Nhu mô gan tăng âm là gì năm 2024

Chị Hoa –Nhân viên quản trị kinh doanh của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài, là mẹ của hai cháu gái đang tuổi tới trường đến gặp chúng tôi trong một lần kiểm tra sức khỏe tổng quát. Gương mặt chị thất thần khi nghe bác sỹ thông báo: “Qua siêu âm ổ bụng cho thấy hình ảnh của một khối tăng âm trong gan, cần làm thêm những kiểm tra, xét nghiệm sâu hơn để có kết luận cuối cùng”. Ngay lập tức, với chị bầu trời giường như sụp đổ, qua nét mặt chị thể hiện sự choáng váng. Chưa nghe dứt những lời phân trần của bác sỹ chị đã sụt sùi: “Bác sỹ ơi!! chồng tôi không may qua đời sau một tai nạn giao thông. Tôi là chỗ dựa duy nhất còn lại cho hai cháu, lỡ tôi có mệnh hệ gì….”

Phản ứng của chị Hoa không phải là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến, đó là sự bất an dễ hiểu cho sức khỏe của bản thân, lo lắng khi nghĩ tới người thân, gia đình nếu có sự việc bất trắc xảy ra. Nhưng khối tăng âm ở gan có hoàn toàn là bản án tử, là vô phương chữa trị như hình dung ban đầu của nhiều người??? Qua bài viết này chúng tôi mong muốn cung cấp thêm thông tin để bạn đọc có những hiểu biết và nhìn nhận chính xác hơn về các khối tăng âm ở gan, từ đó sẽ có được quá trình điều trị phù hợp.

Khối tăng âm trong gan là thuật ngữ để chỉ khoảng nhu mô gan hay tổ chức lạ nằm trong gan có thay đổi về cấu trúc theo chiều hướng tăng mật độ tế bào, tăng khả năng phản hồi với sóng siêu âm so với các phần khỏe mạnh. Chúng được phát hiện qua các thiết bị siêu âm - loại hình chuẩn đoán thông dụng, dễ thực hiện và mang tính hiệu quả cao. Bình thường cấu trúc nhu mô gan khi siêu âm mịn, đều, bão hòa âm một cách dễ dàng. Khối tăng âm trong gan (có màu sáng, trắng hơn) có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như: khối u gan lành tính, khối u gan ác tính, bệnh lý nhiễm trùng gan: Áp xe gan do amip hoặc do vi khuẩn giai đoạn đã hóa mủ,…cần được phân biệt, làm rõ.

1. Khối u lành tính.

Là dạng bệnh có tiên lượng tốt, phần lớn các trường hợp có thể giải quyết mà không để lại các ảnh hưởng quá lớn với sức khỏe qua điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Cần kể đến những dạng sau:

- U máu gan: Khoảng 70-80% các trường hợp u máu gan có dấu hiệu siêu âm điển hình bằng một khối tăng âm đồng nhất hoặc lấm chấm, giới hạn rõ với đường bờ. U máu gan rất hay gặp, chiếm khoảng 4-7% dân cư, tìm thấy nhiều hơn ở lứa tuổi 30-50.

- Nang gan: Biểu hiện bằng vùng rỗng âm tròn hoặc bầu dục với hình tăng âm phía sau. Thành nang mảnh và rõ nét. Nhu mô xung quanh gan bình thường.

- Tăng sản thể nốt cư trú: là tổn thương gan lành tính, ít gặp. Khối thường hình tròn hoặc có thùy, đồng âm hoặc hơi tăng âm nhẹ so với nhu mô gan.

2. Các khối u gan ác tính.

Chỉ qua kết quả siêu âm, phát hiện những khối tăng âm thì không thể đưa ra kết luận u gan ác tính, cần có sự hỗ trợ của các thiết bị chụp chiều khác như cắt lớp vi tính (CT scan) hay cộng hưởng từ (MRI), và hầu hết các trường hợp cần tiến hành sinh thiết. Có một số dạng khối u gan ác tính sau:

- Ung thư tế bào gan: Chiếm khoảng 95% các khối u gan ác tính. Có biểu hiện là khối tròn thường tăng âm hơn vùng nhu mô gan lành, kích thước khác nhau. Khoảng 25% trường hợp ung thư tế bào gan tạo khối giảm âm.

