Tại sao người mất lại chảy nước mắt

Bạn có thể chảy nước mắt khi cảm động, vui mừng, đau lòng, tổn thương… là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn hay chảy nước mắt sống không rõ nguyên nhân thì liệu đây có phải là một tình trạng đáng lo ngại?

Chảy nước mắt sống là một tình trạng không hề hiếm gặp. Những hiểu biết về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này sẽ giúp bạn tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Hello Bacsi sẽ cùng bạn điểm qua một số vấn đề cần quan tâm quanh triệu chứng chảy nước mắt sống này nhé!

Nước mắt sống là gì?

Nước mắt sống là tình trạng nước mắt chảy tràn trên mặt bạn mà không rõ nguyên nhân.

Về bản chất, nước mắt được sinh ra có nhiệm vụ giữ ẩm, đồng thời làm sạch bề mặt nhãn cầu, giúp bạn nhìn rõ hơn. Thông thường, nước mắt sau khi sinh ra sẽ được dồn về góc trong mắt rồi được dẫn vào lệ đạo rồi xuống mũi. Vì lý do nào đó mà bạn bị tắc lệ đạo sẽ gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống.

Hiện tượng chảy nước mắt sống có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn cả là ở trẻ em dưới 12 tháng và những người trên 60 tuổi. Tình trạng mắt hay chảy nước mắt sống có thể chỉ xảy ra ở một mắt hay cả hai bên mắt.

Hay chảy nước mắt sống là bệnh gì?

Nguyên nhân chính gây chảy nước mắt là tắc tuyến lệ và mắt sản xuất quá nhiều nước mắt.

1. Chảy nước mắt do tắc tuyến lệ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mắt sống ở trẻ em và người lớn là do tuyến lệ bị bít tắc hay quá hẹp. Hẹp tuyến lệ có thể dẫn đến tình trạng sưng hoặc viêm ở mắt. Đa số trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt sống và sẽ tự hết sau vài tuần khi tuyến lệ đã phát triển hoàn thiện.

Nếu tuyến lệ bị hẹp hoặc bị chặn, nước mắt sẽ không thể chảy ra và lâu ngày sẽ tích tụ trong túi nước mắt. Nước mắt ứ đọng trong túi nước mắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến viêm bên phần mũi ngay cạnh mắt.

2. Mắt sản xuất quá nhiều nước mắt

Mắt khi bị kích thích có thể tiết ra nhiều nước mắt hơn bình thường, khiến bạn tự nhiên bị chảy nước mắt sống. Các kích ứng sau đây có thể là nguyên nhân khiến mắt sản xuất nhiều nước mắt hơn mức bình thường:

  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Viêm kết mạc nhiễm trùng
  • Vết thương hay vết xước ở mắt
  • Một số chất như khói thuốc, hành tây
  • Lộn mí – mí mắt dưới bị lộn ra phía ngoài
  • Lông quặm – hiện tượng lông mi mọc quặp vào trong mắt

Trong một số trường hợp, trong nước mắt có thể chứa lượng chất béo lipid cao. Điều này sẽ khiến mắt càng trở nên khó chịu và làm mắt sản xuất nhiều nước mắt hơn.

3. Nguyên nhân khác

Một số tình trạng bên dưới cũng là nguyên nhân khiến bạn hay chảy nước mắt sống:

  • Khô mắt
  • Viêm bờ mi mãn tính
  • Bệnh liệt mặt [Bell’s palsy]
  • Dị ứng, đặc biệt là dị ứng hoa cỏ
  • Viêm giác mạc – nhiễm trùng giác mạc
  • Loét giác mạc – vết loét mở hình thành trên mắt
  • Tác dụng phụ gây ra bởi một số loại thuốc điều trị

Các giải pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân bạn bị chảy nước mắt. Tùy vào các nguyên nhân sẽ có các giải pháp điều trị cụ thể:

Kích ứng: Nếu bạn chảy nước mắt sống do viêm kết mạc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xem xét trong vòng một tuần để xem các triệu chứng có đỡ hơn không rồi sau đó mới kê thuốc kháng sinh.

Lông mọc quặm: Cách điều trị quặm mi dưới thường là nhỏ nước mắt nhân tạo để kéo dài mi. Nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật rút ngắn mi để điều trị nhão mi phối hợp với tạo lại chỗ bám của cơ kéo mi dưới để loại trừ tác nhân gây co quắp.

Lộn mí: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp gây tê cục bộ, khi đó phần da và cơ xung quanh mắt sẽ được căng lại. Một số trường hợp nghiêm trọng thì bạn sẽ phải tiến hành các phẫu thuật tạo hình phức tạp khác.

Tắc tuyến lệ: Phương pháp điều trị tối ưu là phẫu thuật tiếp khẩu túi lệ mũi, nghĩa là tạo một ra đường thoát mới giúp nước mắt chảy vào mũi trở lại.

Nếu thường xuyên bị đỏ mắt, suy giảm thị lực, đau và sưng mắt xuất hiện cùng tình trạng chảy nước mắt sống thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Cách ngăn ngừa hay chảy nước mắt sống

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt diễn biến nặng hơn.

