Người nín thở bao lâu

Con người không thể thở được ở dưới nước như cá, nếu muốn ngâm mình dưới nước, con người cần phải nhịn thở. Vậy một người bình thường có thể nhịn thở dưới nước được bao lâu?

Khi chơi đùa ở bể bơi hoặc sông hồ, các thanh thiếu niên thường thi xem ai nhịn thở lâu hơn. Các vận động viên hoặc thợ lặn cũng thường thử sức như vậy. Luyện tập thường xuyên là cách để kéo dài thời gian nhịn thở dưới nước.


Người bình thường có thể nhịn thở từ 30-90 giây và lên tới hai phút khi ở dưới nước.

Theo trang Wonderopolis, một người với sức khỏe bình thường có thể nhịn thở từ 30-90 giây và lên tới hai phút khi ở dưới nước. Các chuyên gia cảnh báo không nên cố gắng nhịn thở quá lâu vì gây ra hiệu ứng tiêu cực.

Khi một người nín thở, lượng khí CO2 tích ngày càng nhiều. Đến một mức nào đó, lượng khí này phải được giải phóng, tạo ra phản xạ khiến các cơ kiểm soát sự hô hấp bị co thắt. Những cơn co thắt này gây đau và thường khiến một người hổn hển chỉ sau vài phút.

Kỷ lục nhịn thở ở dưới nước lâu nhất hiện nay thuộc về Budimir Buda Šobat với 24 phút 33 giây.

Sở dĩ một người có thể nhịn thở được dưới nước lâu dài là nhờ sự điều chỉnh của cơ thể, giúp tim đập chậm hơn, cơ thể tiêu thụ ít năng lượng hơn, do đó hấp thụ càng ít khí oxy càng tốt.

Theo Daily Mail, nhịp tim của một thợ lặn nghiệp dư giảm từ 10 đến 30% khi ở dưới nước. Nhưng những thợ lặn chuyên nghiệp có thể giảm nhịp tim tới hơn 50%.

Cập nhật: 14/08/2021 Theo Dân Việt

Tim phổi khỏe hay yếu liên quan đến sức khỏe thể chất và tuổi thọ của mỗi người, nếu chưa kịp đến viện khám, bạn hãy thử tự kiểm tra ngay bằng 5 cách đơn giản sau đây.

1. Phương pháp nín thở

Sau khi hít một hơi thật sâu rồi nín thở, nếu bạn có thể nín thở được 30 giây trở lên, điều nàu có thể biểu hiện chức năng tim, phổi của bạn vẫn rất tốt. Ngược lại nếu bạn chỉ nín thở dưới 20 giây, chứng tỏ chức năng tim, phổi có vấn đề, do vậy cần đặc biệt chú ý.

2. Phương pháp leo cầu thang

Phương pháp này cũng khá phổ biến, thông thường những người có sức khỏe tim, phổi tốt, có thể đi bộ từ tầng 1 đến tầng 3 với tốc độ bình thường, nếu không thấy thở gấp, tức ngực, khó thở thì chứng tỏ chức năng tim phổi khá tốt. Còn ngược lại, nếu bạn cảm thấy rất mệt như “hết hơi”, cần chú ý tim, phổi của bạn có thể đang bị tổn thương.

3. Phương pháp thổi nến

Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn cần chuẩn bị một cây nến, đốt cháy nến và đặt cách cơ thể khoảng 15cm. Nếu một hơi có thể thổi tắt nến, chứng tỏ chức năng tim, phổi vẫn khá tốt. Nếu thử thổi vài lần mà nến không tắt lửa, điều này chứng tỏ chức năng tim, phổi bị suy yếu, chẳng hạn như bị bệnh khí phế thũng.

4. Phương pháp chạy tại chỗ

Bạn đứng chạy tại chỗ, dừng chuyển động sau khi mạch đập đạt 100-120 lần/phút, quan sát khi dừng chạy, nếu trong vòng 5 – 6 phút sau đó mạch đập của tim hồi phục lại như trạng thái ban đầu thì chức năng tim phổi rất tốt. Trong trường hợp bạn thở hắt vì mệt, tim đập nhanh và cần thời gian dài mới dịu lại nhịp thở thì tim, phổi của bạn đã yếu.

5. Phương pháp quan sát màu môi

Tim và phổi là những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người, tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa ngày càng phát triển dẫn đến ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, cùng với những thói quen xấu của cá nhân như hút thuốc, uống rượu, thức khuya,… đều là những tác nhân nguy hại làm tăng số người mắc các bệnh về tim, phổi. Trên thực tế, chúng ta có thể tự kiểm tra chức năng tim, phổi tại nhà thông qua 5 phương pháp sau.

Những người có chức năng tim, phổi tốt có màu môi hồng hào, trong khi những người có chức năng phổi kém có thể có đôi môi màu tím do thiếu oxy bên trong cơ thể.

3 cách để cải thiện chức năng tim phổi

1. Chạy bộ

Đây là một trong những cách phổ biến để luyện tập chức năng tim, phổi. Trước tiên hãy lựa chọn đi bộ nhanh là chủ yếu, xen kẽ chạy chậm trong vòng 1 tuần. Tiếp theo chạy chậm là chủ yếu, trong đó xen kẽ đi bộ nhanh, thực hiện trong 1 tuần. Tiếp nữa là nguyên chạy chậm 1 tuần. Cuối cùng, chạy với toàn bộ sức lực, và cũng luyện tập trong 1 tuần. Kiên trì luyện tập 1 tháng, chức năng tim, phổi có thể được cải thiện rõ rệt.

2. Bơi lội

Bơi đòi hỏi phải nín thở dưới nước và lấy hơi, đây là một phương thức hít thở sâu có thể cải thiện hiệu quả chức năng của tim, phổi. Ngoài ra, bơi dưới nước, cơ bắp tiêu thụ oxy và chất dinh dưỡng tăng lên, có lợi cho việc tăng cường chức năng bơm của tim và cải thiện chức năng tim mạch.

3. Đi xe đạp

Đạp xe là một trong những công cụ tốt nhất để cải thiện chức năng tim và phổi. Đạp xe có thể sử dụng chuyển động của chân để nén lưu lượng máu và bơm máu trở lại từ mạch máu đến tim, tăng cường chức năng của mô vi mạch. Ngoài ra, đi xe đạp rất đơn giản và thân thiện với môi trường, đồng thời giúp thư giãn cơ thể và tâm trí trong quá trình đạp xe

Tuy nhiên, ngoài việc cải thiện chức năng tim, phổi bằng ba phương pháp trên, một cơ thể khỏe mạnh không thể tách rời khỏi thói quen sống tốt. Nghiện rượu, hút thuốc, thức khuya,… đều là những thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay lập tức.

Theo HÀ VŨ/Vietnamnet

Nguồn hình ảnh, thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Sự sống của con người phụ thuộc rất lớn vào oxygen

Một số ít người có thể nín thở lâu đến kinh ngạc, Frank Swain phát hiện. Làm sao họ làm được như vậy?

Tháng 11 năm ngoái, Nicholas Mevoli, 32 tuổi, nằm ngửa trên mặt nước giữa biển khơi và hít một hơi dài để đẩy không khí vào đẩy hai lá phổi. Sau đó anh ấy vẫy nhẹ và lặn xuống nước và bắt đầu lặn đến Lỗ xanh Dean [Dean’s Blue Hole] – một khe dưới đáy biển ở Bahamas.

Mục tiêu của Mevoli là lặn đến độ sâu hơn 70 mét và chỉ với một lần thở. Nếu không may sẽ là thảm họa đối với anh ấy.

Con người có thể lặn lâu bao nhiêu mà không cần trồi lên mặt nước? Con người có thể nín thở được bao lâu? Khi nhân loại đang đẩy lùi hai giới hạn cuối cùng là không gian và đại dương thì cần phải tìm hiểu làm sao chúng ta có thể tồn tại được trong môi trường không có không khí.

Trong chân không, chúng ta rất dễ bất tỉnh. Hồi năm 1965, trang phục không gian bị đứt gãy đã khiến một nhân viên ở Trung tâm Không gian Johnson của Nasa bị đẩy vào môi trường chân không trong một lúc trong phòng thí nghiệm. Anh ta đã ngất xỉu trong khoảng 15 giây. Không như mọi người nghĩ, anh ta không bị nổ tung mặc dù ở môi trường áp suất thấp như vậy, các chất lỏng trong cơ thể sẽ bốc hơi ở nhiệt độ cơ thể bình thường. Điều cuối cùng mà anh ta có thể nhớ trước khi tỉnh lại là nước bọt sôi lên và bốc hơi trên đầu lưỡi.

Các thợ lặn tự do, tức là lặn không cần các thiết bị thở, làm được tốt hơn thế. Thông thường thì họ có thể lặn dưới nước trong ba phút hoặc lâu hơn. Thợ lặn nắm kỷ lục lặn sâu nhất, ông Herbert Nitch, lặn xuống độ sâu 214 mét trên một tàu ngầm được thiết kế đặc biệt. Ông ở dưới nước trong khoảng thời gian bốn phút rưỡi. Các thợ lặn tự do nhờ vào một phản ứng vật lý được gọi là ‘phản xạ lặn’. Quá trình này làm chậm nhịp tim khi cơ thể lặn sâu dưới nước. Ngay cả khi chúng ta úp mặt vào nước lạnh cũng kích hoạt phản ứng này.

Mặc dù những thợ lặn kiểu này đạt đến những độ sâu khó tin, con người vẫn có thể nhịn thở lâu hơn ở những môi trường bớt khắc nghiệt hơn. Dầm mình xuống một hồ bơi ở London, thợ lặn người Đan Mạch có tên là Stig Severinsen đã nhịn thở được 22 phút hồi năm 2012 và lập một kỷ lục thế giới mà đến nay vẫn chưa có ai phá được. Làm sao mà họ có thể làm được trong khi người bình thường chỉ có thể nín thở được hơn môt phút? Tất cả là ở sự chuẩn bị, tập luyện và sinh lý.

Nguồn hình ảnh, thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Con người không thể ở được vài phút dưới mặt nước nếu không có các thiết bị hỗ trợ

Trước khi lập được kỷ lục này, Severinsen đã dành 20 phút để thở gấp chỉ với khí ôxy. Điều này giúp cho cơ thể của anh ấy được lấp đầy ôxy và đẩy hết khí CO2 từ trong phổi ra ngoài. Cả hai yếu tố này đều quan trọng để giúp nhịn thở lâu. Ai cũng biết rằng nếu thiếu oxy sẽ dẫn đến tử vong, trong khi CO2 tích tụ cũng nguy hiểm không kém. Nếu cơ thể không thải được khí thừa này trong cơ thể thì sự tích tụ của nó trong máu sẽ biến máu trở thành a-xít. Cơ sẽ bị co thắt và cơ thể mất phương hướng trong khi tim đập nhanh. Cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong.

Các thợ lặn đã qua huấn luyện và các nhà vô địch về nhịn thở đã tạo được sự thích nghi của cơ thể để có thể nín thở lâu. Một nghiên cứu trên những ngư dân Brazil cho thấy những người lặn đánh bắt có phổi to hơn nhiều so với những đồng nghiệp chỉ đánh bắt trên mặt nước. Các thợ lặn mò ngọc trai nổi tiếng ở Nam Hàn và Nhật Bản được phát hiện có thêm 10% hồng cầu trong máu trong suốt quá trình lặn.

Giới hạn của việc nín thở được quyết định bằng việc cơ thể bạn có thể chịu được sự thiếu ôxy và sự tích tụ CO2 đến mức nào. Cả hai yếu tố này lại bị chi phối bởi tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Một thợ lặn dưới biển sẽ tiêu thụ nhiều ôxy hơn và thải ra CO2 nhiều hơn một người bất động dưới nước. Các thợ lặn tự do thường nói về việc cần phải tạo luyện cho đầu óc trong trạng thái thiền khi lặn để giúp làm giảm nhịp tim và để đầu óc trống rỗng để não bộ được thư giãn sâu.

Nguồn hình ảnh, thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Phổi của con người không có khả năng thở chất lỏng

Ngoài ra cũng có những cách khác để kiềm chế hoạt động trao đổi chất. Khi đứa bé Michelle Funk ở Mỹ ngã vào một dòng suối lạnh giá hồi năm 1986, em đã sống sót sau khoảng 66 phút ở dưới nước. Đó là do cơ thể giảm nhiệt sâu giúp làm chậm lại quá trình trao đổi chất gần như bằng không.

Nhà vô địch không có đối thủ trong việc nhịn thở thường xuyên là các động vật biển hữu nhũ như cá voi và hải cẩu. Mỗi lần chúng có thể lặn dưới nước đến một giờ đồng hồ trước khi trồi lên mặt nước. Bên cạnh việc cơ thể chúng có thể chịu được sự tích tụ CO2 cao, cơ của những sinh vật này có rất giàu myoglobin, một loại protein giúp giữ lại ôxy và đẩy chúng ra để sử dụng trong quá trình lặn. Myoglobin là chất giúp cho thịt có màu đỏ. Ở cá voi, chúng có mật độ tập trung cao đế nỗi cá voi có thịt màu đen.

Điều không may là ngay cả việc tập luyện tốt nhất cũng không giúp chúng ta học được cách thích nghi cơ thể của cá voi. Vậy thì có lựa chọn nào khác cho cuộc sống không có không khí?

Chúng ta có thể đi ngược quy luật một chút bằng cách thở chất lỏng thay vì thở khí trời. Nếu không phải là chất lỏng chỉ có ôxy thuần thì ở nhiệt độ -200 độ C, nó sẽ biến cơ thể chúng ta sẽ biến thành một que kem từ trong ra ngoài và phổi sẽ vỡ nát khi chúng ta cố thở. Thay vào đó, chúng ta sẽ thở bằng một loại chất lỏng giàu ôxy hòa tan. Một loại vật chất có tên gọi là PFC có thể hòa tan một nồng độ ôxy và CO2 cao. PFC cũng có thể trở thành chất lỏng ở nhiệt độ thích hợp.

Nguồn hình ảnh, thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Cá voi là nhà vô địch về lặn biển lâu trong một hơi thở

Thở bằng chất lỏng có thể nghe giống như trong phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên nó đã từng được mô tả trong bộ phim về phiêu lưu dưới đáy biển có tên là The Abyss của đạo diễn nổi tiếng James Cameron quay hồi năm 1989. Tuy nhiên nó có cơ sở từ các công trình nghiên cứu.

PFC là chất không màu, không mùi và không độc như không khí và có thể giúp cho các thợ lặn chịu được áp suất cao khi thoát ra khỏi tàu ngầm gặp nạn. Các thí nghiệm trong những năm 1960 cho thấy mèo và chuột bị dìm vào chất PFC dạng lỏng có thể sống được trong nhiều ngày bằng cách thở chất lỏng giàu ôxy này.

Vì chất lỏng này có chứa nhiều ôxy hơn rất nhiều lượng không khí tương đương, về mặt lý thuyết chúng ta có thể nín thở lâu hơn nhiều chỉ với một hơi PFC đầy phổi. Tuy nhiên, cấu tạo mong manh của phổi ở động vật có vú không thể chịu được lực cần thiết để đẩy bốn lít chất lỏng vào trong và ra khỏi cơ thể. Điều này khiến cho việc thở chất lỏng không được xem là một lựa chọn thay thế cho việc thở bằng không khí mặc dù thở chất lỏng đã được áp dụng trong việc chăm sóc các trẻ sinh non vốn phổi chưa có khả năng tự thở.

Nếu không có công nghệ mới thì các nỗ lực lập kỷ lục mới sẽ có kết cục đáng buồn. Khi Mevoli trồi lên mặt nước sau khi lặn ba phút rưỡi và lập kỷ lục lặn không có thiết bị thở ở độ sâu 72 mét, anh ấy đã bất tỉnh không lâu sau đó. Mặc dù được chữa trị ngay lập tức anh ấy vẫn qua đời sau đó. Cái chết của anh ấy là một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng cuộc sống tại các giới hạn vẫn đối diện muôn vàn nguy hiểm.

đã được đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề