Phụ nữ đánh đàn ông gọi là gì năm 2024

"Đầu tiên phải nói bạo lực gia đình là không đúng. Bạn đánh chồng khi tức giận là sai, nhưng phải nói là đọc bài của bạn thấy rất đã tức. Có những kẻ mang tiếng là chồng, là cha, là đàn ông mà hèn nhát, vô dụng, chỉ giỏi bòn rút vợ con. Bạn đuổi được đi rồi thì đừng cho về nha bạn. Ba mẹ chồng bạn sẽ làm đủ trò nặng nhẹ để dụ dỗ bạn rước cục nợ về nhà. Mạnh mẽ nói không nha bạn".

Đây là bình luận của một độc giả cho bài viết được nhiều người quan tâm trong tuần qua: "Đánh chồng vì tính tham vặt của anh", với hơn 85 nghìn lượt đọc và 253 bình luận.

Tác giả bài viết là người vợ 31 tuổi, có công việc ổn định. Chồng cô ấy 35 tuổi, bán hàng online. Tác giả khẳng định mình sống biết điều, không hung dữ, sự việc xảy ra do "tức nước vỡ bờ" vì góp ý mãi mà chồng không chịu thay đổi.

Thu nhập của cô đều dành để lo cho gia đình. Khi yêu cầu chồng đóng góp tiền sinh hoạt, anh bảo không bán được hàng và phớt lờ. Anh tính toán tiền bạc với vợ, thậm chí tham vặt, nâng khống giá những món vợ nhờ mua để lấy tiền chênh lệch.

Ngày hôm đó, cô nhờ anh mua bỉm sữa cho con. Anh nâng khống giá lên 200 nghìn và ép cô đưa thêm tiền. Quá giận nên cô đã đánh chồng tới tấp. Anh chồng chạy thoát ra ngoài. Cô thay ổ khóa mới, xác định cho chồng đi luôn, ly hôn và tự nuôi con. Mẹ chồng gọi điện khuyên nhủ nhưng cô chưa đồng ý cho chồng về.

Thông thường, khi bạo lực gia đình xảy ra, đa phần mọi người đều lên án người đánh và bênh vực người còn lại. Nhưng ở trường hợp này lại hơi khác. Nhiều độc giả cho rằng người vợ đánh chồng là sai, tuy nhiên họ vẫn thấy anh chồng trong bài viết đáng đánh, không xứng làm chồng làm cha. Thậm chí nhiều người còn tỏ ra bất ngờ khi biết có người đàn ông ăn chặn cả tiền sữa bỉm của con từ chính vợ mình.

Nhiều độc giả cho rằng người vợ không nên đánh chồng nữa bởi bạo lực gia đình là sai và cũng phòng trường hợp người chồng phản ứng lại sẽ khiến người vợ gặp nguy hiểm. Vài lời khuyên ly hôn được đưa ra: "Đừng đánh thêm lần nào nữa bạn nhé, lấy dũng khí đó mà ly dị và nuôi con"; hoặc "Tôi ghét nhất đàn ông không lo được gia đình rồi còn kiếm cách vòi tiền vợ, vừa hèn vừa kém cỏi. Hãy cho anh ta đi luôn, chứ không thể nuôi mãi một đứa trẻ không lớn, đó là nợ chứ chồng gì".

Tuy nhiên, không phải ai cũng xót xa và bênh vực người vợ. Một độc giả nêu ý kiến: "Không hiểu là đang đọc cái gì nữa, người chồng thì nhu nhược, yếu đuối, người vợ thì hung dữ, tính toán chi li, đánh chồng vì một lý do rất ngớ ngẩn. Cãi nhau vì nó thôi đã thấy buồn cười rồi. Nói chung là một câu chuyện vừa hài vừa nhảm".

Cũng trong tuần qua, một người vợ khác đã "vùng lên" đánh lại chồng. Trong bài viết "Đánh lại chồng khi bị bạo hành", tác giả 35 tuổi, còn chồng 37, đến với nhau vội vàng khi tuổi ngoài 30. Ba năm đầu hôn nhân cũng gọi là hòa thuận. Những năm sau, do không thống nhất được cách chi tiêu nên vợ chồng bất hòa, sau đó họ phân chia nhau đóng những khoản tiền chung, còn lại tiền của ai người ấy tiêu, người nhà của ai thì người đó tự lo, ốm đau tự đi viện và chi trả, kể cả sinh đẻ.

