Từ ssp trong tên khoa học của cây là gì năm 2024

Cây mía có tên tiếng Anh là Sugarcane; tên khoa học là Saccharum ssp. thuộc Chi mía (Saccharum) và thuộc họ hòa thảo (Poaceae), lưu gốc được nhiều năm. Nguồn gốc bản địa từ vùng nhiệt đới và ôn đới. Mía cây được trồng để thu hoạch hàng năm nhằm sản xuất đường.

Diện tích mía đường Việt Nam tính đến thời điểm 2021 có khoảng 150.000 ha.

1.2. Đặc điểm sinh học và điều kiện ngoại cảnh

Cây mía ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ tối thích cho mía phát triển là 25-260C. Giới hạn nhiệt độ cho thời kỳ chín là 14-250C. Mía cần ánh sáng đầy đủ (từ 1200-3000 giờ/năm), lượng mưa bình quân cần 120-150 mm/tháng. Mía thích ứng với nhiều loại đất khác nhau, từ đất sét đến đất cát. Yêu cầu tối thiểu về đất là độ sâu 0,7-0,8 m có độ thông thoáng nhất định và đất không chua với độ pH từ 5,5 – 8.

Từ ssp trong tên khoa học của cây là gì năm 2024
Cây mía đường

2.1 Chuẩn bị giống, đất trồng và kỹ thuật trồng

  1. Giống: Hình thức nhân giống chủ yếu hiện nay là sử dụng mía sạch bệnh cây đủ từ 6-10 tháng tuổi. Ngoài ra có thể nhân bằng bầu giống, từ ngọn, từ gốc mẹ, từ hạt gieo…Nhưng không phổ biến.

Các dòng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Các giống được trồng như Giống VN 85 – 1859; VN 84- 4137; Giống VĐ 81-3254; VĐ 68 – 237; Giống ROC 16; ROC 10; ROC 1; Giống R 597; R 570; Giống QĐ-15; Giống MY 5514; Giống K 84-200; Giống F.156; F.157; F.154; F.134; Giống Comus; Giống C.819-67…Tùy theo công suất ép nhà máy hoặc lượng thu mua mía nguyên liệu mà cơ cấu giống trồng khác nhau cho phù hợp, (chọn giống chín sớm, trung bình hay chín muộn).

  1. Đất: Phù hợp nhiều loại đất. Tuy nhiên, đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước.
  1. Kỹ thuật trồng:

– Thời vụ:

+ Trung du miền núi phía bắc: 01/01 -30/4 (phụ 01/9-30/11) + Bắc Trung Bộ: 01/01-30/4 (phụ 01/10-15/12) + Duyên Hải Nam trung Bộ: 01/01-01/3 (phụ 01/6-30/8) + Tây Nguyên : 01/10-30/11 (phụ 01/5 – 30/6) + Đông Nam Bộ 15/10-3012 (phụ 15/4-15/6) + Tây Nam Bộ 01/4-30/6 (phụ 15/11-30/1)

– Mật độ: Tùy điều kiện đất đai, loại giống mà bố trí mật độ và khoảng cách hàng: Tùy canh tác thủ công hay bằng máy để bố trí khoảng cách hàng đơn từ 0,8-1,2 m (canh tác thủ công) hoặc hàng kép 1,2-1,8m x 0,6-0,4m (canh tác bằng máy). Lượng hom giống cần từ 35.000 – 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3-5 mắt; rải khoảng 3-4 hom/mét) tương đương 8-10 tấn.

– Làm đất: Rải phân hữu cơ, vôi và được cày sâu (40-50 cm) bừa kỹ, rạch hàng theo mật độ đã định, (các tỉnh Tây Nam Bộ thường lên liếp cao để hạn chế ngập).

