Đầu sách tổng kết phong trào đấu tranh của phụ nữ nam bộ trong hai cuộc kháng chiến có tên là gì?

Học sinh, sinh viên là thành phần quan trọng trong tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Ngay từ khi phong trào ra đời, họ đã có những đóng góp xuất sắc trong phong trào giải phóng dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để giành được thắng lợi cuối cùng, bảo vệ được độc lập tự do cho dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã xung trận với một quyết tâm lớn, một tinh thần quả cảm tuyệt vời. Tại Sài Gòn – Gia Định, trung tâm đầu não và là Thủ đô của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, phong trào yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ, nổi bật là phong trào của học sinh, sinh viên. Hòa mình vào phong trào chung của quần chúng nhân dân, họ đã thể hiện vai trò vừa là “ngòi pháo” vừa là lực lượng “chủ công” trong các phong trào đấu tranh, nhất là đấu tranh chính trị ở đô thị. Chính bộ phận này, với nhiều hình thức đấu tranh đa dạng, sáng tạo và linh hoạt đã trở thành lực lượng xung kích trong việc gây rối loạn nội bộ chính quyền Sài Gòn và từng bước làm thất bại âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Từ những năm 1949 - 1950, phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên các đô thị diễn ra liên tục, rầm rộ và rộng khắp, nhất là ở Sài Gòn - Gia Định. Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 09/01/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai. Với sự kiện lịch sử đó, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 09 tháng 01 hàng năm làm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên.

Ngày 5/5/1950, nhà cầm quyền thực dân ra lệnh giải thể các lớp cấp 3 trường Phước Kiến [nay là trường Trần Bội Cơ ở phường 3, Quận 5]. Trước làn sóng đấu tranh của phụ huynh và học sinh, địch huy động cảnh sát đến đàn áp cuộc đấu tranh, bắt đi 100 học sinh, trong đó có nữ học sinh Trần Bội Cơ là người đứng đầu cuộc đấu tranh này, chúng dùng đủ mọi cực hình để tra tấn Trần Bội Cơ, hòng trấn áp phong trào đấu tranh sôi sục trong giới học sinh Sài Gòn. Nhưng mọi thủ đoạn của địch đều thất bại trước ý chí ngoan cường, dũng cảm của người nữ học sinh trẻ. Ngày 12/5/1950, Trần Bội Cơ đã anh dũng hy sinh sau một tuần bị tra tấn. Cuộc míttinh truy điệu nữ sinh Trần Bội Cơ tác động mạnh mẽ đến đông đảo các giới đồng bào và các học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức trọng thể, lôi cuốn hàng ngàn người tham dự.

Từ năm 1954 – 1956, hình thức đấu tranh của học sinh – sinh viên Sài Gòn – Gia Định là viết bài đăng trên các báo công khai, gây dư luận phản đối chính sách hà khắc, chống chính sách giáo dục nô dịch phản động, yêu cầu Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Bắc Nam theo tinh thần hiệp định Giơnevơ. Phong trào văn nghệ hưởng ứng việc bảo vệ hòa bình được triển khai rộng rãi.

Sang năm 1957, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thực hiện các hành động trắng trợn nhằm phá hoại Hiệp định GiơNevơ, phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên đã tập hợp đông đảo hơn, diễn ra liên tục và rộng rãi với các hình thức như đòi ban hành tự do dân chủ trong nhà trường, đòi mở thêm trường công, chuyển ngữ đại học, chuyển sang đấu tranh trực diện với chính quyền Diệm.

Năm 1958, với sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Hảo Hớn đã liên kết nhiều trường tập hợp đông đảo học sinh, sinh viên tiến hành biểu tình với biểu ngữ trên một quãng đường dài, đấu tranh trực diện với Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1959 Mỹ và chính quyền Sài Gòn lo ngại trước các phong trào đấu tranh của học sinh – sinh viên, chúng đã tìm mọi cách kìm kẹp, chia rẽ, khủng bố, đàn áp phong trào… đưa các đại diện học sinh, sinh viên ra xét xứ, bắt bớ hàng trăm Đảng viên, Đoàn viên và quần chúng tích cực ở các trường Petrús Ký, Gia Long, Nguyễn Bá Tòng…Trong nhà tù chúng dùng nhiều hình thức mua chuộc, tra tấn, đánh đập đối với học sinh, sinh viên bị bắt. Nhiều thanh niên học sinh đã dũng cảm kiên cường, giữ vững khí tiết không đầu hàng, phản bội dân tộc

