Gây tê tủy sống gây đau lưng bao lâu

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện gây tê tủy sống?

Bạn phải báo với bác sĩ về các loại thuốc gần đây bạn đang hoặc đã uống, tình trạng dị ứng và những bệnh trước đây bạn mắc phải trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê và lên kế hoạch gây mê cùng nhau. Điều quan trọng là phải thực hiện theo các hướng dẫn về vấn đề khi nào ngừng ăn và uống trước khi phẫu thuật.

Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu điển hình như aspirin, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng thuốc trước khi làm phẫu thuật. Tương tự như thế với thuốc lá.

Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn rõ ràng trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như việc liệu bạn có thể ăn bất cứ thứ gì trước khi phẫu thuật hay không. Thông thường, bạn nên bắt đầu nhịn ăn khoảng sáu giờ trước khi làm phẫu thuật. Bạn có thể uống nước, chẳng hạn như cà phê, cho đến một vài giờ trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện gây tê tủy sống như thế nào?

Bác sĩ gây mê sẽ luồn vào cột sống một kim tiêm, tiêm thuốc gây tê qua đó và sau đó rút kim ra. Bạn thường không cảm thấy đau đớn, nhưng đôi khi có thể thấy hơi khó chịu.

Gây tê tủy sống thường kéo dài 1-3 giờ. Các bác sĩ gây mê sẽ đưa đủ thuốc gây tê qua kim với liều lượng đủ để khiến bạn mất cảm giác lâu hơn so với thời gian phẫu thuật dự kiến.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi gây tê cột sống?

Phải mất một đến bốn giờ để bạn có cảm giác trở lại ở khu vực cơ thể bị gây tê. Bạn nên nói với các nhân viên y tế về bất kỳ mối quan tâm hay lo lắng bạn có thể có.

Khi có lại cảm giác, bạn có thể thấy ngứa ran dưới da. Tại thời điểm này, bạn có thể nhận thức một số cơn đau từ vùng cơ thể được phẫu thuật và bạn nên yêu cầu bác sĩ cho thuốc giảm đau nhiều hơn trước khi cơn đau trở nên quá rõ ràng.

Bạn có thể đứng không vững. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ y tá của bạn khi bạn lần đầu ra khỏi giường.

Bạn thường có thể uống nước trong vòng một giờ sau ca phẫu thuật và ăn một chế độ ăn uống nhẹ.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Bạn có thể xem thêm: Bạn có thể bị liệt toàn thân do tác dụng phụ của gây tê tủy sống?

Gây tê tủy sống: Quy trình và những rủi ro có thể xảy ra

05/10/2022

Gây tê tủy sống được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật vùng bụng dưới, chi dưới, khớp háng, phẫu thuật sản phụ khoa: đáy chậu, sinh mổ, sa sinh dục, và các phẫu thuật trĩ, thoát vị bẹn… có thời gian mổ ngắn dưới 2 tiếng. Được thực hiện bởi bác sĩ gây mê giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao, đội ngũ ekip gây tê chuyên nghiệp.

Gây tê tủy sống là gì?

Gây tê tủy sống là loại gây tê trục thần kinh trung ương, thủ thuật này nhằm đưa lượng thuốc tê phù hợp vào khoang dưới nhện của tủy sống để ức chế sự dẫn truyền của toàn bộ cảm giác và vận động từ vị trí mà khoanh tủy đó chi phối xuống các cơ quan phía dưới của cơ thể khi phẫu thuật.

