Các tác phẩm văn học dân gian ở Hà Nội

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Vậy Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại?

Câu hỏi:

Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại?

A. 10 thể loại.        

B. 11 thể loại.        

C. 12 thể loại.        

D. 9 thể loại.

Đáp án đúng C.

Văn học dân gian có 12 thể loại gồm thần thoại, truyền thuyết. sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Văn học dân gian là một di sản nghệ thuật được truyền qua nhiều thế hệ của dân tộc. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Các thể loại của văn học dân gian là:

+ Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

+ Truyện cổ tích: là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên… và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

+ Thần thoại: Là thể loại văn học dân gian nhằm kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người

+ Sử thi: chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.

+ Truyện ngụ ngôn: là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

+ Truyện cười: là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau có tác dụng gây cười, lấy tiếng cười để khen chê và mua vui,giải trí

+ Tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt [tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội], được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian…

+ Câu đố: là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch. Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật cá biệt và sau đó phản ánh thông qua sự so sánh, hình tượng hóa.

+ Ca dao: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.

+ Vè: Vè là thể loại tự sự dân gian, có hình thức văn vần, giàu tính thời sự, phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra trong làng, trong nước, qua đó thể hiện thái độ khen chê của dân gian đối với các sự kiện đó.

+ Truyện thơ: được sáng tác bằng chữ Nôm và phần lớn được viết theo thể lục bát- thể thơ quen thuộc nhất với quần chúng.

+ Chèo: là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam.

Văn học dân gian là một di sản nghệ thuật được truyền qua nhiều thế hệ của dân tộc,, có những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là công trình sáng tác tập thể của cộng đồng.

Trong chương trình ngữ văn chúng ta được học rất nhiều tác phẩm dân gian khác nhau. Vậy Tác phẩm văn học dân gian có đặc trưng?

Câu hỏi:

Tác phẩm văn học dân gian có đặc trưng?

A. Tính truyền miệng, tính nguyên hợp.        

B. Tính nguyên hợp, tính dị bản.         

C. Tính nguyên hợp, tính truyền miệng và tính tập thể.     

D. Tính tập thể, tính nguyên hợp.

Đáp án đúng C.

Tác phẩm văn học dân gian có đặc trưng tính nguyên hợp, tính truyền miệng và tính tập thể.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Văn học dân gian là một di sản nghệ thuật được truyền qua nhiều thế hệ của dân tộc. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Văn học dân gian mang tính nguyên hợp của văn học dân gian, tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian. Cụ thể:

+ Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. 

Văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành.

+ Tính truyền miệng của văn học dân gian: Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Văn học truyền miệng ra đời từ thời dân tộc chưa có chữ viết.

Tuy nhiên, khi dân tộc đã có chữ viết và văn học viết, thì văn học truyền miệng vẫn tiếp tục phát triển, một mặt do đại đa số nhân dân không có điều kiện học hành để hưởng thụ thành tựu của văn học viết ; mặt khác, do văn học viết không thể hiện được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nguyện vong, thị hiếu và tập quán sinh hoạt nghệ thuật của nhân dân.

+ Tính tập thể của văn học dân gian: Những tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Tập thể là một biểu hiện khác của phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian.

Có những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là công trình sáng tác tập thể của cộng đồng. Đồng thời, cũng có những tác phẩm mà xét về nguồn gốc là sáng tác cá nhân. Dù lúc đầu có thể do một cá nhân sáng tác nhưng trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, các địa phương, thời gian khác nhau, tác phẩm văn học dân gian luôn luôn có khả năng tiếp nhận những yếu tố sáng tác mới và trở thành sở hữu tập thể.

Tìm phép ẩn dụ và nêu tác dụng trong câu [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

Tìm phép ẩn dụ và nêu tác dụng trong câu [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

Nghị luận về tình yêu thương  [Ngữ văn - Lớp 7]

2 trả lời

Tìm phép ẩn dụ và nêu tác dụng trong câu [Ngữ văn - Lớp 6]

3 trả lời

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu bên dưới: [Ngữ văn - Lớp 7]

2 trả lời

Nghị luận về sự xin lỗi [Ngữ văn - Lớp 8]

2 trả lời

Chọn 1 chi tiết kỳ ảo trong thần trụ trời [Ngữ văn - Lớp 10]

2 trả lời

Video liên quan

Chủ Đề