Đánh đông dẹp bắc có nghĩa là gì

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Theo em, ý của câu này là;

- Phụ nữ Việt Nam cũng không thua không thua kém gì đàn ông, ngược lại có khi lại làm được nhiều việc hơn cả đàn ông.

+ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

+ Đôi khi những thức ăn mà các chiến sĩ quân đội ăn trong thời gian kháng chiến, đều là do một nữ nông dân tình nguyện đứng ra nấu nướng để phục vụ cho quân đội.

+ Nhiều phái đoàn, các nữ thanh niên xung phong được thành lập và đứng lên kháng chiến.

+ Nhiều đoàn đội văn nghệ được chọn và thành viên là phụ nữ đứng ra dùng văn nghệ để cổ vũ tinh thần các chiến sĩ.

+ Nhiều hiệp hội Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng đứng lên giảng thuyết, động viên tinh thần chiến sĩ.

* Những tấm gương tiêu biểu:

_Trưng Nữ Vương

_Nguyễn Thị Định

_Võ Thị Sáu

_Trần Thị Lý

_Nguyễn Thị Minh Khai

_Nguyễn Thị Chiên

-> Em tâm đắc nhất là bà ba Nguyễn Thị Định. Người đàn bà đã được Bác Hồ trao tặng Tám Chữ Vàng Quý Giá: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Nghĩa: Đầu tiên, một người phụ nữ tưởng chừng như là phận gái yếu đuối vậy mà dám đứng lên chồng lại địch và trở thành nữ tướng đầu tiên của Việt Nam ta thì đó là một anh hùng.

Tiếp theo, dù bị giặc vây bắt, hành hạ, tra tấn tàn nhẫn mà bà vẫn không khuất phục cho thấy ý chí bất khuất của bà.

Trung hậu: Một người phụ nữ trung thực, hiền lành và nhân từ. Biết thương người và giàu lòng nhân ái. Nhưng không mềm lòng, là người công tư phân minh luôn nghiêm trị và khen thưởng đúng người đúng việc.

Đảm đang: Tuy tay cầm súng đạn bom miền nhưng bà Định vẫn làm tròn bổn phận của người phụ nữ, cũng vô cùng xứng với bốn chữ CÔNG_DUNG_NGÔN_HẠNH.

Có thể nói "Nam chinh bắc chiến" và "Đánh đông dẹp bắc" là hai câu thành ngữ gần như hoàn toàn đồng nghĩa với nhau.

"Nam chinh bắc chiến" là câu thành ngữ Hán - Việt mà tiếng Việt vay mượn trong kho tàng thành ngữ - tục ngữ Trung Quốc. Câu thành ngữ này được hình thành trong quá trình lịch sử đấu tranh của đất nước Trung Hoa. Đó là quá trình lịch sử chiến đấu lâu dài hết đời này qua đời khác suốt cả chế độ nô lệ và phong kiến trên mảnh đất mênh mông này luôn luôn đi chinh chiến [để xâm lấn và dẹp loạn] ở phía bắc và phía nam đất nước [còn việc chiến đấu về phía đông và phía tây của đất nước Trung Hoa không phải không có, nhưng không điển hình và thường xuyên như những cuộc đấu tranh về phía bắc và phía nam]. Câu thành ngữ có sự cấu tạo rất chặt chẽ, cân đối: nam đối với bắc và chinh đi với chiến. Chúng ta biết: do giữa Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ gần gũi và lâu dài, cho nên nhiều hiện tượng ngôn ngữ của tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt, nói khác đi là tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều những biểu hiện ngôn ngữ cả về mặt nội dung lẫn mặt hình thức cấu tạo của tiếng Hán, trong đó có thành ngữ - tục ngữ, chẳng hạn như câu thành ngữ "nam chinh bắc chiến" vừa nêu.

Tuy nhiên, sự vay mượn đó có khi được cải biên dựa theo thực tế lịch sử Việt Nam, khi đi vào tiếng Việt. Lấy ví dụ như câu thành ngữ "Đánh đông dẹp bắc", so với câu thành ngữ Hán - Việt "Nam chinh bắc chiến" chẳng hạn.

Phải nói rằng "lịch sử đấu tranh của đất nước Việt Nam chủ yếu là đấu tranh chống giặc từ phía bắc [bọn phong kiến phương Bắc], sau đó là đấu tranh chống bọn thuỷ tặc từ biển Đông, trong đó có bọn phong kiến phương Bắc dùng tàu thuyền từ biển Đông đánh vào [còn các cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam ở phía nam và phía tây cũng có, nhưng cũng không thường xuyên và điển hình như ở phía bắc và phía đông. Cũng như các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Tây thì mới xảy ra gần đây thôi, chưa đi vào cấu tạo nội dung của các câu thành ngữ - tục ngữ cổ]. Vì vậy, hình mẫu của câu thành ngữ "Nam chinh bắc chiến" khi đi vào tiếng Việt thì phải tuân theo thực tế Việt Nam mà thay đổi thành "Đánh đông dẹp bắc", không phỏng theo cấu trúc đối lập "nam/ bắc" nữa, mà theo một sự đối lập khác "đông/ bắc", một sự đối lập về phương hướng mở rộng hơn, khái quát hơn. Còn "đánh" và "dẹp" thì vẫn giữ theo sự đối lập "chinh" và "chiến", nhưng có ý nghĩa tích cực hơn vì "đánh" và "dẹp" hình như có ý nghĩa "chống ngoại xâm" hơn là "chinh chiến" đơn thuần.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng câu thành ngữ "Đánh đông dẹp bắc" [dù kết cấu của nó không được cân đối cho lắm, vì "đông" đi với "bắc", chứ không phải "nam" đi với "bắc", như câu thành ngữ "Hán - Việt" đã nói] là câu thành ngữ có tính dân tộc Việt Nam hơn và sâu sắc, gợi cảm hơn đối với người Việt Nam chúng ta.

Hai câu thành ngữ được nói đến như trên đều có ý nghĩa khái quát chung là xông pha chiến trận ở mọi chốn, mọi nơi trên đất nước và ở các nước lân cận... Nhưng đi vào thực tế lịch sử hình thành khác nhau giữa chúng cũng có những điều thú vị!

Gần đây, trong ngôn ngữ của những phương tiện đại chúng Việt Nam, có người nói nửa đùa nửa thật: "đánh nam dẹp bắc" với ý nghĩa rất cụ thể là đi vào các tỉnh phía nam, vào thành phố Hồ Chí Minh thì làm ăn dễ dàng hơn ["đánh nam"] nhằm để cứu lấy cảnh gia đình nghèo túng của mình ở miền bắc ["dẹp bắc"]. Đó có thể nói là cách dùng thành ngữ cổ, có cải biên, một cách sáng tạo. Nhưng dường như sự sáng tạo đó có hơi hướng "môđéc" một chút [?!]...

Chủ Đề