Ngày 9/1/1961, Hội Liên hiệp thanh niên học sinh, sinh viên giải phóng là thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập, ban cán sự chủ trương hoạt động mạnh mẽ và rộng rãi trong tất cả các cơ sở, dưới các hình thức tuyên truyền, xung phong, đột kích, rải truyền đơn, cờ mặt trận xuất hiện nhiều khu vực trong thành phố: tại Vườn Chuối, Bến Bạch Đằng,…Từ phong trào đấu tranh chính trị, ban cán sự đã chọn các cán bộ đoàn để tổ chức hoạt động vũ trang, ngày 26/3/1961 Đội quyết tử học sinh, sinh viên được thành lập

Năm 1962 nhiều cuộc biểu tình với quy mô lớn như cuộc biểu tình ngày 8/6/1962 của 8000 học sinh Tân An, Chợ Lớn…

Năm 1963, các trường đại học cũng đấu tranh đòi phải học bằng Tiếng Việt, tiến hành biểu tình chống bắt lính, chống lập chế độ bán quân sự trong học đường, chống các trường hợp trường học đỡ đầu các ấp chiến lược… Ngày 25/8/1963 theo chỉ đạo của Uỷ ban học sinh liên trường, hơn 5000 học sinh, sinh viên biểu tình tại chợ Bến Thành, đi đầu là tốp nữ sinh áo trắng, bọn cảnh sát nổ súng bắn vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương, trong đó có nữ sinh viên trường Trường Sơn là Quách Thị Trang, dấy lên cuộc xuống đường của 4000 nữ sinh Gia Long cũng bị đàn áp tàn bạo, hàng trăm nữ sinh bị thương…

Trong giai đoạn 1965 – 1968, Đế quốc Mỹ đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến tranh bằng việc đưa quân can thiệp trực tiếp vào chiến trường Việt Nam, phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn – Gia Định phát triển sang một bước mới. Đây là thời kì phong trào phát huy tối đa các hình thức đấu tranh, các biện pháp đấu tranh, huy động tối đa lực lượng tham gia, cao hơn về quy mô lực lượng, tính chất đấu tranh và trình độ tổ chức. Năm 1967, lực lượng cách mạng, tiến bộ đã giành được những vị trí quan trọng trong các Ban Đại diện sinh viên tại nhiều trường trong Thành phố, giành lấy quyền lãnh đạo Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn sử dụng trụ sở số 4 Duy Tân [nay là Nhà Văn Hóa Thanh niên] làm trung tâm đấu tranh công khai. Đây chính là bước phát triển lớn, làm tiền đề để lực lượng học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định phát huy tinh thần quật khởi, sẵn sàng tham gia cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

Năm 1968, học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định đã đồng loạt hành động, vẽ hàng trăm khẩu hiệu, rải hàng ngàn truyền đơn và kêu gọi lật đổ Thiệu - Kỳ, đuổi Mỹ xâm lược, trực tiếp tham gia phát động quần chúng nổi dậy, treo cờ Mặt trận, rải truyền đơn cách mạng trong các khu lao động Bàn Cờ, Vườn Chuối, Nguyễn Thông…, thể hiện tinh thần xung kích duy trì tốt việc sinh hoạt và tập hợp lực lượng thanh niên, vai trò của những nữ sinh viên nổi bật không kém những nam thanh niên như tham gia chiến đấu trên đường phố chống bom cay, dùi cui của cảnh sát dã chiến…