- Di căn gan: Các khối hình thành từ sự di căn của các u ác tính nguyên phát của các cơ quan khác như: dạ dày, ruột non,đại tràng qua hệ thống tĩnh mạch cửa. Chúng có thể biểu hiện bằng khối tăng âm, ít âm, hoặc đồng âm rõ nét và rộng. Thường có nhiều khối với có kích thước khác nhau.

- Ung thư tế bào đường mật trong gan: Khác với hai dạng trên thì đây là loại ung thư trên siêu âm thường cho thấy các khổi giảm âm.

Đối với bệnh nhân có khối u ác tính cần được theo dõi chặt chẽ của các cơ sở y tế và các bác sỹ chuyên khoa nội tiêu hóa, ung bướu. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật được áp dụng để loại bỏ khối u ác tính gan được áp dụng như: Hóa trị, xạ trị, phương pháp TOEC…

3. Bệnh lý nhiễm trùng gan.

Khi có sinh vật như trùng A-mip, các loại sán, các loại vi khuẩn xâm nhập, cư trú trong gan, qua một quá trình sẽ tạo các khối như những “chiếc kén”, nếu không phát hiện, điều trị kịp thời chúng sẽ lớn dần và có thể phá hủy lá gan của bệnh nhân. Ở giai đoạn hóa mủ mỗi “chiếc kén”có một hình dáng kích thước khác nhau nhưng thường được nhìn thấy là các khối tăng âm phía sau, không có vỏ. Những ca bệnh này hầu hết được điều trị dứt điểm bằng nội khoa và phẫu thuật.

Quay lại với câu chuyện của bệnh nhân Hoa, sau những phút bàng hoàng, được sự phân tích, động viên của các bác sỹ, chị bình tâm hơn. Qua các bước kiểm tra kỹ càng hơn bằng MRT và sinh thiết, trường hợp của chị được kết luận là U máu gan, sau khi cắt một phần của gan sức khỏe của chị đã hồi phục, một cuộc sống tươi đẹp của gia đình nhỏ tiếp diễn đầy ắt tiếng cười.

Như vậy, khối tăng âm trong gan có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh mà chúng tôi vừa liệt kê trên đây, mỗi chúng ta nên hết sức bình tĩnh, luôn lạc quan, tuân theo chỉ dẫn của các bác sỹ chuyên khoa, hạn chế những cái nhìn bi quan và lo lắng không cần thiết khi vừa nghe tới thuật ngữ này.

Nhu mô gan thỏ nhẹ là gì?

Gan thô nhẹ là tình trạng của rất nhiều nguyên nhân. Gan thô nhẹ không phải xơ gan, khi xơ gan trên siêu âm bờ gan thường không đều nhu mô gan thô. Quan trọng nhất là đánh giá tình trạng gan thô nhẹ là bình thường hay liên quan đến bệnh gan.

Gan tăng âm là bệnh gì?

Những nốt tăng âm hay giảm âm là những vùng gan mà sẽ cho kết quả trên màn hình siêu âm đậm hoặc nhạt. Đó là những vùng gan bị bất thường, có thể là u gan lành tính hoặc ác tính, gan nhiễm sán, gan nhiễm mỡ. Như vậy, đó không phải là ung thư gan mà đó là thuật ngữ của bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

Giảm âm gan là gì?

Nốt giảm âm ở gan là một vết bất thường xuất hiện trên gan khi mô gan bị tổn thương và chết, dẫn đến một khu vực màu sáng hơn so với mô gan bình thường. Nó thường được gọi là "nốt trắng" hoặc "nốt giảm âm" do sự mất đi màu của mô gan.

Gan tăng ẩm độ 1 là gì?

Độ I (nhẹ): Gan tăng âm nhẹ, nhìn thấy rõ bờ mạch máu và cơ hoành. Độ II (vừa): Gan tăng âm vừa, tăng độ hút âm vừa, giảm nhìn thấy bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành. Độ III (nặng): Gan tăng âm nhiều, tăng hút âm mạch, không nhìn thấy rõ bờ các mạch máu và cơ hoành.