Người chồng hay bia rượu, đàm đúm bạn bè, cứ say là về chửi vợ. Thời gian đầu, chị vợ cũng cự lại nhưng thấy bản thân thiệt nên tránh va chạm với chồng, ít nói chuyện, tránh cả ngủ chung.

Có lần mua sữa cho con bị thiếu 40 nghìn, chị hỏi chồng, anh không cho còn đánh chửi không ra gì. Lúc ấy chị "tức nước vỡ bờ" đánh lại chồng rồi mang hết giấy tờ, đồ đạc và ôm con lớn về nhà ngoại. Tưởng rằng sau đó sẽ ly hôn nhưng chị chưa đủ can đảm để dứt khoát.

Phần lớn các ý kiến của độc giả cho rằng nhà tác giả không giống một gia đình, người trong nhà không có vai trò, trách nhiệm với nhau và khuyên người vợ ly hôn. Ngoài ra, có không ít độc giả đưa ra thắc mắc rằng với một người chồng như vậy, sao tác giả còn "can đảm" mang thai đến 3 lần.

Góp ý của độc giả đều dựa trên những thông tin mà các tác giả cung cấp. Bởi vậy, khi chuyện xảy ra, chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ nhất tình huống của bản thân. Hi vọng trải lòng trên mục Tâm sự là một lần tác giả bình tâm nhìn nhận lại sự việc.

Chúc cho hai người vợ ở những chia sẻ trên mạnh mẽ và sớm tìm ra giải pháp hợp tình hợp lý để giải quyết vấn đề của mình.

Cô vợ gọn gàng trắng trẻo dễ coi, chẳng có tí hơi hướm giang hồ hay gấu mẹ nào, mà vẫn khiến chồng phải loi choi tránh những cú quật tới tấp. Những lời chống chế của chồng đều yếu ớt, kiểu như: “Bị điên à? Về nhà đi. Tầm bậy tầm bạ”… Chưa bao giờ xem cảnh vợ xử lý chồng ra ngoài đùm túm ăn chơi, tụ tập trai gái mà thấy hả dạ thế này.

Đúng là cô vợ hành xử như thế là sai, rất sai. Nhưng cánh phụ nữ lại cảm thấy… rất khoái, rất phục. Có chị thú nhận: “Dù tôi bên ngoài ghê gớm chẳng sợ ai nhường ai, nhưng với lão chồng, tôi vẫn nhẫn nhịn. Nhịn riết thành thói quen, thành phản xạ, dù lão vừa gia trưởng vừa già mồm, chuyên chửi bậy các thứ. Nhưng tôi không muốn bản thân cũng ăn miếng trả miếng, sợ đánh mất hình ảnh của mình trước con cái… Chồng càng được nước làm tới. Giờ nhìn người ta mạnh dạn “cầm roi dạy chồng” mà sướng run cả người!”.

Phụ nữ đánh đàn ông gọi là gì năm 2024
Hiếm chị em nào dám "cầm roi dậy chồng" dù trong lòng đầy thù hận, tức tối - Ảnh minh họa

Đây dường như cũng là tâm lý chung của các mẹ xứ mình: cam tâm nhường nhịn, bao dung, chịu đựng trước ông chồng nhiều thói tật dành cho chồng những điều tốt đẹp, dễ dàng, chấp nhận vất vả hy sinh như một “thiên chức” khốn khổ lậm vào người. Để rồi tức nước vỡ bờ: “Tôi đi làm cực khổ để anh chơi gái à?”, như lời cô vợ trong đoạn clip đình đám ấy… Làn gió mới mẻ, không kiêng dè, ai buộc dây thì “choảng” đúng kẻ ấy, khiến cho phái yếu khó lòng kiềm chế cơn phấn khích.

