Nhà toán học Việt Nam đoạt giải Fields

Các nhà toán học Elon Lindenstrauss [Israel], Stanislav Smirnov [Nga] và Cédric Villani [Pháp] cũng được tôn vinh ở giải thưởng danh giá này.

Vài ngày trước khi lễ trao giải diễn ra, Giáo sư Ngô Bảo Châu, 38 tuổi, đã được giới chuyên môn đánh giá là một trong những ứng viên sáng giá nhất cho giải thưởng Fields, giải thưởng danh giá nhất trong ngành toán học.

Giải thưởng Huy chương Fields 4 năm mới được trao một lần, do nhà toán học người Canada John Charles Fields sáng lập và được trao lần đầu vào năm 1936. Mỗi lần, Huy chương Fields được trao cho tối đa 4 nhà toán học không quá 40 tuổi. Phần thưởng gồm một huy chương vàng, mặt trước khắc hình nhà bác học thiên tài Hy Lạp cổ đại Archimedes, còn tên người nhận giải khắc ở rìa của huy chương. Người thắng giải được chọn thông qua bỏ phiếu bởi các thành viên Ủy ban Huy chương Fields, đại diện cho những người tham dự ICM.

Ông là một trong 20 nhà toán học được chọn trình bày báo cáo công trình khoa học và thành tựu nghiên cứu tại Đại hội lần này. Ngoài ra, Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong hai nhà khoa học dưới 40 tuổi được mời thuyết trình tại Đại hội.

Như vậy, với việc được nhận Giải thưởng Huy chương Fields, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước Việt Nam trong lĩnh vực toán học. Và không chỉ mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, ông cũng góp phần đem lại tiếng vang lớn về toán học cho khu vực châu Á.

Được biết, trong suốt 74 năm qua, cả châu Á chỉ mới có Nhật Bản là nước duy nhất trong khu vực có công dân được nhận giải thưởng danh giá này [vào các năm 1954, 1970 và 1990].

Tại lễ trao Giải Huy chương Fields, Ngô Bảo Châu đã nhận giải thưởng gồm huy chương vàng và hiện kim trị giá 15.000 đôla Canada [tương đương 14.500 USD].

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil [trái] trao Giải thưởng Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu tại hội nghị - Ảnh AFP/TTXVN

Ngoài giải thưởng Huy chương Fields, ICM còn trao thêm các giải thưởng Nevanlinna cho lĩnh vực tin học lý thuyết và Gauss Prize cho toán ứng dụng.

Đặc biệt năm nay sẽ là lần đầu tiên trao giải Chern [Chern Medal Award], một dạng giải Thành tựu suốt đời với phần thưởng trị giá 500.000 USD.

Theo Icm2010.in, người vinh dự nhận giải Nevanlinna là Daniel Spielman, nhà toán học người Mỹ công tác tại Đại học Yale.

Chủ nhân của giải Gauss là Yves Meyer, giáo sư toán học người Pháp.

Và nhà toán học người Mỹ gốc Canada Louis Nirenberg đã vinh dự trở thành chủ nhân đầu tiên của giải Chern.

Người của những giải thưởng Toán học

\n

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Ông đam mê toán học ngay từ nhỏ và kết quả của những năm tháng mày mò nghiên cứu toán học là các chiếc Huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế mà ông giành được trong hai năm liên tiếp, 1988 và 1989.

Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế.

Ngô Bảo Châu bắt đầu du học tại Pháp từ năm 1990 và bảo vệ tiến sĩ vào năm 1997. Sau đó, ông công tác ở Trung tâm Khoa học quốc gia Pháp cho đến năm 2004, và sau đó về giảng dạy tại Đại học Paris 11.

Vào năm 2004, ông được trao tặng Giải thưởng Toán học Clay cùng với Giáo sư người Pháp Gérard Laumon vì đã có công trình chứng minh Bổ đề Cơ bản thuộc Chương trình Langlands.

Ngô Bảo Châu được phong hàm Giáo sư tại Việt Nam vào năm 2005 và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam khi nhận danh hiệu này ở tuổi 33.  

Bốn năm sau đó, công trình chứng minh Bổ đề cơ bản thuộc Chương trình Langlands của ông đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 thành tựu khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã nhận lời mời làm việc tại UChicago [Mỹ] bắt đầu từ ngày 1.9.2010. Vào thời điểm Ngô Bảo Châu nhận lời mời của Uchicago, website của trường đã có bài viết: “Nhà toán học xuất chúng chấp nhận sự bổ nhiệm tại UChicago”.

Tôi đã khóc khi nghe tin GS Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields

* Chúc mừng Giáo sư [GS] Ngô Bảo Châu, anh không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà là niềm tự hào của toàn châu Á [về toán học]. Cảm ơn anh! []

* Chúc mừng GS Ngô Bảo Châu cùng gia đình. Cảm ơn anh Châu đã cho chúng tôi, những người Việt Nam ngẩng cao đầu với bạn bè quốc tế. Chúc anh sức khỏe, thành công và có nhiều cống hiến để đời cho toán học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. [Phương Lâm, TP.HCM]

* Xin chúc mừng đến GS Ngô Bảo Châu! GS đã cho chúng tôi niềm tự hào khi lần đầu tiên đất nước ta có được giải thưởng Fields - một giải thưởng cao quý nhất trong toán học và niềm tự hào đó sẽ đến với tất cả mọi người trên thế giới yêu thích toán cũng như ở Việt Nam.

