Hậu sản là gì cách chữa

Hậu sản để chỉ thời gian cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở. Theo y học hiện đại, giai đoạn này thường kéo dài 6 tuần sau sinh. Nhưng theo quan niệm dân gian, hậu sản là thời kỳ 3 tháng ở cữ, thời điểm người mẹ phải kiêng cữ và được chăm sóc đặc biệt để phòng tránh một số bệnh hậu sản.

2. Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh

Hiểu rõ về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh, sản phụ sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Phụ nữ bị hậu sản sau sinh [còn gọi là hậu sản mòn] thường gầy gò, ốm yếu, ăn uống kém, suy nhược về tinh thần và thể chất kéo dài. Điều này dẫn đến việc sức khỏe người mẹ sa sút, sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh hậu sản.

Một hệ lụy khác kéo theo là mẹ không đủ sức chăm con cũng như thiếu sữa cho bé bú hoặc nguồn sữa không đảm bảo dinh dưỡng, từ đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

3. Nguyên nhân bị hậu sản sau sinh và cách phòng ngừa

Mẹ có thể tham khảo thêm nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí và ngăn ngừa tình trạng hậu sản sau sinh tại đây.

4. Những bệnh hậu sản thường gặp sau sinh

Những bệnh lý người mẹ thường gặp cả về tâm lý và thể chất trong 6 tuần đầu sinh gọi là bệnh hậu sản.

Việc hiểu rõ dấu hiệu bị hậu sản sau sinh hay các bệnh hậu sản thường gặp sẽ là cơ sở để chăm sóc mẹ tốt hơn cũng như can thiệp sớm các rủi ro, biến chứng nếu có.

Một số bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh gồm:

– Băng huyết

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết băng huyết là gì?

Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời.

Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…

Một số nguyên nhân gây băng huyết như tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, đẻ nhanh [đặc biệt đẻ ở tư thế đứng], sót nhau, đẻ non hoặc đẻ thai lưu, mẹ bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng…

Băng huyết cần có sự can thiệp y tế sớm và kịp thời để giữ lại tính mạng cho người mẹ.

– Tiền sản giật sau sinh

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết tiền sản giật sau sinh là gì?

Tiền sản giật sau sinh tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trong vòng 48 giờ hoặc muộn nhất là sáu tuần sau khi sinh. Nó tương tự như chứng tiền sản giật [nhiễm độc thai nghén] xảy ra trong thai kỳ.

Đôi khi bệnh không có triệu chứng rõ ràng, trừ khi sản phụ theo dõi huyết áp của mình. Nếu mẹ có các triệu chứng sau thì cần nghi ngờ mình bị tiền sản giật sau sinh và cần khám ngay lập tức: đau đầu dữ dội, phù nề, mờ mắt, ù tai, co giật…

– Nhiễm khuẩn hậu sản

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết nhiễm khuẩn hậu sản là gì?

Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ đường sinh dục và thâm nhập vào cơ thể sản phụ thông qua ngõ âm đạo, cổ từ cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục. Vi khuẩn gây bệnh đến từ dụng cụ đỡ đẻ, cơ thể sản phụ hoặc môi trường xung quanh.

Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ có thể gặp các trạng thái bệnh như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, viêm niêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch…

Triệu chứng ban đầu thường sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, mưng mủ chỗ viêm nhưng nếu nặng sẽ sốt rất cao, rét run, hạ huyết áp…

– Cơn co tử cung

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết cơn co tử cung là gì?

Những cơn co thắt tử cung có thể gây đau đớn cho sản phụ nhưng là những cơn co tự nhiên và có lợi nhằm tống các máu cục, sản dịch còn sót lại bên trong ra ngoài.

Hơn nữa, khi mang thai, tử cung của mẹ giãn nở theo trọng lượng thai nhi. Sau khi sinh, tử cung sẽ co hồi để mau trở về kích thước ban đầu. Nếu trẻ bú mẹ, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn. Cơn đau càng mạnh thì tử cung của mẹ càng mau co lại.

– Bế sản dịch

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết bế sản dịch là gì?

Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Sản phụ bị bế sản dịch nếu can thiệp muộn có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhằm phòng tránh hiện tượng bế sản dịch, phụ nữ sau khi sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Đồng thời, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài.

Hậu sản mòn nếu không được phát hiện kịp thời có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ sau sinh. Tuy nhiên, hiện nhiều chị em vẫn chưa biết hậu sản mòn là gì, cách chữa hậu sản mòn sau sinh thế nào cũng như hậu sản mòn có nguy hiểm không?

Hậu sản mòn, một khái niệm khá mới mẻ với các mẹ vừa “vượt cạn” lần đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu khái niệm này là gì cũng như nguyên nhân và các cách thể phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ lẫn bé nhé!

Hậu sản mòn hay còn gọi là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh.

Các mẹ bị hậu sản mòn thường có biểu hiện là cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó, sau sinh nếu mẹ bị thiếu cân sẽ dễ bị kiệt sức và suy dinh dưỡng.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn sữa mẹ và sự phát triển của bé. Khi cơ thể phụ nữ sau sinh thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.

Vì vậy, các mẹ cần chú ý đến sức khỏe của mình, nếu cần thiết, các mẹ nên đến bệnh viện để để điều trị sớm nhất có thể. Thông thường bệnh có 2 dạng biểu hiện là: Bệnh hậu sản mòn thông thường và bệnh hậu sản phù.

Hậu sản mòn ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé

Hậu sản mòn có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ kết luận có nguy hiểm hay không. Đối với tình trạng hậu sản thông thường như mệt mỏi, đau lưng, khớp, cáu gắt do thay đổi tâm lý và chưa quen với việc chăm sóc con cái là những bệnh hậu sản không nguy hiểm.