Ừ, đành là hành động xấu xí, so với cái nhìn chung của xã hội. Lời lẽ cũng “mày - tao”, khó mà ủng hộ, cổ xúy được. Nhưng tạm bỏ qua vấn đề đó, thì cánh đàn bà đều thấy mình âm thầm hả hê, bởi lẽ lần đầu gặp được phái quần hồng “vụt gậy” đúng trọng tâm. Không tìm cách đổ lỗi cho kẻ khác khi chồng đổ đốn.

Thói thường, chồng đi nhậu thì các chị đổ vấy tại bạn bè chèo kéo rủ rê. Chồng bồ bịch trai gái là do mấy con “tiểu tam” mất nết. Ai biểu cho chồng tôi vay mượn để giờ hắn mới bị nợ nần bủa vây? Chồng tôi… bám váy mẹ, tánh đàn bà ư? Đó chẳng phải là lỗi của… “mộng chè” đó sao, chuyên cưng chiều bênh vực, lại thích can thiệp quá sâu vào đời sống gia đình của con trai mình. Chứ thực ra, chồng tôi vốn đàng hoàng lương thiện lắm, đâu có định phản bội vợ con, ham vui chè chén hay tiêu xài quá trớn, lại nem nép nghe lời mẹ mình như vậy.

Phụ nữ đánh đàn ông gọi là gì năm 2024
Chị em hả hê khi thấy có người dám ra tay "xử" anh chồng hư - Ảnh minh họa

Tại sao phản ứng của cánh phụ nữ, vốn không đồng tình, nhưng vẫn hi hí khoái chí đầy thỏa mãn trước hành động đầy bạo lực kia? Hay bởi lâu nay toàn phải chứng kiến các pha hội đồng tình địch, chửi bới bêu riếu bạn nhậu của chồng, chứ ít khi hiểu được là ta cần tác động vô đâu mới là chính xác. Nên điều… đáng mừng trong cảnh vợ chồng xô xát kia, chính là nhận thức đúng đắn… bước đầu của cô vợ: chồng ham vui hẹn với gái gú bạn nhậu thì ta phải “dạy”chồng đầu tiên, rồi sau đó mới tới kẻ khác.

Chứ gặp các mẹ khác, nhiều khi ông bạn áo đỏ và hai cô gái kia khó lòng thoát được cơn thịnh nộ. Thử tưởng tượng một pha phản drama (bi hài, hư cấu) vẫn gặp, là ông chồng bàng quan mặc kệ vợ điên cuồng chửi bới, phang gậy vào mấy kẻ chung bàn. Lắm khi sau đó chồng lấy xe đèo vợ về “như chưa hề có cuộc lâm ly” là thường.

Có xử thì cũng chừa chồng mình ra, để cho hắn một con đường lùi. Đấy chính là quan niệm khá nhức nhối, bất công và vô lý vẫn tồn tại trong hành xử của cánh đàn bà. Tại sao kẻ gây chuyện sai lè lè thì thoát tội, được các mẹ đặt qua một bên? Còn những đối tượng liên quan thì phang thẳng tay không thương tiếc? Tâm lý “chừa” chồng mình ra khi đánh ghen hoặc làm lớn chuyện khiến cho cánh đàn ông luôn thoải mái mà rằng: vợ có làm gì thì cũng không tới lượt mình gánh đạn, lo lắng giữ gìn chi cho nhiều, cứ hồn nhiên bay lượn vung vít thôi.

Thế nhưng, xác định đúng đối tượng rồi, lại cần phải tư duy xem xử lý thế nào cho hiệu quả mà… không gây hậu quả. Đã đành, cô vợ trong clip đánh ngay chồng mình (thay vì anh áo đỏ hay hai chị bạn có mặt ở hiện trường) đã khiến thiên hạ sướng khoái ngợi khen. Nhưng, đánh đấm, bêu nhau giữa bàn dân thiên hạ hiển nhiên để lại những hậu quả danh dự khó bề phủi lấp.

Mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi tính - mỗi người sẽ biết chọn cách đúng đắn nhất để… sửa sang thói xấu của bạn đời mình. Dù kẻ đang sai quấy là vợ hay chồng, thân làm bạn đời, phải "dạy" đúng người, đúng cách - mới thực sự dẹp được loạn, giữ nhà bình an.