Gây tê tủy sống thường được áp dụng cho phẫu thuật vùng bụng dưới, chi dưới, khớp háng, phẫu thuật sản phụ khoa: đáy chậu, sinh mổ, sa sinh dục và các phẫu thuật trĩ, thoát vị bẹn…

Chỉ định gây tê tủy sống

Gây tê tủy sống thường sử dụng cho những phẫu thuật có thời gian mổ ngắn [dưới 2 giờ] vì tác dụng của thuốc tê khi đưa vào khoang dưới nhện sẽ giảm dần theo thời gian. Các phẫu thuật có thể sử dụng gây tê tủy sống bào gồm:

  • Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình trên chi dưới: thay khớp háng, thay khớp gối, các thủ thuật ghép vạt da, đoạn chi…
  • Phẫu thuật vùng bụng dưới: các phẫu thuật thoát vị bẹn, trĩ ngoại, các phẫu thuật vùng cơ quan sinh dục.
  • Phẫu thuật sản phụ khoa: được sử dụng hầu hết trong các ca mổ lấy thai mà không có chống chỉ định. Các phẫu thuật u nang buồng trứng, sa sinh dục ở nữ giới.
  • Các phẫu thuật đường tiết niệu: u xơ tiền liệt tuyến, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, và các phẫu thuật để điều trị vô sinh nam giới.

Chống chỉ định gây tê tủy sống

1. Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Bệnh nhân từ chối gây tê tủy sống;
  • Bệnh nhân có tiền căn dị ứng với thuốc gây tê tủy sống;
  • Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng tại chỗ tiêm;
  • Bệnh nhân đang bị giảm thể tích tuần hoàn nặng: sốc mất máu, sốc giảm thể tích, sốc tim…
  • Bệnh nhân đang bị tăng áp lực nội sọ, viêm màng não…
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, đang dùng thuốc kháng đông điều trị bệnh lý tim mạch khác.[1]

2. Chống chỉ định tương đối:

  • Bệnh tim không sử dụng kháng đông điều trị, có trạng thái cung lượng tim ổn định, các bệnh hở van tim, bệnh tim bẩm sinh thể nhẹ: thông liên thất, thông liên nhĩ…
  • Suy dinh dưỡng, thiếu máu mạn tính;
  • Rối loạn lo âu, động kinh;
  • Bệnh thần kinh cơ không xác định, đa xơ cứng.[2]

Xem thêm: Gây tê cục bộ có an toàn không? Quy trình thực hiện ra sao?

Quy trình thực hiện gây tê tủy sống như thế nào?

Trước khi thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống cần có sự giải thích của bác sĩ phụ trách về chỉ định, tai biến, tác dụng phụ… có thể xảy ra, đồng thời phải có sự đồng thuận tự nguyện và chữ ký cam kết của người bệnh và bác sĩ gây mê hồi sức. Thủ thuật này được áp dụng trên những bệnh nhân còn tỉnh táo, hợp tác tốt với bác sĩ để giảm thiểu tối đa những tai biến có hại cho bệnh nhân, đồng thời giúp bác sĩ theo dõi sát tác dụng phụ có thể xảy ra sau đó.

1. Chuẩn bị:

  • Người bệnh được khám tiền mê, giải thích kỹ về phương pháp vô cảm tốt nhất sẽ được chọn lựa, qua đó, bác sĩ cũng khai thác được tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đã và đang sử dụng để có phác đồ sử dụng liều lượng và loại thuốc gây tê phù hợp.
  • Ký cam kết đồng ý gây tê tủy sống.
  • Theo dõi trong lúc tiến hành thủ thuật gây tê tủy sống: Tất cả người bệnh đều được đặt đường truyền tĩnh mạch với kim luồn cỡ lớn để truyền dịch, theo dõi nhịp tim, huyết áp, SPO2, nhịp thở.