1. Bổ sung axit béo omega 3 vào chế độ ăn

Hấp thụ axit béo omega 3 có thể giúp hạn chế tình trạng khô mắt rất hữu hiệu. Bạn có thể tăng cường dưỡng chất này trong khẩu phần ăn bằng một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích… Bạn cũng có thể bổ sung omega 3 từ các loại rau xanh, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, hạt.

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Một nghiên cứu trên động vật đã quan sát thấy việc bôi mật ong có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng hữu hiệu. Bạn có thể thêm 3 muỗng canh mật ong vào cốc nước ấm rồi sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp và massage nhẹ nhàng trên mắt.

3. Tẩy tế bào chết với tinh dầu cây trà

Một nghiên cứu cho thấy tẩy tế bào chết ở mí mắt bằng tinh dầu cây trà có thể làm giảm nhẹ sự khó chịu ở những người bị viêm bờ mi. Bạn lưu ý là phải pha loãng dung dịch tinh dầu tràm trà với nước sạch trước khi thực hiện tẩy tế bào chết. Đồng thời, bạn hãy tránh để dung dịch vấy vào mắt vì có thể gây kích ứng.

4. Uống trà ô long để giảm dị ứng

Nếu bạn bị chảy nước mắt sống do dị ứng phấn hoa thì uống trà ô long có thể là một phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng. Theo một nghiên cứu, trà ô long rất hữu hiệu trong việc làm giảm các triệu chứng dị ứng mắt như chảy nước mắt và ngứa. Ngoài ra, trà ô long cũng có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi rất hiệu quả.

5. Rửa mắt với tinh chất nghệ

Nghệ có thể được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt sống rất hữu hiệu. Trong nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin có thể ức chế giải phóng histamine, giúp ức chế dị ứng mắt. Để rửa mắt, bạn cho 1/2 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào cốc nước ấm sạch và trộn đều. Bạn có thể thoa đều hỗn hợp ở phần ngoài và mí mắt.

Các giải pháp tự nhiên có thể giúp làm sạch và thư giãn mắt, nhờ đó hạn chế tình trạng chảy nước mắt sống quá nhiều.

Đôi mắt là bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể nên bạn cần thận trọng với bất kỳ triệu chứng nào xảy ra. Tình trạng chảy nước mắt sống không quá nguy hiểm nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên và khiến bạn khó chịu thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đối với thị lực lâu dài.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt tự chảy ra không kiềm chế được thường kèm theo tình trạng mắt mờ, nhiều ghèn, nhiều nước mắt, sưng đỏ.

Chảy nước mắt sống là gì?

Chảy nhiều nước mắt hay chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt tiết ra quá mức và liên tục. Bình thường, nước mắt được thoát xuống mũi, miệng không chảy ra ngoài. Khi nước mắt không thoát được sẽ trào ra ngoài từ góc trong của mắt, gây ra triệu chứng chảy nước mắt, mà dân gian thường gọi là chảy nước mắt sống.

Nếu tình trạng này kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn lệđạo. Túi lệ bị viêm, có nhầy mủ, nếu ấn vào vùng góc trong mắt thấy mủ đùn ra. Bệnh nhân có thể thấy đau nhức. Trẻ nhỏ mắc bệnh có thể có sốt, quấy khóc, hay dụi tay lên mắt.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mà triệu chứng chảy nước mắt sống có thể tự hết. Nếu nguyên nhân là do khô mắt, thì tình trạng này có thể được điều trị dễ dàng tại nhà.

Những nguyên nhân chính gây triệu chứng chảy nước mắt sống

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, tình trạng chảy nước mắt sống cũng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tắc lệ đạo

Chảy nước mắt sống chủ yếu do tắc lệ đạo. Lệ đạo là ống thoát nước mắt dẫn từ góc trong của mi mắt dưới đến khe mũi dưới, gồm lỗ lệ, lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi [ống lệ tỵ]. Nước mắt sau khi làm “nhiệm vụ” bôi trơn và làm sạch bề mặt nhãn cầu sẽ được dồn về góc trong mắt rồi được dẫn vào lệ đạo, xuống mũi.

Do đó bạn sẽ thấy ở những người khóc nhiều, nước mắt qua lệ đạo tăng lên, làm chảy cả ra mũi. Tắc lệ đạo có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, nhưng hay tắc nhất là ống lệ mũi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi: từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi.

Tắc lệ đạo mắc phải thường do các chấn thương vùng mắt, xoang; viêm nhiễm mãn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc… có thể làm chít hẹp lệ đạo và gây tắc không hoàn toàn. Thực tế, hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải đều không rõ nguyên nhân, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Chảy nước mắt sống làm cho bệnh nhân có cảm giác rất khó chịu, thường do tắc lệ đạo gây ra. Tắc lệ đạo có thể gây đau nhức, nhiễm khuẩn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng tại mắt. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.

Nhiễm trùng mắt

Một trong số những phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng đó là chảy nước mắt. Đây là phản ứng của cơ thể để cố giữ mắt ẩm và rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy.

Viêm kết mạcviêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng thường gặp và thường gây chảy nước mắt. Nguyên nhân có thể là do nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm và phổ biến hơn là nhiễm virus. Viêm kết mạc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Triệu chứng bệnh bao gồm đau mắt, nhìn mờ, đỏ mắt, cảm giác có sạn trong mắt, chảy nước mắt, hình thành rỉ mắt vào ban đêm cùng với việc tăng tiết nước mắt.

Dị ứng

Phản ứng với các tác nhân gây dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, nóng rát và ngứa mắt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng khi ở ngoài trời là cỏ, cây, phấn hoa và cỏ dại.

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất khi ở trong nhà là lông súc vật, mạt bụi nhà và nấm mốc. Khi bị chảy nước mắt do dị ứng bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin.

Khô mắt

Khi bị khô mắt sẽ bị kích thích và cảm thấy không thoải mái. Tình trạng này sẽ kích hoạt các tuyến lệ sản xuất ra quá nhiều nước mắt làm “quá tải” các ống dẫn nước mắt tự nhiên.

Việc sản xuất nước mắt sẽ giảm dần theo tuổi, do vậy, hội chứng khô mắt thường gặp ở người cao tuổi. Một biện pháp có thể làm giảm các trường hợp bị khô mắt nhẹ là sử dụng nước mắt nhân tạo.

Kính áp tròng đã cũ, bẩn

Ký sinh trùng Acanthamoeba là kẻ thù tiềm ẩn đối với mọi người sử dụng kính áp tròng. Theo các chuyên gia, loại ký sinh trùng đơn bào bé nhỏ này thường được tìm thấy trong nước máy, bụi, nước biển và các bể bơi. Chúng có thể tồn tại bằng cách ăn những vi khuẩn tồn tại trong những mắt kính áp tròng bẩn.

Khi các kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được gắn vào mắt người, Acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi, nảy nở. Hậu quả từ cuộc tấn công của loại vi khuẩn này sẽ là các triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí và đau mắt.

Một số nguyên nhân khác

– Do thần kinh: Lệ đạo được chi phối bởi nhánh thần kinh VII, khi bệnh nhân bị liệt dây VII sẽ gây ra chảy nước mắt và hở mi. Trong trường hợp này điều trị hở mi là quan trọng nhất để tránh loét giác mạc: Dùng kéo dài thuốc tra mắt dạng gel [Liposic, Corneregel…] hoặc khâu cò mi trong trường hợp hở mi nặng có nguy cơ loét giác mạc.

– Nguyên nhân khác là do mi mắt. Da mi thừa nhiều, sẹo mi, mỡ quanh hốc mắt làm cho điểm lệ không nằm trong hồ lệ [chỗ đọng nước đọng trong mắt] nên không hút được nước mắt: Phẫu thuật mi, lấy mỡ thừa có thể sẽ là phương án cần thiết đối với những bệnh nhân có tình trạng này.

– Giảm trương lực của túi lệ: Đây là nguyên nhân do tuổi già gây ra. Bình thường túi lệ có khả năng co bóp tạo lực hút nước mắt. Về già trương lực này giảm đi vì vậy nước mắt không được dẫn lưu tốt: Ở trường hợp này, bệnh nhân day vùng túi lệ sẽ cải thiện phần nào đó, day nắn làm tăng áp lực trong lòng túi lệ và đẩy về phía ống lệ mũi làm thông thoáng chỗ tắc.

Quy trình của thao tác này gồm: Đặt ngón tay trỏ lên phía trên lệ quản chung để ngăn chặn dịch thoát ra từ túi lệ [Lưu ý không chạm tay vào nhãn cầu]. Sau đó miết ngón tay dọc sống mũi qua vùng túi lệ về phía cánh mũi. Day nắn như vậy 10 đến 15 lần. Nên áp dụng 3 – 4 đợt day nắn mỗi ngày. Việc điều trị thường do cha  mẹ và người nhà bệnh nhân thực hiện tại nhà nên thầy thuốc cần hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ để đảm bảo đúng kỹ thuật.

Cách phòng ngừa, khắc phục tình trạng chảy nước mắt sống

Dù chảy nước mắt sống là bệnh thông thường nhưng vấn đề không phải là nhỏ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chảy nước mắt sống ngoài nguyên nhân chính là do viêm tắc lệ đạo thì còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân bệnh về mắt khác.

Vì vậy mọi người cần lưu ý tránh chấn thương cho mắt bằng các biện pháp như đeo kính khi lao động trong môi trường dễ bị dị vật bắn vào mắt như đi ngoài đường, nhất là khi có gió to cát bụi nhiều, khi làm việc như tuốt lúa, cưa gỗ, mài kim loại…

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để phòng chấn thương vùng đầu và phòng chấn thương mắt.

Khám mắt định kỳ để phát hiện và điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm mạn tính ở mắt.

Do chảy nước mắt sống bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nên khi phát hiện triệu chứng viêm tắc lệ đạo, khô mắt chảy nước mắt,… bệnh nhân cần đi khám ngay ở các bệnh viện chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Đỗ Minh Lâm

Video liên quan

Chủ Đề