2.2. Bón phân

Từ ssp trong tên khoa học của cây là gì năm 2024
Phân bón Miền Nam với cây mía đường

Phân hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P là một sản phẩm của Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam, dạng phân bón sạch, được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, phù hợp trong canh tác G.A.P, có 55% Hữu cơ, Đạm tổng hợp từ tự nhiên, Acid Humic, Acid Fulvic, nấm Trichoderma .v.v., góp phần tạo ra hệ sinh thái đất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động của các yếu tố vi sinh vật có lợi, hạn chế các chủng nấm gây hại, hạn chế rửa trôi các yếu tố dinh dưỡng, kích thích khả năng ra rễ non nhiều hơn, cây trồng có bộ rễ khỏe hơn đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.

Supe Lân Long Thành là sản phẩm của Công ty Cổ phân Phân bón Miền Nam sản xuất tại nhà máy Supe Phốt Phát Long Thành chứa 16% lân hữu hiệu, lưu huỳnh với hàm lượng 10%, Ca với hàm lượng 15% và các dưỡng chất trung vi lượng khác có tác dụng kích thích quá trình hình thành bộ phận mới của cây, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Supe Lân Long Thành dễ tiêu, dễ tan trong môi trường đất giúp cây trồng nhanh hấp thu và thích hợp với nhiều đối tượng cây trồng.

Phân bón Miền Nam NPK 20-20-15+TE (Công nghệ hơi nước). Đây là sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam, được sản xuất qua dây chuyền tạo hạt hơi nước thùng quay, tích hợp đầy đủ thành phần hàm lượng dinh dưỡng cao tác động nhanh đến quá trình phát triển đâm chồi, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Phân bón Miền Nam NPK 16-16-8+6S+TE là sản phẩm NPK dạng một hạt được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hơi nước thùng quay với hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng đồng đều và ổn định, hạt phân tan tốt giúp cây trồng hấp thụ ngay. Sản phẩm chứa hàm lượng Nts:16%; P2O5hh: 16%; K2Ohh: 8% và cân đối các dưỡng chất trung vi lượng khác. Sản phẩm giúp cây trồng phát triển nhanh sau khi trồng, thu hoạch, thúc đẩy cây ra rễ mạnh, nảy chồi nhanh.

Phân bón Miền Nam NPK 15-15-15+TE là sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam được sản xuất bằng công nghệ hơi nước thùng quay chứa hàm lượng Nts:15%; P2O5hh: 15%; K2Ohh: 15% và cân đối các dưỡng chất trung, vi lượng khác. Phân bón Miền Nam NPK 15-15-15+TE giúp mía ra rễ mạnh, đẻ nhánh và lưu gốc tốt.

Phân bón Miền Nam NPK 17-5-19+TE là sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam được sản xuất bằng công nghệ hơi nước thùng quay chứa hàm lượng Nts:17%; P2O5hh: 5%; K2Ohh: 19% và cân đối các dưỡng chất trung, vi lượng khác. Phân bón Miền Nam NPK 17-5-19+TE giúp cung cấp cân đối hàm lượng dinh dưỡng N, P, K và giúp mía vươn lóng nhanh, cây to, ít đổ ngã. Đồng thời năng suất và chữ lượng đường của mía.

Phân bón Miền Nam NPK 18-8-22+TE là sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam được sản xuất bằng công nghệ hơi nước thùng quay chứa hàm lượng Nts:18%; P2O5hh: 8%; K2Ohh: 22% và cân đối các dưỡng chất trung, vi lượng khác. Phân bón Miền Nam NPK 18-8-22+TE giúp cung cấp cân đối hàm lượng dinh dưỡng N, P, K và giúp mía vươn lóng nhanh, cây to, ít đổ ngã. Đồng thời năng suất và chữ lượng đường của mía.