2. Kỹ thuật:

  • Tư thế: thủ thuật gây tê tủy sống thường được thực hiện ở tư thế ngồi có đặt chân trên ghế hoặc nằm nghiêng cong lưng, chọn tư thế phù hợp giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái;
  • Kiểm tra vị trí tiêm: sau khi bệnh nhân chuẩn bị tư thế thích hợp, bác sĩ quan sát xác định vị trí cần tiêm bằng máy siêu âm để xác định chính xác mốc giải phẫu cần tiêm, hoặc sờ mốc giải phẫu theo kinh nghiệm. Ở bệnh nhân béo phì, cột sống gù vẹo, nên thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm vì việc sờ nắn mốc giải phẫu để xác định vị trí tiêm sẽ khó thực hiện hơn;
  • Sát trùng vị trí định tiêm bằng dung dịch sát khuẩn chlorhexidine 2%, đợi 3 phút cho dung dịch tự khô, lau sạch vùng da định tiêm với nước muối vô khuẩn, nhằm loại bỏ sự vấy nhiễm của chlohexidine vào đầu kim tê;
  • Trải săng vô khuẩn, chuẩn bị thuốc tê và liều lượng theo phác đồ đã định;
  • Chọc dò tủy sống bằng kim tê nhỏ nhất có thể [nên sử dụng kim tê đầu bút chì để tránh các tổn thương thần kinh và giảm thoát dịch não tủy];
  • Xác định kim đã vào lòng khoang dưới nhện khi dịch não tủy chảy ra, quan sát màu sắc, số lượng, ước lượng áp lực dịch não tủy…;
  • Bơm thuốc tê đã chuẩn bị sẵn [có thể pha thêm một vài dẫn xuất của opiods như morphin, fentanyl, sufentanyl giúp bệnh nhân an thần nhẹ, giảm lo âu và đồng thời có thể kéo dài tác dụng thuốc tê – theo một số tác giả có kinh nghiệm];
  • Rút kim tê, băng lỗ chọc kim và đỡ bệnh nhân trở về tư thế nằm thẳng trung tính trên bàn mổ;
  • Ghi nhận: mạch nhịp tim, huyết áp, SPO2 và các phản ứng của bệnh nhân như buồn nôn, nôn, lạnh run, chóng mặt, tê tay, tê môi, nhịp chậm… để xử lý kịp thời các biến chứng.

Xem thêm: Gây tê là gì? Những lưu ý quan trọng bệnh nhân cần phải biết

Gây tê tủy sống có hại không?

Bất kỳ một thủ thuật nào trên người bệnh đều cũng có những tỉ lệ rủi ro nhất định. Các tai biến và biến chứng trong gây tê tủy sống thường được phân chia theo mức độ nặng nhẹ phổ biến như sau:

  • Hạ huyết áp: Thường xảy ra ngay sau khi gây tê, do giãn mạch đột ngột gây mất thể tích trong lòng mạch máu, làm người bệnh cảm thấy tim đập nhanh, bệnh nhân buồn nôn, thậm chí nôn ói.
  • Buồn nôn và nôn ói: Xuất hiện ngay sau gây tê tủy sống, gây khó chịu cho bệnh nhân và có thể gây khó khăn cho ca mổ. Tỷ lệ buồn nôn xuất hiện khá cao trên các sản phụ sanh mổ có nguyên nhân từ việc tụt huyết áp sau gây tê, do tư thế dạ dày thay đổi khi mang thai, do lo lắng quá mức và cũng có thể do liều lượng của một số thuốc opioids thêm vào trong thủ thuật gây tê.
  • Run: Là một tác dụng phụ gây khó chịu cho bệnh nhân, thường phòng tránh được bằng cách không để nhiệt độ phòng mổ quá lạnh khi bắt đầu khởi tê, người bệnh được ủ ấm bằng mền hơi, tránh bơm thuốc tê quá nhanh gây tụt huyết áp đột ngột, dịch truyền phải đi qua máy làm ấm…
  • Ngứa: Là tác dụng phụ phổ biến xảy ra khi bác sĩ dùng kết hợp giữa thuốc tê và nhóm morphin nhằm kéo dài thời gian tác dụng đủ để phẫu thuật, ngứa thường xuất hiện quanh vùng đầu mũi miệng và thường giảm theo thời gian bán thải của morphin.
  • Bí tiểu: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính nam, rối loạn chức năng tiết niệu trước đó, phẫu thuật vùng chậu hoặc phẫu thuật kéo dài, sử dụng thuốc kháng cholinergic, opioids…
  • Đau đầu: thường xảy ra do rò dịch não tủy là biến chứng nhẹ, xử trí tùy theo nguyên nhân có thể nghỉ ngơi, bù dịch, dùng thuốc giảm đau.
  • Tê tủy sống cao [tê tủy sống toàn bộ]: Do dùng thuốc tê liều cao hoặc do không giảm liều thuốc tê trên các bệnh nhân già, béo phì, phụ nữ có thai… Khởi đầu triệu chứng thường bệnh nhân cảm thấy khó thở, tê rần theo tay, buồn nôn trước khi tụt huyết áp và tụt huyết áp sâu, mạch chậm, ngừng thở, hôn mê.
  • Ngưng tim sau tê tủy sống: Chiếm tỉ lệ khoảng 1/2000 ca tê tủy sống, là nguyên nhân gây tử vong muộn trên bệnh nhân lớn tuổi, mất máu nhiều trong lúc mổ, có phân độ ASA III. Ngưng tim có thể xảy ra tại hai thời điểm: rất sớm ngay sau khi bơm thuốc tê liều cao trên bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn do nhịn ăn uống nhiều giờ trước đó, những bệnh nhân sử dụng lợi tiểu, giãn mạch trong điều trị các bệnh tim mạch, cao huyết áp hằng ngày. Hoặc có thể xảy ra muộn hơn khi bệnh nhân đã phẫu thuật [thay khớp háng, gắn xi măng, thay đổi tư thế sau khi phẫu thuật xong].
  • Tổn thương tủy sống: Bao gồm tất cả các tổn thương tủy sống liên quan đến gây tê vùng được ghi nhận như: hẹp ống sống, tổn thương thần kinh, hội chứng chùm đuôi ngựa, thiếu máu tủy sống, viêm màng nhện do thuốc sát trùng da…

