mang nấm đông cô và cải thìa đi rửa sạch. Sau đó nấm được cắt bỏ phần gốc và cải thìa sẽ chỉ chọn phần góc cho món ăn này. Riêng cải thảo tiếp tục đem đi trụng sơ trong 1 phút và để cho ráo nước.

Bước 4: Luộc sơ xương heo bằng cách cho vào nồi nước đun sôi nhanh trong 5 phút. Khi thấy các bọt bẩn được nhả ra thì mang đi đổ và rửa sạch lại xương heo.

Bước 5: Bắt đầu hầm nước dùng bạn cho phần thảo mộc và gừng vào nồi rang nóng trước. Tiếp theo đổ 1,5 lít nước vào nồi và cho xương heo vào hầm trong 45 phút. Sau đó, chỉ lược lấy phần nước để tiếp tục hầm với thịt vịt, nấm đông cô và nêm gia vị vào gồm nước tương, hạt nêm và đường cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cuối cùng là cách thưởng thức đúng chuẩn người Hoa, cho mì tươi vào tô và xếp cải thìa lên trên. Sau đó mới múc phần nước dùng vịt tiềm vào đầy tô mì và dùng ngay lập tức khi món ăn còn nghi ngút khói.

Món mì vịt tiềm đúng chuẩn người Hoa

Cách nấu mì sủi cảo chuẩn hương chuẩn vị

Bạn sẽ có ngay một tô mì có hương vị đặc trưng với sợi mì tươi dai dai cùng sủi cảo nhân tôm thịt hấp dẫn và nước dùng đậm đà khi thực hiện ngay với công thức sau.

Món mì sủi cảo thơm ngon hấp dẫn

Bước 1: chuẩn bị phần nguyên liệu cho món ăn gồm có mì, 1 gói vỏ sủi cảo, 2 củ năng, 1 quả trứng, 200g thịt, 150g tôm, tinh bột bắp, rượu vang, hạt tiêu, dầu mè, 20ml giấm đỏ, 1 lít nước dùng hầm từ xương [được chuẩn bị trước], hẹ.

Bước 2: Lần lượt sơ chế các nguyên liệu, trước tiên bạn chần sơ thịt để bỏ mùi hôi. Sau đó mang rửa sạch lại với nước và băm nhuyễn. Phần tôm mang rửa sạch, bóc vỏ và băm nhuyễn. Tương tự, củ năng gọt vỏ và cắt nhỏ.

Bước 3: Cho các nguyên liệu gồm tôm, thịt và củ năng vào một cái tô để ướp cùng các gia vị gồm đường, nước tương, bột bắp, dầu mè, rượu vang, hạt tiêu cùng 1 quả trứng. trộn đều và để 10 phút cho thật thấm gia vị.

Bước 4: Gói các viên sủi cảo với phần vỏ và nhân đã chuẩn bị. Sau khi gói xong mang luộc sủi cảo với nước sôi cho đến khi toàn bộ nổi lên trên mặt nước là đã chín. Tuong tự, mì tươi cũng mang đi trụng sơ qua nước sôi và xếp cà mì và sủi cảo vào tô.

Bước 5: Đun sôi lại phần nước dùng đã chuẩn bị, trụng sơ hẹ rồi xếp lên tô mì đã để sẵn. Cuối cùng chỉ cần chan nước dùng và cho thêm một ít tiêu là bạn đã hoàn thành xong món ăn này.

Sự đa dạng trong cách chế biến món ăn từ mì tươi giúp bạn không cần phải suy nghĩ hôm nay ăn gì. Đến ngay thực phẩm Đồng Xanh để chọn ngay những vắt mì chất lượng cũng như các nguyên liệu khác để nhanh chóng trổ tài vào bếp. Đồng Xanh với việc cung cấp đa dạng các nguyên liệu từ rau, củ, quả đến bún, phở hay mì, … sẽ giúp bạn thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian hơn trong khâu chuẩn bị nguyên liệu.

Video liên quan

Chủ Đề