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, phong trào đấu tranh chính trị của học sinh, sinh viên, các tổ chức hòa bình đòi chấm dứt chiến tranh, đòi Thiệu từ chức… nổ ra ở tất cả các thành phố lớn, với các hình thức như: biểu tình, trinh sát, dẫn đường, tiếp tế lương thực, thực phẩm, may cờ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, làm công tác binh vận..., góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Sau Đại thắng Mùa xuân 1975, các thế hệ học sinh, sinh viên thành phố tiếp tục xung kích trên các mặt trận, tích cực tham gia các công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển Thành phố. Nhiều phong trào trong học sinh, sinh viên Thành phố đã tạo sự lan tỏa, được nhân rộng trên cả nước, tạo động lực để Hội Sinh viên Thành phố tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới góp phần viết tiếp Truyền thống anh hùng, năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố, phát huy vai trò của mình trong các phong trào hành động cách mạng, đóng góp công sức vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Tài liệu tham khảo:

1. Ban tổng kết chiến tranh, Thành Uỷ Thành phố Hồ chí Minh [2015] Lịch sử Sài Gòn Chợ lớn Gia Định kháng chiến [1945 – 1975], NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.

2. Khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn

3. Thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2021

Huỳnh Thị Kim Loan

Phòng Truyền thông – Giáo dục và Quan hệ quốc tế

.

Cập nhật lúc: 05:39, 08/04/2021 [GMT+7]

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam ở thế kỷ XX, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp rất quan trọng trên các mặt trận ngoại giao và trên chiến trường. Với tinh thần cách mạng, ý chí sắt đá, đầu óc khôn ngoan, linh hoạt, họ đã có những tác động tích cực, tranh thủ được sự ủng hộ của những lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa trên khắp thế giới, đồng thời tham gia chiến đấu dũng cảm, kiên cường, trực tiếp đối mặt với kẻ thù ngoài chiến trường, góp phần vào thắng lợi chung của Nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại.

Nguyễn Thị Minh Khai - Nữ Bí thư Thành ủy Sài Gòn đầu tiên

Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh - Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước lại được theo học quốc ngữ từ nhỏ, năm 16 tuổi chị đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1927 chị gia nhập Đảng Tân Việt, lấy bí danh là Minh Khai. Sau đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương phụ trách công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ, tổ chức huấn luyện đào tạo cán bộ cho Đảng, làm nòng cốt cho cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh. Từ 1930 đến 1935, chị được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập và hoạt động trong tổ chức Quốc tế Cộng sản và tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 ở Mát-xcơ-va, chị là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên phát biểu tham luận về vai trò của phụ nữ Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc và bảo vệ hòa bình. Năm 1937 chị trở về nước và được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, lãnh đạo các cơ sở cách mạng và Nhân dân đấu tranh. Năm 1940, giữa lúc phong trào đang phát triển mạnh mẽ thì chị bị địch bắt giam tù đày tra tấn rất dã man và bị chúng kết án tử hình nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của một chiến sĩ cộng sản. Chị hy sinh lúc mới 31 tuổi nhưng tên tuổi và sự nghiệp cách mạng cao quý của chị vẫn mãi được Nhân dân tưởng nhớ và lịch sử khắc ghi.

Bà Nguyễn Thị Bình và bà Nguyễn Thị Định

Nguyễn Thị Bình - Sứ giả hòa bình của Việt Nam

Bà vốn quê ở Quảng Nam nhưng được sinh ra [năm 1927] tại Sa Đéc - Đồng Tháp. Bà tham gia phong trào đấu tranh cách mạng từ 1945 và trở thành một trong những người lãnh đạo phong trào Phụ nữ cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn, phong trào học sinh sinh viên, phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình của giới trí thức ở miền Nam. Bà đã từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam [1960]; Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Trưởng phái đoàn đàm phán tại Hội nghị quốc tế Paris về Việt Nam, kí kết Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nước CHXHCN Việt Nam [1976-1987], Phó Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam [1992].Vốn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng với bản tính thông minh, duyên dáng, lại có tài thuyết phục, Nguyễn Thị Bình rất thành công trong hoạt động ngoại giao. Khi tiếp xúc với các nguyên thủ quốc gia và bạn bè quốc tế, bà đã để lại ấn tượng tốt đẹp cũng như tuyên truyền, vận động được nhiều nước trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh đòi hòa bình giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Nhân dân Việt Nam. Với vai trò là “sứ giả hòa bình”, bà đã có những đóng góp không nhỏ vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc.

Nguyễn Thị Định - Nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nguyễn Thị Định [1920 - 1992] được sinh ra trên vùng quê Lương Hòa - Giồng Trôm - Bến Tre trong một gia đình nông dân giàu lòng yêu nước và cách mạng. Tuổi ấu thơ, gia đình đông anh em lại phải sống trong xã hội thực dân phong kiến, bà không có điều kiện cắp sách đến trường, tuy không được học nhiều nhưng bà lại rất thông minh, nhạy cảm và lắm mưu trí, thích đọc sách và ham hiểu biết. Nguyễn Thị Định đã sớm giác ngộ và tham gia cách mạng từ rất sớm [năm 16 tuổi]. Năm 1938 bà đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Chồng hi sinh khi tuổi đời còn trẻ, con nhỏ, nhưng với ý chí kiên cường và lòng căm thù giặc sâu sắc bà đã thoát li hoạt động cách mạng, nhiều lần bị địch bắt bớ tù đày nhưng chúng không khuất phục được bà. Nguyễn Thị Định là người được chọn làm thuyền trưởng đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Trung ương Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến sự ở Nam Bộ và xin vũ khí chi viện, từ đó khởi đầu cho “con đường Hồ Chí Minh trên biển”. Sau đó bà là người chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng khởi ở Bến Tre, cũng như tham gia chỉ huy trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, là Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam, bà đã lãnh đạo đội quân tóc dài lập nên nhiều chiến công lừng lẫy, làm giặc nhiều phen lao đao, lúng túng, góp phần đưa phong trào cách mạng Việt Nam chuyển từ thế phòng ngự, sang thế tấn công dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, bà đã từng đảm nhận các chức vụ: Chủ tịch Hội Phụ nữ, Phó Tổng Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam... bà đã được Đảng và Nhà nước cùng các tổ chức quốc tế tặng thưởng nhiều huân chương và giải thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh, giải thưởng hòa bình quốc tế Lê-nin, Huân chương Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới. Lúc sinh thời, bà đã từng được Bác Hồ khen ngợi: “Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ có nước ta có vị tướng quân là nữ như vậy. Thật vẻ vang cho cả miền Nam và cho cả dân tộc ta”.

Ngoài các gương tiêu biểu nói trên, ở Việt Nam còn hàng ngàn, hàng vạn các mẹ, các chị là chiến sĩ, liệt sĩ anh hùng khác đã không tiếc máu xương, chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ đã phát huy truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam, con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, góp phần tô thắm trang sử vàng vẻ vang của dân tộc.

Ngô Bá Thành - Người phụ nữ của thiên niên kỷ 

Bà tên thật là Phạm Thị Thanh Vân [Ngô Bá Thành là tên người chồng quá cố của bà]. Bà là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp - Mĩ - Tây Ban Nha và đã được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là người phụ nữ của thiên niên kỷ - người phụ nữ Đông Dương vô địch tốc kí tại Pháp. Với tài năng kiệt xuất, được mời vào làm việc cho Ban Luật quốc tế và Viện Đại học quốc tế nhưng bà đã từ chối và trở về Sài Gòn làm việc để tham gia phong trào đấu tranh đòi hòa bình, đòi quyền sống cho Nhân dân, cho dân tộc. Trong thời kì chiến tranh Nam Bắc, bà là đại diện tiêu biểu của thành phần thứ 3. Trong quá trình hoạt động, bà đã nhiều lần bị chính quyền Sài Gòn cầm tù và chịu thiệt thòi về cuộc sống gia đình nhưng bà vẫn kiên cường đấu tranh hi sinh cho sự nghiệp, cho lẽ phải. Bà đã từng là Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ đòi quyền sống; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội các khóa 6, 7, 8, 10; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Năm 1998, bà đã được Viện Tiểu sử Hoa Kỳ [American Biographical Institule - ABI] chọn là “Người phụ nữ của năm 1998” vì những cống hiến to lớn cho xã hội và nghề nghiệp. Cùng năm đó, Trung tâm Tiểu sử Quốc tế Anh [International Biographical Centre - IBC] chọn bà là “Người phụ nữ thiên niên kỷ”, đồng thời được nhận vinh dự là “Người phụ nữ châu Á đầu tiên giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Tiểu sử quốc tế đầu tiên khu vực châu Á”.

ĐOÀN BÍCH NGỌ

Video liên quan

Chủ Đề