2.3. Chăm sóc

– Sau trồng 15-25 ngày, hoặc thu hoạch vụ trước cây mía có 1-2 lá thật và nếu thấy mất khoảng > 0,8m thì phải trồng dặm (nên trồng dặm vào buổi chiều hoặc khi thời tiết râm mát). – Kỹ thuật dặm: Khi dặm đất phải đủ ẩm, đào rãnh sâu ngang với đáy rãnh lúc trồng, đặt cây dặm và lấp kín gốc, cây đem dặm phải cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, lèn đất chặt gốc cây dặm. Có điều kiện cần tưới ngay sau khi dặm.

– Làm cỏ: Sau khi trồng xong hoặc thu hoạch xong xới xáo đất thì có thể sử dụng một số thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm. Nếu có điều kiện nên cào cỏ ra khỏi gốc mía và phun. Phải luôn giữ sạch cỏ cho đến khi mía giao tán.

– Khu vực không chủ động nước tưới thì dựa vào thời tiết mùa vụ mưa, và căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng mà bón phân thúc để cây đẻ nhánh và vươn lóng kịp thời.

3. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

3.1. Sâu, bệnh gây hại

Một số loại sâu hại mía: Sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân mình tím, sâu đục thân mình hồng lớn, bướm cú mèo, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, sâu đục mầm, rầy phấn trắng, bọ phấn trắng, sâu đục thân mình vàng, bọ hung, sùng trắng.

Một số loại bệnh gây hại trên mía: Bồ hóng, than đen, thối đỏ, thối ngọn, xoắn cổ lá, thân chồi đâm ngọn, chảy gôm, chảy mủ, ứa nhựa, khảm lá, trắng lá, thối đỏ, bệnh rượu, đốm vòng, nhện đỏ.

3.2. Phòng trị sâu bệnh hại

Phòng trừ tổng hợp bằng các biện pháp sau:

– Chọn các giống sạch bệnh, chống chịu sâu bệnh.

– Cần trồng đúng thời vụ, không nên kéo dài thời gian trồng, thực hiện chế độ luân canh với cây trồng khác.

– Đối với mía tơ cần cày đất sâu, vun luống, làm cỏ kết hợp với bắt sâu non dưới gốc, trong hom mía.

– Tưới nước: Nếu chủ động tưới nước có thể tưới ngập 20-30 phút làm bọ hung ngoi lên và vớt bắt. Hoặc đối với những ruộng mía thu hoạch xong có thể ngâm lâu 5-6 ngày để tiêu diệt sâu non.

– Bẫy đèn bắt bướm.

– Nuôi thả ong mắt đỏ tiêu diệt ký sinh thiên địch.

– Biện pháp thủ công: Bọ trưởng thành xuất hiện rộ vào tháng 4-5-6, có thể huy động nhân lực đi bắt.

– Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành để phun phòng trừ sâu, rầy và bệnh hại.

4. Thu hoạch

Khi lá mía ngã vàng, lá ở ngọn ngắn và bé, chỉ còn lại 6 – 8 lá mọc sít nhau giống như hình dải quạt. Thân mía ngừng hay phát triển chậm về đường kính thân và chiều cao. Vỏ mía nhẵn, nếu ta cắt ngang cây thì thấy mặt cắt có nhiều ánh bạc vì tế bào nhu mô chứa nhiều đường. Khi đó mía được gọi là vào giai đoạn mía chín.

Tùy theo giống mà thu hoạch để đạt được chữ đường (ccs) cao nhất hoặc có thể dùng brix kế để kiểm tra trước khi đưa ra quyết định thu hoạch.

Không khuyến khích đốt lá trước và sau khi thu hoạch vì có thể sẽ làm thay đổi cấu tượng đất, giảm mật số vi sinh vật có lợi, giảm hàm lượng hữu cơ mùn từ nguồn lá mía. Trừ những ruộng bị sâu bệnh hại lớn thì có thể phải đốt để thu hoạch.

Mía thu hoạch được làm sạch, chất tải lên phương tiện vận chuyển đến các nhà máy, hạn chế để lâu ngày, sẽ làm hao hụt tỷ lệ đường mía.