Những điều cần biết trước khi thực hiện gây tê tủy sống

  • Nắm rõ tiền căn bệnh lý và các thuốc đang dùng của người bệnh.
  • Nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi gây tê trục thần kinh trung ương.
  • Phải theo dõi sát triệu chứng thần kinh sau gây tê.
  • Giảm khối lượng thuốc tê và nồng độ.
  • Kịp thời phát hiện và xử trí các biến chứng sớm nhất.
  • Luôn duy trì tốt huyết áp.
  • Đặt tư thế đúng khi gây tê và trong phẫu thuật.

Nên làm gì sau khi gây tê tủy sống?

  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân có gây tê tủy sống sẽ được đưa tới phòng hồi tỉnh để tiếp tục theo dõi sức khỏe và vết mổ trong ít nhất 2 giờ. Được đánh giá lại sự phục hồi cảm giác, vận động của chi dưới sau gây tê phẫu thuật.
  • Nếu tình trạng sức khỏe người bệnh ổn định đủ tiêu chuẩn ra khỏi phòng hồi tỉnh, bệnh nhân được chuyển xuống phòng nội trú để tiếp tục việc chăm sóc.
  • Trong quá trình nằm viện, nếu có xảy ra bất kỳ một trong những biến chứng nêu trên, người bệnh phải báo ngay cho bác sĩ phụ trách điều trị để kịp thời phối hợp xử lý.
  • Sau khi xuất viện, người nhà cần chăm sóc bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường, người bệnh đến bệnh viện ngay để khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Gây mê là gì? 7 kỹ thuật gây mê thường gặp và các lưu ý cơ bản

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0287 300 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: //www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: //tamanhhospital.vn

Mọi thủ thuật gây tê trên người đều có những rủi ro nhất định. Để hạn chế các biến chứng do gây tê tủy sống, người bệnh cần phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình thăm khám ban đầu cũng như trong quá trình gây tê. Bác sĩ cần cân nhắc cẩn thận giữa những rủi ro và lợi ích của gây tê tủy sống đối với sức khỏe bệnh nhân. 

Trung tâm Gây mê – Hồi sức, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ để phục vụ các kỹ thuật gây mê, hồi sức, giảm đau cho bệnh nhân. Bệnh viện đã xây dựng, chuẩn hóa quy trình gây mê, gây tê và có phác đồ cụ thể theo từng loại bệnh để mang lại độ an toàn cao nhất.

Cập nhật lần cuối: 16:54 04/10/2022

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM

Chủ Đề