Người lớn bị covid bao lâu thì khỏi

TS.BS Phạm Quang Thái – trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc [Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương] – cho biết sau khi khỏi COVID-19 có thể tiêm vắc xin được ngay. Tuy nhiên cần lưu ý là bệnh nhân phải khỏi hẳn, không còn các triệu chứng, chứ không phải chỉ xét nghiệm âm tính.

Trường hợp còn triệu chứng, có nguy cơ trùng hợp giữa phản ứng do vắc xin hay triệu chứng của bệnh và có thể dẫn tới xử lý sai với phản ứng sau tiêm. Như vậy, khi đã khỏi hẳn COVID-19 thì tiêm theo lịch như bình thường và không cần phải chờ thêm.

Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, kháng thể sau nhiễm tự nhiên sẽ không hiệu quả bằng việc có tiêm vắc xin. Đặc biệt, nhiễm trước hoặc sau tiêm cho kết quả kháng thể được tăng cường cao hơn rất nhiều so với việc đơn thuần nhiễm tự nhiên hoặc đơn thuần chỉ tiêm vắc xin.

TS Thái cho biết thêm, đối với những người có bệnh lý liên quan đến miễn dịch hoặc sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch, hay bệnh lý làm đáp ứng miễn dịch yếu đều phải tiêm mũi vắc xin bổ sung và tiêm nhắc lại theo đúng lịch.

Như vậy, ngoài mũi cơ bản [2 hoặc 3 mũi tùy đối tượng] còn có mũi nhắc lại, hiện Việt Nam mũi nhắc lại tiêm cách 3 tháng so với mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Trường hợp người nhiễm COVID-19 nhưng không biết tình trạng bản thân mà vẫn tiêm vắc xin, thì cũng không làm tăng nguy cơ đến sức khỏe. Mọi người vẫn cần tiếp tục thực hành tốt 5K để hạn chế sự lây nhiễm, điều có thể giúp virus tiếp tục lan tràn và biến đổi tạo ra những biến chủng mới khó lường.

Bà Dương Thị Hồng – phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia – cho biết từ tháng 12-2021, Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi COVID-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vắc xin COVID-19 [bao gồm các liều vắc xin cơ bản và mũi tiêm nhắc lại].

Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi COVID-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân.

Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Tuy nhiên, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể hồi phục sức khỏe ngay chỉ sau 1 – 2 tuần. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thể trạng của mỗi người.

“Khi tiêm vắc xin COVID-19 sẽ có phản ứng thông thường, có thể gây mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa phục hồi, lại thêm những phản ứng sau tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bởi vậy, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiếp tục tiêm vắc xin”, bà Hồng khuyến nghị.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 là những người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần; chống chỉ định với những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại [lần trước] và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Bà Dương Thị Hồng cho biết đối với trẻ mắc COVID-19, cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vắc xin.

Đây cũng là giai đoạn bệnh dễ lây lan nhất. Khoảng 1 – 2 ngày trước khi có triệu chứng, tải lượng virus sẽ ở mức cao nhất và đạt đỉnh trong tuần đầu tiên.

Người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 vẫn có nguy cơ bị nhiễm. Tuy nhiên, các triệu chứng nhiễm COVID-19 ở người đã tiêm đủ liều vaccine thường ít hơn và cũng ít khi bị sốt hoặc ho dai dẳng.

2. Giai đoạn bệnh nhẹ và trung bình

Các triệu chứng của bệnh sẽ “dữ dội” nhất vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6. Trong thời gian này, bạn cần chú ý đến các triệu chứng của cơ thể và dùng gói thuốc điều trị COVID-19 được cấp phát theo đúng hướng dẫn.

Sau giai đoạn này, bệnh có thể dừng lại mà không diễn tiến sang giai đoạn nặng. Trường hợp, bệnh không diễn tiến sang giai đoạn nặng thì các triệu chứng sẽ giảm dần và thoái lui sau khoảng 10 ngày.

3. Giai đoạn nặng [viêm phổi nặng và suy hô hấp]

Giai đoạn nặng có thể bắt đầu diễn ra vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 với các triệu chứng suy hô hấp như:

  • Khó thở biểu hiện bằng việc thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút
  • Li bì, lừ đừ
  • Tím tái môi, đầu các chi
  • SpO2 < 96% [nếu có dụng cụ đo tại nhà]

Nếu cơ thể có các biểu hiện kể trên, cần liên hệ ngay đến các cơ sở y tế hoặc các trạm y tế lưu động, các nhóm hỗ trợ để được hỗ trợ oxy và áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều trị COVID-19 tại nhà cần cách ly bao lâu?

Khi cơ thể có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, bạn cần thực hiện cách ly tại nhà ngay và liên hệ với cơ quan y tế địa phương hoặc bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 theo chỉ định của Bộ Y tế để được tư vấn. Nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà, bạn sẽ được cấp phát các gói thuốc điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy sau 10 ngày nhiễm bệnh, cơ thể đã loại bỏ được virus đang hoạt động. Người bị nhiễm COVID-19 có khả năng không còn lây nhiễm sau 10 ngày kể từ khi xét nghiệm dương tính và 72 giờ sau khi các triệu chứng về hô hấp và sốt thuyên giảm.

Tuy nhiên, ngoài quan tâm đến việc bị COVID-19 bao lâu thì khỏi, bạn vẫn nên thực hiện đúng thời gian cách ly tại nhà theo đúng quy định của Bộ Y tế. Hiện thời gian cách ly tại nhà theo quy định là 14 ngày. Sau 14 ngày, người bệnh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly.

Chủ Đề