Tuy nhiên những bệnh hậu sản này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ sản. Nếu mẹ gặp tình trạng như băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh… đều là những bệnh khá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng.

Phụ nữ sau sinh con bị những bệnh này chắc chắn sẽ bị nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tới.

Nguyên nhân gây hậu sản mòn sau khi sinh con

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:

  • Do quá trình mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, khổ cực nên khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng, nên dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân.
  • Tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
  • Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh không hợp lý nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng.
  • Mẹ sau sinh phải suy nghĩ, làm việc quá sức hoặc làm những việc nặng, không hợp với tình trạng cơ thể cũng dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược.
  • Tình trạng thiếu ngủ, giấc ngủ không liên tục do phải cho con bú đêm.
  • Ngoài ra, cơ thể của mẹ cũng có thể đang mắc một bệnh mãn tính nào đó mà mẹ chưa phát hiện ra cũng chưa được chữa trị.
  • Việc quan hệ tình dục quá sớm cũng làm cho tử cung hoặc vùng kín của chị em bị ảnh hưởng. Đều này sẽ dẫn đến việc viêm nhiễm và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ, dẫn đến việc gây ra bệnh hậu sản mòn.
Hậu sản mòn xuất phát từ sự suy nhược của mẹ sau khi sinh con

Triệu chứng, dấu hiệu hậu sản mòn thường gặp

Cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ bị nhiều bệnh tật là dấu hiệu phổ biến của phụ nữ bị hậu sản mòn.

Với bệnh hậu sản mòn thông thường, cơ thể mẹ sẽ gầy gò, xanh xao cho dù đã được chăm sóc kỹ càng với chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầu đủ.

Người mẹ sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc bị giảm cân sau đó vài tuần. Đồng thời, mẹ thường có hiện tượng sôi bụng, xót ruột, không muốn ăn.

Hậu sản phù bao gồm những triệu chứng gần giống bệnh hậu sản mòn thông thường nhưng kèm theo các triệu chứng phức tạp hơn như chân tay bị nổi phù. Một số trường hợp còn bị nổi phù ở mặt.

Hậu sản mòn có chữa được không?

Phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu chưa biết bà đẻ kiêng ăn gì thì mẹ nhớ tuyệt đối không được ăn đồ tanh, đồ lạnh hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa.

Đồng thời nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp trong đó vitamin C, E, K, thực phẩm chứa nhiều sắt hoặc uống viên sắt tổng hợp mỗi ngày.

Luyện tập thói quen nghỉ ngơi đầy đủ và nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để khí huyết lưu thông, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể hấp thụ tốt.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ sinh thường, không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh.

Vì sau sinh, tử cung và vùng kín của người phụ nữ bị tổn thương. Nếu quan hệ vợ chồng sớm sẽ làm tử cung và vùng kín bị tổn thương nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm…

Điều này cũng ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe của người mẹ. Đối với phụ nữ sinh mổ, cần chờ vết thương phục hồi hoàn toàn mới được sinh hoạt tình dục.

Nếu tình dục quá sớm sẽ khiến vết mổ bị tổn thương, dễ bị viêm loét rất nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ.

Cách chữa hậu sản mòn sau sinh

Một trong những điều quan trọng là mẹ cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể vào lúc này. Mẹ nên bổ sung 4 nhóm chất đường bột, đạm, vitamin và chất khoáng và thực hiện theo những diều sau đây:

  • Thực đơn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
  • Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên, nếu chưa thể thực hiện được các bài tập, mẹ nên bắt đầu với những động tác nhẹ nhàng, đơn giản chẳng hạn như đi bộ.
  • Chia sẻ bớt gánh nặng chăm con hoặc làm việc nhà với chồng để có thời gian nghỉ ngơi.
  • Dành ra một ít thời gian cho bản thân để làm những việc mà mình yêu thích.
  • Luôn suy nghĩ lạc quan và giữ tinh thần thoải mái.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là những khu vực có vết thương, vì lúc này thể tạng của mẹ rất yếu, nên dễ bị nhiễm bệnh.
  • Tiếp tục việc uống thuốc bổ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc mà mình đang dùng.
Mẹ nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục đều dặn để cải thiện sức khỏe

Mẹ sau sinh bị hậu sản mòn phải làm sao?

Mẹ nên bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đừng ngại tăng cân. Nên ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

  • Mẹ nên ăn những loại thực phẩm như thịt bò, thị gà, sườn, cá, sữa… để giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh mà còn sản xuất đủ sữa cho con bú.
  • Ngoài ra, mẹ nên bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và chất xơ. Các chất này rất cần thiết cho mẹ vượt qua chứng táo bón và bệnh trĩ sau sinh.
  • Mẹ nên thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, lắc vòng, yoga… để tăng sức đề kháng, giúp sức khỏe mau hồi phục.
  • Bên cạnh đó, việc giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh lo âu là vô cùng quan trọng. Để làm được việc này, mẹ đừng ngần ngại chia sẻ công việc chăm sóc bé cho chồng hoặc những người thân trong gia đình.

Mọi người sẽ giúp mẹ tắm cho bé, cho bé bú, thay tã… Từ đó, mẹ sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn lấy lại sức, tránh tình trạng cơ thể suy nhược.

Hậu quả của hiện tượng hậu sản mòn

Phụ nữ bị hậu sản mòn thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Hơn nữa, khi cơ thể của người mẹ thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đảm bảo.

Trẻ bú mẹ sẽ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và thông minh. Do vậy, các mẹ cần lưu tâm đến sức khỏe của mình, nếu cần thiết nên đến bệnh viện để điều trị sớm nhất có thể.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề