Ví dụ về sa mạc hóa

Ô nhiễm, biến đổi khí hậu khiến sinh vật biển chết, gây nên sa mạc hóa đại dương [ảnh minh họa: San hô chết dưới đáy đại dương]

 

* 6 nguyên nhân gây sa mạc hóa biển

Theo Tiến sĩ Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo [Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam], sa mạc hóa biển đang là vấn đề cấp bách trong quản lý môi trường biển hiện nay.

Có 6 nguyên nhân gây nên hiện tượng sa mạc hóa biển. Đầu tiên phải kể đến biến đổi khí hậu làm nhiệt độ không khí và nước biển nóng lên, các chất dinh dưỡng nito và phốt pho, nồng độ ôxy hòa tan rất thấp trên tầng mặt biển, trong các khối nước và đáy biển, tạo tiền đề cho sự hình thành khu vực biển chết hay là sa mạc hóa biển.

Nguyên nhân thứ hai là do các hoạt động xả chất thải độc hại ra môi trường biển, gây phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng nồng độ a xít trong biển, làm ngắt đi nguồn bổ sung dinh dưỡng, giảm đa dạng sinh học và làm gián đoạn chu kỳ của oxy, nito và photpho. Kết quả của hiện tượng a xít hóa đại dương gây hiện tượng san hô bị tẩy trắng, làm cho môi trường cư ngụ và sinh trưởng của các sinh vật biển bị biến đổi, chất lượng nước suy giảm, dễ bị tổn thương, cùng với sự biến đổi lượng chất dinh dưỡng thấp đi đã gây ra sa mạc hóa tại một số nơi.

Thứ ba là do dòng hải lưu: Các khu sa mạc biển được hình thành ở độ sâu nằm ngay dưới lớp phân cách khối nước sâu và bên dưới của các dòng hải lưu có hình xoáy nước thuận và xoáy nghịch trên mặt biển. Sự trao đổi chậm chạp ranh giới xoáy với môi trường nước bên ngoài tạo ra các sa mạc biển vùng khơi chết, gây tác động trực tiếp tới hệ sinh thái biển đó là động vật phù du bị ức chế và chết bên trong các xoáy nước.

Thứ tư là do sự hủy diệt các hệ sinh thái biển quan trọng như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển bằng các biện pháp thuốc nổ, hóa chất độc hại... dẫn đến mất nơi cư trú và sinh trưởng của các loài thủy hải sản. Đặc biệt gây hại là những hoạt động lấn biển gây mất rừng ngập mặn, bồi lấp hủy diệt rạn san hô để xây dựng đảo và các công trình. Để phục hồi được hệ sinh thái san hô thuộc loại dễ bị tổn thương nhất của biển phải mất hàng chục năm tái tạo, phục hồi với công sức và kinh phí rất tốn kém.

Thứ năm là do phát triển đô thị và các khu công nghiệp ven biển, gây ra lượng chất thải rắn, nước thải và khí thải rất lớn, phá vỡ chất lượng không khí, nước mặt và nước biển, đặc biệt là sự gia tăng các chất dinh dưỡng, dẫn tới hiện tượng phù dưỡng hay tảo nở hoa gây hại [thủy triều đỏ], làm cá và các loài sinh vật biển chết hàng loạt. Đại đa số các vùng sa mạc biển nằm sát ven bờ và gần các khu đô thị, khu công nghiệp và bị tác động tương tự nhau với các nguồn gây ô nhiễm chính: Do sự phát triển đô thị và gia tăng dân cư; gia tăng khối lượng nước cống thải; do sản xuất nông nghiệp và do nhà máy nhiệt điện.

Nguyên nhân thứ sáu là do hoạt động vận tải biển bằng tàu thuyền tập trung quá nhiều tại một khu vực nhỏ, như khu vực gần cảng biển, cửa sông, hay gần khu bảo tồn biển, rạn san hô gây bùn hóa, đục hóa.

* Việt Nam với nguy cơ sa mạc hóa biển

Trong số các nguyên nhân gây sa mạc hóa biển, ngoài nguyên nhân tự nhiên như dòng hải lưu, biến đổi khí hậu thì nguyên nhân quan trọng là ô nhiễm vùng biển do các hoạt động sản xuất của con người. Các hoạt động công nghiệp, du lịch không được kiểm soát đã gây ô nhiễm, hủy diệt hệ sinh thái biển khơi.

Theo TS. Dư Văn Toán, để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, an toàn sinh thái biển đảo, cần có những nghiên cứu, xác định nguồn gốc, cơ chế phát triển, phân bố, phân loại và xây dựng bản đồ sa mạc biển tại vùng biển ven bờ và ngoài khơi Việt Nam; đánh giá tác động môi trường, kinh tế xã hội và an ninh biển với các khu vực sa mạc biển, đặc biệt chú trọng các vùng biển giáp biên, vùng biển xa. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống giám sát, quản lý đặc biệt các vùng nguy cơ sa mạc biển; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phòng ngừa, cảnh báo sa mạc biển, nhất là phổ biến thông tin hiện tượng sa mạc hóa biển tới các cộng đồng dân cư ven biển, hải đảo và các tổ chức cá nhân liên quan, để họ hiểu rõ và chủ động hợp sức cùng nhau phòng tránh hiện tượng nguy hiểm này.

Còn theo PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi [Đại học Quốc gia Hà Nội], trước mắt cần quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh vật biển Việt Nam. Đó là hình thành các khu bảo tồn biển, phân vùng đa dạng sinh học biển.

Hiện cả nước đã có 16 khu bảo tồn biển. Dù chiếm diện tích khiêm tồn, 0,3% diện tích vùng biển, song nếu được quản lý tốt sẽ tạo ra ‘cân bằng sinh thái’ trong toàn vùng biển. Đến năm 2020 sẽ tiếp tục quy hoạch mở rộng diện tích vùng biển được bảo tồn.

Sa mạc hoá xảy ra do những hệ sinh thái trên vùng đất khô cằn bị tổn thương vì khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Đói nghèo dẫn đến nạn phá rừng, sự chăn thả quá mức động vật, những phương pháp tưới tiêu lạc hậu làm giảm năng suất của đất.

Theo đánh giá của chương trình môi trường Liên hiệp quốc từ năm 1991, vấn đề sa mạc hoá đã trở nên căng thẳng. Hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển [UNCED] được tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 đã đề ra phương pháp tiếp cận mới mang tính tổng hợp đối với vấn đề này, trong đó tập trung vào các hành động nhằm phát triển bền vững tại cộng đồng.

Công ước được thông qua tại Paris ngày 17 - 6 - 1994, ký ngày 14, 15 - 10 - 1994 và có hiệu lực từ ngày 26 - 12 - 1996. Mục tiêu của Công ước là chống sa mạc hoá và giảm thiểu những tác động của hạn hán ở các nước có những trận hạn hán hoặc sa mạc hoá nghiêm trọng thông qua hành động có hiệu quả ở các cấp, với sự hợp tác quốc tế và các quan hệ đối tác, nhằm phát triển bền vững ở những vùng chịu tác động.

Sa mạc hoá trên thế giới

Thế giới có khoảng 6 đến 12 triệu km 2diện tích bị ảnh hưởng do quá trình hoang mạc hoá. Đất khô hạn chiếm diện tích 43% đất canh tác thế giới. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới bị hoang do xói mòn. Hằng năm, có thêm 20 triệu hecta đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức, không trồng trọt được hoặc bị lấy đi mất để mở mang đô thị. Nhu cầu tăng cao sản lượng nông nghiệp cao để nuôi dân số thế giới đang tăng lên đã làm cho áp lực đối với tài nguyên đất và nước càng gia tăng. So với năm 1970, có thêm 2,2 tỷ người cần được nuôi dưỡng. Cho đến nay, sản xuất lương thực dù có đuổi kịp tăng dân số, nhưng dân số tiếp tục tăng. Trong vòng 30 năm nữa, chúng ta cần phải bổ sung hơn 60% lương thực. Hằng năm, ước tính có từ 1,5 đến 2,5 triệu hecta đất nông nghiệp nước trời và khoảng 35 triệu hecta đất thả gia súc, mất toàn bộ hay một phần năng suất do suy thoái đất.

Việc phục hồi đất bị xói mòn là một quá trình rất chậm, có thể mất tới 500 năm mới hình thành được một lớp đất dày 2,5 cm. Bão bụi là một vấn đề nan giải đang tăng ở nhiều vùng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hệ sinh thái.

Sa mạc hóa ở Việt Nam

Quá trình thoái hoá đất và hoang mạc hoá ở Việt nam là kết quả của sự xói mòn đất, đá ong hoá, hạn hán, cát bay, cát nhảy, đất bị nhiễm nặm, nhiễm phèn. Ở Việt Nam, đất sa mạc hoá không tập trung ở một nơi thành hoang mạc rộng hàng trăm ngàn hecta như ở những quốc gia khác, mà phân bố khắp đất nước, nhất là ở khu vực nông thôn miền núi, ở vùng đất trống, đất cát ven biển, đất rừng nghèo đã và đang suy thoái.

Việc đẩy mạnh tốc độ khai thác quỹ đất, quỹ nước cho sản xuất nông công nghiệp và nạn phá rừng trái phép làm cho quá trình suy thoái hoá đất, giảm nguồn nước diễn ra ngày càng nhanh và càng lan rộng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và gây khó khăn cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Theo kết quả điều tra gần đây, Việt Nam có 21 triệu hecta đất canh tác nông lâm nghiệp, nhưng có khoảng 7,85 triệu hecta chịu tác động mạnh bởi sa mạc hoá, phân bố như sau: [xem bảng dưới]

Để chống sa mạc hoá ở Việt Nam

Cần chống phá rừng, chống các hoạt động làm thoái hoá đất, và khắc phục hạn hán như chống xói rừng, chống cát di động, quản lý nguồn nước… phải gắn với xóa đói giảm nghèo.

Một ví dụ điển hình: Phá rừng đước để nuôi tôm, hại nhiều hơn lợi. Có thể trước mắt mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhưng với thời gian, đẩy hệ sinh thái đến bờ sụp đổ [theo báo các của Viện Tài nguyên thế giới [WRI]]. Các nghiên cứu cho thấy các trại nuôi tôm chỉ tồn tại tối đa 5 năm. Vì quá thời gian đó, nước bị ô nhiễm nặng đến mức phải di dời đi nơi khác. Các vùng duyên hải không còn rừng đước sẽ bị xâm thực và đe doạ sự phát triển bền vững. Việt Nam mất đi một phần lớn rừng đước ven biển:

Các biện phát chống sa mạc hoá ở Việt Nam :

- Trồng cây để tăng độ che phủ rừng, bảo vệ đất [chỉ tiêu đến năm 2010, sẽ nâng độ che phủ rừng toàn quốc lên 43%]. Tiếp tục thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và hệ thống cây trồng phân tán ở nông thôn.

- Quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên [đất, rừng, nước] theo luật định.

- Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là cung cấp nước cho các vùng bị hạn hán nghiêm trọng.

- Phát triển nông thôn, đặc biệt là tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường sự phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế đối với công tác chống sa mạc hoá ở Việt Nam . Đối với chúng ta, mỗi người mỗi năm trồng thêm một cây cũng sẽ giúp ích không nhỏ cho chương trình này.

Chủ Đề