Là một người Việt Nam đang học tập và nghiên cứu toán chúng tôi sẽ luôn noi gương anh - người anh đã truyền cho chúng tôi niềm say mê nghiên cứu toán học! Hi vọng một này nào đó không xa, chúng ta sẽ có thêm một Ngô Bảo Châu thứ hai nữa! Chúng tôi luôn hướng về GS, chúc GS mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục có những bước đột phá trong toán học! [Nguyễn Cao Phong, ]

* Tôi đã khóc khi nghe tin GS Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields - giải “Nobel Toán học” năm 2010, người đầu tiên của Việt Nam nhận được giải thưởng danh giá này. Xin chúc mừng anh - xin được gọi Giáo sư như thế vì tôi cùng tuổi với anh, cùng cầm tinh con Chuột. Chắc rằng không chỉ tôi, mà rất nhiều người Việt Nam đã rơi nước mắt vì vui mừng khi nghe thông tin anh nhận giải thưởng Fields. Được biết, anh sẵn sàng về Việt Nam 3 tháng mỗi năm để làm việc, cùng đóng góp cho nền Toán học nước nhà, chúng tôi mừng và tin vì anh là người Việt Nam và cũng có lòng tự hào như chúng tôi, phải không anh - GS Ngô Bảo Châu? [Lê Văn Huy, ]

T.N.O
[tổng hợp]

Các nhà toán học đã chinh phục giải Fields

  • 2010: Ngô Bảo Châu [Việt Nam], Elon Lindenstrauss [Israel], Stanislav Smirnov [Nga], Cédric Villani [Pháp]
  • 2006: Andrei Okounkov [Nga], Grigori Perelman [Nga song ông này từ chối nhận giải], Terence Tao [Úc], Wendelin Werner [Pháp]
  • 2002: Laurent Lafforgue [Pháp], Vladimir Voevodsky [Nga]
  • 1998: Richard Borcherds [Anh], Timothy Gowers [Anh], Maxim Kontsevich [Nga], Curtis T. McMullen [Mỹ]
  • 1994: Jean Bourgain [Bỉ], Pierre-Louis Lions [Pháp], Jean-Christophe Yoccoz [Pháp], Efim Zelmanov [Nga].
  • 1990: Vladimir Drinfel’d [Liên Xô], Vaughan F.R. Jones [New Zealand], Shigefumi Mori [Nhật Bản], Edward Witten [Mỹ]
  • 1986: Simon Donaldson [Anh], Gerd Faltings [Đức], Michael Freedman [Mỹ]
  • 1982: Alain Connes [Pháp], William Thurston [Mỹ], Shing-Tung Yau [Mỹ]
  • 1978: Pierre Deligne [Bỉ], Charles Fefferman [Mỹ], Grigory Margulis [Liên Xô], Daniel Quillen [Mỹ]
  • 1974: Enrico Bombieri [Ý], David Mumford [Mỹ]
  • 1970: Alan Baker [Anh], Heisuke Hironaka [Nhật], Sergei Novikov [Liên Xô], John G. Thompson [Anh]
  • 1966: Michael Atiyah [Anh], Paul Joseph Cohen [Mỹ], Alexander Grothendieck [Pháp], Stephen Smale [Mỹ]
  • 1962: Lars Hörmander [Thụy Điển], John Milnor [Mỹ]
  • 1958: Klaus Roth [Anh], René Thom [Pháp]
  • 1954: Kunihiko Kodaira [Nhật Bản], Jean-Pierre Serre [Pháp]
  • 1950: Laurent Schwartz [Pháp], Atle Selberg [Na Uy]
  • 1936: Lars Ahlfors [Phần Lan], Jesse Douglas [Mỹ]

[Theo Wikipedia.org]

Huỳnh Thiềm
[Theo Icm2010.in, Wikipedia, BBC]


Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội, trong một gia đình trí thức truyền thống. Ông là con trai của Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu họ của Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết cuốn sách Đại số đầu tiên.

Ngô Bảo Châu là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.

Ngô Bảo Châu là sinh viên Trường Đại học Paris XI [Université Pierre et Marie Curie] và Trường Sư phạm Paris [École normale supérieure Paris, ENS Paris. Một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo] từ năm 1992 đến năm 1994.

Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields. Ảnh: AFP

Sau đó, Ngô Bảo Châu là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI [Université Paris-Sud 11] dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp [CNRS] từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches [HDR] năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.

Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Năm 2010, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp.

Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế [IMU]. Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.

Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn dành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm [Đại học Quốc gia Hà Nội].

Giáo sư Ngô Bảo Châu bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.

//www.youtube.com/watch?v=rCNYbFcZoo8

Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng Chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán [Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics] và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.

Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée.

Ngày 12 tháng 12 năm 2018, ông được trao Giải thưởng toán học Maurice Audin 2016 tại Viện nghiên cứu Henri Poincaré, Paris, Pháp.

Nguồn: wikipedia, vnexpress

Video liên quan

Chủ Đề